Chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế là gì

  • Tổ chức kinh doanh quốc tế là Tổ chức kinh tế do các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập năm 1971 trên cơ sở Điều ước quốc tế liên bộ phù hợp với Chương trình tổng hợp củng cố và hoàn thiện hơn nữa quan hệ hợp tác và phát triển sự liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế. Mục đích của tổ chức này là phối hợp các hoạt dộng cụ thể về hợp tác, liên doanh trong trong lĩnh vực kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực xây dựng công trình, nghiên cứu khoa học, thiết kế dự án, sản xuất, dịch vụ và quan hệ thương mại. Thành viên của tổ chức này là các tổ chức kinh doanh các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế [liên hiệp, xí nghiệp sản xuất nông nghiệp...]. Tổ chức kinh doanh quốc tế có thể là tổ chức quốc tế nhiều bên hoặc hai bên tham gia vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự. Các thành viên của tổ chức này vẫn giữ tính độc lập đối với toàn bộ tài sản, tổ chức pháp lý của mình. Theo quy chế pháp lý, tổ chức này gồm có ba loại:

    1. Liên hiệp kinh doanh quốc tế thực hiện hoạt động phối hợp và hình thành trên cơ sở đóng góp của các bên và hoạt động theo tên của mình với tư cách là pháp nhân

    2. Xí nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập, thực hiện các hoạt động sản xuất

    3. Hiệp hội đồng chí là tổ chức kinh doanh quốc tế nhưng không có tư cách pháp nhân. Nét đặc trưng của Hiệp hội này là một thành viên thực hiện các công việc của Hiệp hội do các thành viên còn lại của Hiệp hội ủy quyền

    Vấn đề tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh doanh quốc tế áp dụng theo quy chế pháp lý thống nhất do Hội đồng tương trợ kinh tế thông qua năm 1976. Do hoàn cảnh lịch sử, hiện nay hình thức hợp tác này không còn nữa nhưng nó ghi nhận vai trò lịch sử của mình trong quá trình hợp tác hữu nghị, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên trong Hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:

We’ve updated our privacy policy so that we are compliant with changing global privacy regulations and to provide you with insight into the limited ways in which we use your data.

You can read the details below. By accepting, you agree to the updated privacy policy.

Thank you!

View updated privacy policy

We've encountered a problem, please try again.

- Hiểu biết cơ bản về môi trường kinh doanh quốc tế và tác động của môi trường đó tới hoạt động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. - Nắm được cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, những vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp cần giải quyết khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế như xây dựng chiến lược, cơ cấu tổ chức, lựa chọn phương thức thâm nhập phù hợp để có thể cạnh tranh thành công trong bối cảnh môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.

Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế là ai? Yếu tố chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế? Các vấn đề ảnh hưởng tới kinh tế quốc tế?

Hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển cần có nhu cầu về giao thương nền kinh tế với các quốc gia khác để trao đổi buôn bán và vốn đầu tư cũng như các công nghệ hiện đại của các nước khác trên thế giới và hội nhập vào thị trường toàn cầu trong kinh tế. Trong kinh tế học người ta thường nhắc tới một thuật ngữ để chỉ các hoạt động này đó là ” Kinh tế quốc tế”.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Các quan hệ kinh tế quốc tế được hiểu đó là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới, là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế được ví như tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế. Theo đó nên chúng ta có thể căn cứ vào đối tượng vận động, các quan hệ kinh tế quốc tế được chia thành các
hoạt động sau:

+ Thương mại quốc tế.

+ Đầu tư quốc tế.

+ Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ.

+ Các dịch vụ quốc tế nhằm thu ngoại tệ.

Trong các quan hệ kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế ra đời sớm nhất và ngày nay vẫn giữ vị trí trung tâm. Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế rất phong phú, phức tạp và tiếp tục phát triển theo sự phát triển của khoa học – công nghệ và nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.

2. Yếu tố chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế:

Thứ nhất, Nhóm các quốc gia, vùng, lãnh thổ, các nền kinh tế [ở đây vừa có quốc gia vừa có các nền kinh tế là do khái niệm quốc gia và nền kinh tế rất khác nhau: trong đa số các trường hợp thì một quốc gia là một nền kinh tế, nhưng một nền kinh tế chưa chắc đã là một quốc gia, ví dụ như khi nói Nền kinh tế EU nhất là trong điều kiện liên kết kinh tế quốc tế hiện nay, Nền kinh tế ASEAN v.v… chứ không phải riêng lẻ từng nước. Hoặc với lý do tế nhị trong quan hệ ngoại giao khuôn khổ của APEC thì người ta luôn gọi là các nền kinh tế thành viên chứ không gọi là các quốc gia thành viên như các tổ chức quốc tế khác là do trong APEC có cả Trung Quốc và Đài Loan, nếu như gọi là các quốc gia thành viên thì có nghĩa là APEC thừa nhận Đài Loan là một quốc gia mà như vậy sẽ làm cho Trung Quốc không hài lòng]. Do vậy khái niệm các nền kinh tế có thể là rộng hơn hoặc hẹp hơn phạm vi quốc gia tuỳ từng trường hợp và được sử dụng rộng rãi hơn.

Xem thêm: Đặc điểm, chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính

Thứ hai, Nhóm các liên kết kinh tế quốc tế mang tính khu vực, liên khu vực, toàn cầu – Số lượng các liên kết của các chủ thể này ngày càng tăng là do xu hướng tự do hoá cũng như xu hướng hình thành các liên kết kinh tế quốc tế trên thế giới ngày càng gia tăng [Các liên kết mang tính khu vực như: ASEAN, EU, NAFTA – khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ gồm Mỹ + Canada + Mehico; APEC – là liên kết mang tính liên khu vực vừa có Châu Mỹ vừa có Châu Á, GATT/WTO – Liên kết toàn cầu v.v…].

Thứ ba, Nhóm các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế [IMF, WB, ADB, IFC – International Financial Co-oporation v.v…].

Thứ tư, Nhóm các tổ chức của Liên Hiệp Quốc [FAO, UNDP, UNCTAD –United Nations Conference Trade and Development: Diễn đàn của Liên Hiệp quốc về thương mại và phát triển: Đặc thù của diễn đàn này là đứng về khía cạnh của các nước đang phát triển v.v…].

Thứ năm, Nhóm các công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp v.v… – Một trong những loại hình công ty sẽ được nghiên cứu nhiều trong môn học này là các công ty xuyên quốc gia, vai trò của loại hình công ty này ngày càng đóng vai trò chủ chốt không chỉ trong thương mại mà còn trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ; Hầu như những tập đoàn lớn như IBM, Toyota, Nisan, Misubishi, Intel v.v… đều là những tập đoàn xuyên quốc gia, do vậy chiến lược hoạt động của các công ty này như thế nào về các khía cạnh như đầu tư, lý do để tiến hành sáp nhập theo chiều dọc, ngang … sẽ là những vấn đề được đi sâu sau này.

3. Các vấn đề ảnh hưởng tới kinh tế quốc tế:

Một là, sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin đã hình thành một thế giới mới, đó là nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế dựa vào tri thức con người là chủ yếu thay vì dựa vào các yếu tố sản xuất truyền thống là sức lao động và tiền vốn. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức làm thay đổi cơ cấu kinh tế – xã hội toàn thế giới.

Hai là, xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới làm cho thế giới xích lại gần nhau hơn. Thông qua thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ, các nước có quan hệ với nhau nhiều hơn. Mọi sự biến động về tài chính tiền tệ, chính sách kinh tế cũng như những biến động về chính trị – xã hội – môi trường của bất kỳ nước nào cũng đều ảnh hưởng rất lớn đền kinh tế của các nước khác.

Ba là, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới không ổn định và không đồng đều giữa các quốc gia, các khu vực và các nhóm nước.

Bốn là, kinh tế thị trường chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thị trường gắn liền với việc mở cửa ra bên ngoài của các quốc gia. Nhờ đó, thương mại quốc tế có nhiều điều kiện để phát triển. Xu thế phi chính trị hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày một tăng lên.

Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước – Chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất

Năm là, liên kết theo khu vực đang trở thành mô hình chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Khu vực hóa chính là bước quá độ lên toàn cầu hóa. Các nước có nhu cầu liên kết với nhau trong khu vực trước khi tham gia toàn cầu hóa. Nói cách khác, khu vực hóa tồn tại cùng toàn cầu hóa và là một bộ phận của toàn cầu hóa.

Theo như bài viết này ta thấy nền kinh tế quốc tế giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu. Thị trường thế giới có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển các quốc gia. Hoạt động kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế và sự trao đổi mậu dịch quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia trở thành một hệ thống mở, tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho nền kinh tế quốc gia trong hệ thống kinh tế quốc tế.

bên cạnh đó kinh tế quốc tế cũng đóng góp phần không nhỏ vào quá trình tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho các doanh nghiệp khai thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.

Từ các hoạt động kinh tế quốc tế, phân công lao động quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được đẩy mạnh, đảm bảo đầu vào đầu ra cho các doanh nghiệp trong nước một cách ổn định và phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước, tạo điều kiện cho việc hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được điểm chính của Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế là ai? là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh trên thị trường. Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế là ai? Yếu tố chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế mà công ty Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế là ai?. Công Ty Luật Dương Gia chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Luật Dương gia nhé.

Chủ Đề