Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Hoàng Su Phì đầu tiên là ai

Chương trình năm nay sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn và đổi mới, như: Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II [cấp huyện], địa điểm tổ chức tại thôn Tả Sử Chóong, xã Tả Sử Chóong, vào ngày 2/9; tổ chức biểu diễn dù lượn “Trên những bậc thang vàng” lần thứ II năm 2022 [cấp huyện] ngày 16-18/9, tại xã Nậm Ty, xã Thông Nguyên; Từ ngày 16 – 18/9 tổ chức trưng bày sản phẩm và không gian chợ phiên huyện Hoàng Su Phì.

Trải nghiệm "Bay trên mùa vàng" ở Hoàng Su Phì mùa lúa chín. Ảnh: Đức Long

Đặc biệt, Lễ Khai mạc Chương trình “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” được tổ chức vào lúc 20h00 ngày 16/9, tại sân vận động trung tâm huyện. Và nhiều hoạt động thể thao, trải nghiệm du lịch văn hóa và sinh thái tại các xã, thị trấn trong huyện Hoàng Su Phì, diễn ra từ ngày 2/9 đến 30/9...

Cũng trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du khách còn được thăm những thửa ruộng bậc thang lên chín tầng mây [Di sản danh thắng ruộng bậc thang Quốc gia]; trải nghiệm cùng đồng bào dân tộc thiểu số thu hoạch lúa, giã cốm, bắt cá chép ruộng. Hòa mình vào không gian văn hóa của các dân tộc như: Thưởng thức ẩm thực vùng cao phía Tây, các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của người dân địa phương và tham gia các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian truyền thống…

Cùng với đó, đến với miền Tây tỉnh Hà Giang trong dịp này, du khách sẽ được chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi cao trên 2.400 m so với mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao nằm ở địa bàn xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, thuộc dãy núi Tây Côn Linh - Nơi nổi danh là một trong những dãy núi cao, có quần thể sinh thái đa dạng nhất khu vực phía Bắc của Tổ quốc.

Cảnh đẹp ruộng bậc thang Hoang Su Phì vào mùa lúa chín

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Hà Giang, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp huyện Xín Mần, phía Đông giáp huyện Vị Xuyên, phía Đông Nam và Nam giáp các huyện Bắc Quang, Quang Bình. Nơi đây cũng là vùng đất tập trung nhiều dân tộc sinh sống như: Dao, Mông, La Chí, Tày, Nùng... với những bản sắc văn hóa độc đáo.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử cộng cư của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, La Chí… hàng trăm năm về trước. Hằng năm, từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10, mảnh đất Hoàng Su Phì trở nên đẹp hơn khi lúa trên những thửa ruộng bậc thang trải dài tít tắp, uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi chuyển sang màu vàng óng ả. Đứng trên cao nhìn xuống, nơi đây tựa như một tấm thảm dát vàng, phảng phất hương thơm của lúa mới. Mùa lúa chín cũng là mùa được mong chờ nhất trong năm ở Hoàng Su Phì.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận Di tích danh thắng quốc gia vào năm 2012, trải dài trên 6 xã: Bản Luốc, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Sán Sả Hồ và Thông Nguyên. Ruộng bậc thang tại những khu vực này có quy mô lớn, ở bình độ cao, có hình dáng tự nhiên phong phú tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ. Trong đó, các xã Bản Luốc, Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất và đẹp cả nước. Nơi đây, đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm khai phá và gieo cấy lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang.

Kỳ vĩ và đa sắc màu, đó là đặc điểm nổi bật của di tích quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Đây là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hà Giang, nhất là vào dịp mùa nước đổ và mùa lúa chín. Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” được tổ chức lần đầu tiên năm 2015. Qua 7 mùa tổ chức bằng các hình thức khác nhau [trực tiếp và trực tuyến], đều để lại ấn tượng riêng trong lòng du khách.

Theo Ban tổ chức, Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang” năm 2022 là sự tổng hợp, hội tụ các hoạt động văn hóa tiêu biểu của mảnh đất, con người trên quê hương Hoàng Su Phì giới thiệu với du khách trong và ngoài nước, qua đó, du khách có thể tìm hiểu, khám phá những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của mảnh đất Hà Giang nói chung, Hoàng Su Phì nói riêng thông qua các lễ hội, đồng thời thưởng thức, trải nghiệm các hoạt động văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, vẻ đẹp cảnh quan, thiên nhiên riêng có của Hà Giang, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi mảnh đất vùng cao, biên giới địa đầu của Tổ quốc.

Thủ phạm có khai chủ mưu là Chủ tịch xã nhưng Thượng tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Giang và đồng đội rất thận trọng vì đây là một Chủ tịch UBND xã trẻ, lại có uy tín với bà con trong xã. Nếu vị cán bộ này không phạm tội, các anh không giải oan được thì bà con dân tộc mất đi một cán bộ trẻ năng lực.

Chúng tôi có mặt ở Hoàng Su Phì [Hà Giang] đúng ngày các CBCS của Phòng Cảnh sát hình sự [PC45] Công an tỉnh Hà Giang tiến hành thực nghiệm lần 1 vụ án hiếp dâm, giết người và cướp tài sản gây xôn xao dư luận. Dưới chân cầu Km số 5 đường Hoàng Su Phì - Hà Giang là bãi ghềnh đá bên con suối chảy xiết. Các CBCS của Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Giang dẫn giải đối tượng Giàng Seo Cao, 23 tuổi, trú tại thôn Bản Péo, xã Bản Péo [Hoàng Su Phì], đến địa điểm này để thực nghiệm điều tra. Nạn nhân của vụ án là cô gái Đặng Mùi Chạn, SN 1991, trú tại xã Thượng Sơn [Vị Xuyên, Hà Giang]. Tất cả những hành vi phạm tội của Cao như những thước phim ghê rợn chầm chậm quay về…

Vụ trọng án bên ghềnh đá

Lúc đó khoảng 15h, Giàng Seo Cao, cán bộ UBND xã Bản Péo đi xe máy chở chè từ nhà ra khu vực xã Nậm Dịch, huyện Hoàng Su Phì bán. Bán hết chè, Cao quay về thì gặp cô gái Đặng Mùi Chạn đang rảo bộ đi mua thuốc nam về uống. Chạn quê ở huyện Vị Xuyên nhưng sang xã Bản Péo ở chơi với người nhà từ cuối tháng 9/2011 nên 2 người biết nhau. Cao rủ Chạn cùng về xã Bản Péo bằng xe máy. Đến khu vực cổng trời, Chạn xuống đi bộ về nhà. Còn Cao, sau khi về đưa tiền bán chè cho vợ, trong đầu hắn lại nảy sinh ý đồ đen tối. Cao lấy xe máy lao ra đường đi tìm Chạn. Lúc này cô gái mới đi về đến đoạn đường rẽ vào Bản Péo.

Cao rủ Chạn đi ra thị trấn Vinh Quang chơi. Tại thị trấn Vinh Quang, hai người gặp một nhóm bạn khác, tất cả kéo nhau vào một quán bia uống. Rồi Cao và Chạn đi tiếp đến một quán phở vừa ăn, vừa uống rượu.

Gần 20h, Cao chở Chạn đến cầu Km số 5, tại đây, anh ta đã cưỡng hiếp Chạn. Vì Chạn dọa sẽ đi báo Công an nên Cao đã nảy sinh ý định giết chết cô gái để che giấu hành vi đồi bại của mình. Hắn đã nhặt một hòn đá to, kích thước khoảng 20cmx20cm, dùng hết sức ném thẳng, trúng vào đầu Chạn, làm cô gái ngã ngửa ra phía sau. Sức mạnh của viên đá làm Chạn choáng váng, cô chỉ kịp kêu “Ối!”, rồi ngã vật ra.

Dẫn giải đối tượng Giàng Seo Cao tới nơi thực nghiệm điều tra.

Đổ tội cho Chủ tịch UBND xã để nhẹ tội cho mình

Sau một thời gian điều tra, Công an huyện Hoàng Su Phì và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang đã phát hiện ra đối tượng gây án là Giàng Seo Cao, cán bộ UBND xã Bản Péo. Khi bị bắt, Cao đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, hắn lại khai rằng, mình làm theo sự chỉ đạo của một người khác. Đó là Ma Seo Vần, 38 tuổi, Chủ tịch UBND xã Bản Péo. Theo lời khai của Cao, từ đầu đến cuối, Vần đã chỉ đạo Cao rủ Chạn đi chơi, rồi đưa xuống cầu Km số 5 để làm hại. Sau khi cả 2 đã thỏa mãn dục vọng, bị Chạn dọa tố cáo, chính Vần lại chỉ đạo Cao giết chết nạn nhân, rồi vứt xác xuống suối.

Cơ quan Công an đã triệu tập Ma Seo Vần lên để lấy lời khai. Khi được gọi hỏi, Ma Seo Vần khá bất ngờ, ngơ ngác trước những gì mà Cao đã đổ lỗi cho mình. Vần khai nhận có tham gia uống rượu với một nhóm người quen, trong đó có Cao và cô Chạn. Nhưng sau đó, vì say rượu nên Vần đã gọi cho con trai đến đón về.

Theo Thượng tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng Phòng PC45 Công an tỉnh Hà Giang, vì Vần là một Chủ tịch UBND xã trẻ, lại có uy tín với bà con trong xã nên các anh rất thận trọng khi lấy lời khai và củng cố chứng cứ. Bởi nếu Vần có tội, các anh phải đấu tranh để buộc anh ta khai nhận. Nhưng nếu Vần không phạm tội, các anh không giải oan được cho đối tượng thì bà con dân tộc mất đi một cán bộ trẻ năng lực.

Với trăn trở ấy, Thượng tá Nguyễn Trường Giang đã cùng các điều tra viên của mình nhiều ngày lăn lộn trở lại địa bàn, nơi các đối tượng và nạn nhân sinh sống, lấy lời khai nhân chứng, tìm tòi, thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ. Cộng với các biện pháp nghiệp vụ, đến những ngày tháng 6/2012, các anh đã có đủ tài liệu khẳng định Ma Seo Vần không phạm tội.

Nhưng điều quan trọng chính là buộc đối tượng chính Giàng Seo Cao khai nhận lý do vì sao đã đổ oan cho người khác. Đây là điều không đơn giản. Bởi Cao là người dân tộc thiểu số, đã không thích thì có khi mấy ngày trời vẫn một mực im lặng, không khai báo nửa lời. Các điều tra viên phải dùng bài “mưa dầm thấm đất”, ngày nào vào hỏi cung cũng nói chuyện với Cao về đạo lý làm người, về tập tục của người dân tộc [cái bụng không nói dối, không đổ cái ác cho người khác…]. Các anh phải phân tích cho Cao hiểu về hoàn cảnh gia đình anh ta, lúc trước đang khó khăn, bữa không đủ no, sau đó Cao được anh Ma Seo Vần giúp đỡ, đưa vào làm tại UBND xã Bản Péo, cuộc sống gia đình khấm khá hơn. Như vậy, chính anh Vần là người ơn nghĩa với gia đình Cao.

Cho đến ngày 4/7, Thượng tá Nguyễn Trường Giang vui mừng cho chúng tôi biết: Cuối cùng sự kiên trì đấu tranh của các anh đã có kết quả. Đối tượng Giàng Seo Cao đã khai nhận một mình gây ra vụ án nghiêm trọng trên. Sau đó, vì một số đối tượng giam giữ cùng xui Cao đổ lỗi cho cán bộ Vần thì “cán bộ to sẽ gánh tội hết, Cao sẽ nhẹ tội đi”. Chính vì thế, Cao đã tự nghĩ ra kịch bản, đổ lỗi chủ mưu cho Chủ tịch UBND xã Bản Péo, để hy vọng anh Vần sẽ gánh hết tội cho hắn.

“Điều vui mừng nhất của chúng tôi lúc này chính là đã giải oan được cho một con người và trả lại đúng bản chất của vụ án” - Thượng tá Giang cho biết

T. Hòa - Nguyễn Lân

Video liên quan

Chủ Đề