Tại sao nước sông nho quế màu xanh

Sông Nho Quế nhìn từ đỉnh Mã Pí Lèng cao gần 2.000 mét so với mực nước biển

Nếu ai đã từng một lần sải bánh xe phiêu lãng mà ngược lên đỉnh trời Mã Pí Lèng để đi từ bên này Mèo Vạc để sang Đồng Văn hay ngược lại thì không thể không thu vào tầm mắt mình một “dòng mực thiên thanh” mềm mại cần mẫn và bí ẩn chảy giữa biển đá tai mèo xám ngắt.

“Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn [Vân Nam, Trung Quốc], phần thượng lưu có tên Phổ Mai, cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Con sông nhập tịch Việt Nam ở xã Lũng Cú [Đồng Văn] qua Mèo Vạc rồi đổ vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn [Bảo Lâm, Cao Bằng]. Nó trải mình qua 192 cây số, trong đó có 46 cây số chảy trên phần lãnh thổ Việt Nam, độ cao trung bình là 1.255 m, độ dốc trung bình là 18,7% …”.

Mùa khô, nước sông Nho Quế xanh một màu huyễn hoặc, màu xanh mà hiếm con sông nào có được

Ở đoạn gần bản Tà Làng, xã Pải Lủng [Mèo Vạc] có một đoạn sông chảy giữa hai vách đá dựng đứng, nơi được cho là kỳ bí nhất trên cả đoạn sông

Ghềnh Nho Quế - một thách thức thực sự với những tay phượt ưa mạo hiểm

Ở đoạn gần bản Tà Làng, xã Pải Lủng [Mèo Vạc] có một đoạn sông chảy giữa hai vách đá dựng đứng, nơi được cho là kỳ bí nhất trên cả dòng sông

Một nhóm phượt từ diễn đàn TTVNOnline 4 người là những người đầu tiên chinh phục Nho Quế bằng thuyền Kay-ắk
[Nguồn: TTO]

Page 2

Phú Quốc sở hữu những đường bờ biển dài bất tận, có thể kể đến bãi Sao, bãi Dài, đồng thời vẫn còn rất nhiều bãi biển hoang sơ khác đẹp tựa thiên đường mang đến cảm giác yên bình, dễ chịu. Phú Quốc thực sự là điểm đến để gia đình bạn tận hưởng một kỳ nghỉ hè thật thú vị.

Góc “kinh điển” của sông Nho Quế nhìn từ điểm dừng chân đèo Mã Pì Lèng trên con đường Hạnh Phúc. Từ đây có thể thấy rõ toàn bộ đại hẻm vực sông Nho Quế, trong đó có hẻm vực Tu Sản. Đây cũng là góc được xem là “must-to -go” của mọi khách du lịch khi đến Hà Giang.

Sông Nho Quế nhìn từ một góc đường đi xuống thôn Tà Làng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc. Con sông nổi bật bên đoạn đường cua dốc ngoằn ngoèo, được đánh giá là có khả năng thử thách tay lái với bất kỳ ai muốn xưng là “phượt thủ”. 

Dịch vụ đi thuyền trên sông Nho Quế mới phát triển vài năm trở lại đây. Du khách có thể chọn đi xuôi dòng từ bến thuyền Tà Làng  hoặc đi ngược dòng từ bến thuyền xã Xín Cái [huyện Mèo Vạc].  

Đi thuyền, bè hoặc chèo kayak trên dòng Nho Quế cho du khách cảm nhận đặc biệt khi đi giữa con hẻm Tu Sản - với chiều cao vách đá lên tới 700 – 800m, chiều dài tới 1,7km, sâu 700 – 900m. 

Biên giới Việt Nam – Trung Quốc về phía Bắc được kéo dài xuống gần sông Nho Quế. Nhiều đời nay, người Mông ở bản Séo Lủng vẫn bền bỉ làm nương bên mốc biên giới giữ đất.

Phút nghỉ trưa của anh Sùng Chìa Na trên nương sát dòng Nho Quế, nguyên Trưởng thôn xã Séo Lủng – xã xa nhất cực Bắc Việt Nam. Gia đình anh Na có nương ở gần mốc 427. Anh Na cũng là một trong những người dân tham gia khảo sát thời kỳ đàm phán phân định biên giới trên bộ Việt – Trung.    

Người dân Séo Lủng đã làm một con đường đất từ đường chính xuống gần sông Nho Quế để tiện chở ngô, lúa mỗi vụ thu hoạch.  

Hẻm vực Tu Sản nhìn từ đường Hạnh Phúc. Năm 2013, Quy hoạch tổng thể công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2022, tầm nhìn 2030 được công bố. Theo đó, trong dự án Công viên khoa học địa chất trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, người ta sẽ xây dựng một hệ thống cáp treo phục vụ vu khách ngắm hẻm vực Tu Sản và thung lũng sông Nho Quế.  

Cũng theo dự án, sông Nho Quế tương lai sẽ còn có cầu ngắm cảnh hẻm vực Nho Quế, dịch vụ bơi thuyền kayak ngược sông Nho Quế, leo núi mạo hiểm...Đến nay mới có dịch vụ bơi thuyền thành hiện thực. Trong ảnh là một quán bar ở vị trí có thể nhìn ra hẻm vực Tu Sản. Dịch Covid-19 khiến lượng du khách giảm đáng kể, thời điểm này quán bar này cũng không mấy hoạt động. 

Siêu mẫu, diễn viên, MC Kim Dung – Công nghệ là để chơi, để làm, để sống

Vừa kết thúc bộ phim Hồ sơ đen thì phim Dòng sông không trở lại bắt đầu bấm máy. Khá bận rộn với lịch quay từ sáng đến tối, diễn viên Kim Dung dường như không còn khoảng thời gian trống nào. Chẳng còn cách nào khác, tranh thủ những lúc giải lao ít ỏi ở phim trường, Kim Dung vội vội vàng vàng lấy ra chiếc máy tính, gõ nhanh nhanh để kịp gửi đi phần trả lời phỏng vấn. Âu cũng là những tình huống thường rất hay xảy ra trong thời đại ngày nay khiến Kim Dung càng thấy yêu hơn những thiết bị công nghệ cùng kết nối internet 3G tiện lợi mà mình đang sử dụng.

Ngắm vẻ hoang sơ, kỳ vĩ của sông Nho Quế xanh biếc dưới chân đèo Mã Pì Lèng

Chia sẻ

Sông Nho Quế màu xanh biếc như ngọc chạy ôm lấy những núi đá cao chót vót là một tuyệt tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Hà Giang.

Clip: Cận cảnh vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của sông Nho Quế

Sông Nho Quế bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam qua địa phận tỉnh Hà Giang. Nước sông có màu xanh ngọc bích rất kỳ lạ mà đến nay, nhiều người vẫn chưa lý giải được.

Đứng từ trên đỉnh Mã Pì Lèng nhìn xuống, dòng sông Nho Quế uốn lượn, ôm lấy những dãy núi cao chót vót khiến người ta cảm thấy thực sự say đắm trước vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nơi đây.

Một khung cảnh nên thơ, hữu tình mà người ta ngỡ chỉ có trong những bức tranh vẽ mà thôi.

Hầu hết các tháng trong năm, sông Nho Quế nước xanh biếc, chỉ trừ mùa lũ có những đợt mưa lớn nước sông mới chuyển đục vài hôm rồi lại xanh trở lại.

Theo lời người dân kể, ngày xưa nước sông cạn, chảy xiết. Từ khi có thủy điện, lòng sông rộng hơn, mặt nước yên ả, một số đoạn sông không có nước do thủy điện tích nước.

Thời gian gần đây, du lịch ngắm sông Nho Quế phát triển nên một số bến thuyền mọc ra nhằm phục vụ du khách.

Du khách có thể thuê một chiếc thuyền và có người chở đi chạy dọc sông ngắm cảnh tùy theo nhu cầu.

Hoặc mọi người có thể thuê thuyền Kayak tự mình chèo để ngắm cảnh hoặc dừng chân nơi đâu tùy sở thích.

Một trải nghiệm mới đầy thú vị đối với du khách khi bơi thuyền trên con sông Nho Quế xanh biếc và ngắm cảnh núi non hùng vĩ.

Hẻm vực Tu Sản – một nơi không thể bỏ qua khi đi thuyền trên sông Nho Quế. Hai dãy núi đứng gần nhau, đầu gần như chụm lại, bên dưới là dòng nước xanh biếc, đó là một sự kiến tạo độc đáo của tự nhiên.

Hẻm vực Tu Sản còn được mệnh danh là “đệ nhất hùng quan”. Đây cũng là hẻm vực trên sông sâu nhất Việt Nam.

Nếu đã một lần đặt chân đến Hà Giang, các bạn không thể bỏ qua đèo Mã Pì Lèng, sông Nho Quế, hẻm vực Tu Sản… đó đều là những di sản tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất cao nguyên đá.

[Hết]

Nguồn: //danviet.vn/tin-tuc/ngam-ve-hoang-so-ky-vi-cua-song-nho-que-xanh-biec-duoi-chan-deo-ma-pi-...Nguồn: //danviet.vn/tin-tuc/ngam-ve-hoang-so-ky-vi-cua-song-nho-que-xanh-biec-duoi-chan-deo-ma-pi-leng-1048329.html

Chuyện bắt “thủy quái” trên dòng sông thơ mộng dưới chân đèo Mã Pì Lèng

Người đàn ông nhỏ thó phải vật lộn với con “thủy quái” nặng hơn 50kg trên sông Nho Quế khiến ông bị ngã đập miệng...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề