Giai thích vì sao hiện nay Việt Nam là một thị trường đầu tư hấp dẫn đối với nước ngoài

Việt Nam: Điểm đến đầu tư chất lượng cao

VTV.vn - Việt Nam đang được đánh giá là một điạ chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, là địa điểm đến của làn sóng dịch chuyển đầu tư.

Việt Nam đứng thứ 5 trong số 35 quốc gia châu Á về độ mở của nền kinh tế. Đó là kết quả trong báo cáo của nhà nghiên cứu thị trường Fitch Solution mới đây. Độ mở kinh tế này được đánh giá dựa trên giá trị xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Đây đều là những điểm sáng của nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm.

Cụ thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] thực hiện 7 tháng qua ước tính đạt gần 11,6 tỷ USD, tăng hơn 10 % so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất cùng kỳ trong 5 năm qua.

Việt Nam đang được đánh giá là một điạ chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, là địa điểm đến của làn sóng dịch chuyển đầu tư. Điều này được thể hiện qua các con số tăng lên về giá trị đầu tư và cả chất lượng của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Việt Nam đang được đánh giá là một điạ chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh minh họa.

4 tháng gần đây, Công ty Phát triển năng lượng Trina Solar - sản xuất pin năng lượng mặt trời - liên tục vượt công suất 55% so với bình thường, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Do vậy, doanh nghiệp đã quyết định mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

"Chúng tôi kỳ vọng rất lớn doanh nghiệp cung ứng tại Việt Nam có khả năng đáp ứng đủ chất lượng sản phẩm, giá thành và có thể phân phối được số lượng bên chúng tôi yêu cầu. Vì khi nhu cầu tăng trở lại vào cuối năm nay và sang năm, nếu có hợp đồng là chúng tôi có thể phải sản xuất đại trà và cung ứng ngay cho các khách hàng", ông Diêu Chúc Huy - Giám đốc quản lý chất lượng, Công ty Phát triển năng lượng Trina Solar cho hay.

Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn mở rộng đầu tư như công ty trên. 7 tháng đầu năm đã có 579 lượt dự án mở rộng hoạt động với tổng mức đầu tư tăng thêm hơn 7,2 tỷ USD, tăng 60 % so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] thực hiện ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất cùng kỳ trong 5 năm qua.

Ông Takeo Nakajima - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá: "Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu của doanh nghiệp Nhật Bản, chỉ xếp sau Mỹ và có thể kỳ vọng dòng vốn đầu tư ổn định từ Nhật Bản trong những năm tới. Quốc gia các bạn đang kiểm soát tốt lạm phát - điều mà nhiều quốc gia khu vực và toàn cầu không làm được. Trong khi đó, xuất khẩu Việt Nam năm nay vẫn cho thấy triển vọng tăng trưởng 15-17%".

Trong khoảng 1 năm nay, Việt Nam cũng đón nhận một loạt các nhà đầu tư lớn có tên tuổi và các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như: Trung tâm nghiên cứu và phát triển 220 triệu USD của Samsung dự kiến hoàn thiện cuối năm nay; Apple sẽ sản xuất máy tính và đồng hồ thông minh tại Việt Nam; Nhà máy trung hoà carbon 1 tỷ USD của LEGO dự kiến khởi công vào tháng 11; Boeing mới bày tỏ ý định phát triển các nhà cung ứng tại Việt Nam. Đây là những minh chứng rõ nét khẳng định xu hướng dòng vốn FDI chất lượng cao tại Việt Nam.

Ông Michele D’ercore - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Italy tại Việt Nam [ICHAM] cho biết: "Chúng tôi tập trung hợp tác đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, bên cạnh đó là cơ khí chính xác. Chúng tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam tại khi vực Đông Nam Á vì kết quả tăng trưởng GDP vẫn dương trong hai năm đại dịch".

Cơ hội và thách thức từ làn sóng đầu tư nước ngoài

Dòng đầu tư lớn hướng vào Việt Nam đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa tham gia vào một quy trình sản xuất và cung ứng bài bản, qua đó nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp Việt đã không chỉ dừng lại ở việc sản xuất linh kiện cơ khí, lắp ráp máy móc mà đã sản xuất cả các cấu phần thiết bị điện, điện tử công nghệ cao, có giá trị lớn hơn. Tuy nhiên, để góp mặt vào cuộc chơi lớn này, các doanh nghiệp nội địa cũng sẽ phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe.

Công ty KDH Thái Nguyên hiện vừa sản xuất, vừa làm đầu mối cung cấp các các sản phẩm cơ khí chính xác trong lĩnh vực ô tô để cung cấp cho các nhà máy của Nhật Bản và Hàn Quốc ở Việt Nam. Doanh nghiệp này giống như một "nhà tổng thầu" cung cấp thiết bị cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cái khó là tìm được các "nhà thầu phụ" ngay trong nước.

"Những linh kiện đấy yêu cầu về khả năng kỹ thuật gia công cao cho nên một số công ty Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu như vậy", ông Đoàn Như Hải - Tổng Giám đốc Công ty KDH Thái Nguyên cho hay.

Dòng đầu tư lớn hướng vào Việt Nam đang tạo ra cơ hội nhưng cũng có những thách thức nhất định. Ảnh minh họa.

Năng lực hạn chế của các doanh nghiệp trong nước sẽ làm giảm bớt cơ hội tham gia vào các công đoạn cao trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đây là thách thức mà chính các doanh nghiệp nội phải vượt qua, nhất là trong xu thế hình thành chuỗi cung ứng khép kín hiện nay.

Ông Tim Evans - Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho biết: "Quan trọng hơn nữa là sự tham gia sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam từ khu vực cơ khí chính xác đến công nghiệp công nghệ cao, sản xuất không còn là nhỏ lẻ, mà là một chuỗi gắn kết từ nhà cung ứng cấp 1, cấp 2, cấp 3".

"Chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp nội địa sẽ phải dần hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao", ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam nhận định.

Theo các chuyên gia, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không sớm khắc phục những điểm yếu về năng lực sản xuất và quản trị sẽ chỉ tiếp tục giữ vai trò gia công, lắp ráp đơn thuần và cơ hội trở thành nhà cung ứng tập đoàn đa quốc gia lớn lại rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo các báo cáo cập nhật thường kỳ toàn cầu, Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều lợi thế như: Môi trường vĩ mô ổn định, nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế thu hút đầu tư, nền kinh tế năng động, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Đây là điều kiện để Việt Nam tiếp tục thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao thời gian tới đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

nhà đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư

Hoạt động sản xuất tại nhà máy của công ty TNHH Tainan Enterprises [Việt Nam].[ Ảnh: Minh Hưng/TTXVN]

Trong lời giới thiệu cho cuốn sách sắp xuất bản có tựa đề "Time Travelling Economist," tác giả Charlie Robertson đã giải thích lý do Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, trở thành nước có trung nhập trung bình và chuyển mình hướng tới mức thịnh vượng của các thị trường phát triển.

Các số liệu thống kê của MSCI Frontier index cho thấy Việt Nam là điểm đến của 25% tổng tiền đầu tư toàn cầu, trong khi chỉ là một trong 22 quốc gia trên sàn chứng khoán này.

Theo tác giả Robertson, lý do đầu tiên là Việt Nam thực sự đề cao giáo dục. Từ những năm 1980, Việt Nam đã đạt tỷ lệ hơn 80% người trưởng thành biết chữ, trước cả Trung Quốc [những năm 1990] và Ấn Độ [những năm 2010].

Tất cả các nước đều cần có tỷ lệ người biết chữ đạt 70-80% để thực hiện công nghiệp hoá và Việt Nam đã đạt con số này nhiều thập kỷ trước khi trở thành thị trường đang nổi.

Tỷ lệ này ở Nigeria hoặc Pakistan hiện vẫn là khoảng 60%. Với chủ trương ưu tiên giáo dục, Việt Nam đã khuyến khích tập trung mạnh vào giáo dục phổ thông và cả đại học.

Cách đây gần một thập kỷ, Việt Nam đã có 125.000 sinh viên học các trường đại học ở nước ngoài, đứng thứ 8 về quốc gia có tỷ lệ sinh viên cao nhất tại các trường đại học ở Mỹ. Đa số sinh viên này khi tốt nghiệp đã trở về quê hương mang theo các kỹ năng đã học được.

Sự phát triển của các công xưởng sản xuất cũng là điểm mạnh của Việt Nam so với các nước cùng nhóm về trình độ phát triển.

[Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài]

Các số liệu mới nhất vào năm 2018 cho thấy mức độ tiêu thụ điện trên đầu người ở Việt Nam cao hơn Mexico hoặc Ai Cập, và hơn gấp đôi Ấn Độ hay Indonesia.

Ước tính các nước thực hiện công nghiệp hóa cần lượng điện tiêu thụ trên đầu người vào khoảng 300-500 kwh, và Việt Nam đã vượt mức này từ năm 2005.

Theo tác giả Robertson, chìa khoá thứ ba tạo ra thành công kinh tế của Việt Nam là tận dụng được các lợi ích từ dân số. Khi tỷ lệ sinh thấp hơn 3 trẻ/phụ nữ, các bậc phụ huynh đã không còn phải chi toàn bộ tiền có được cho việc nuôi con ăn mà bắt đầu tiết kiệm tiền để đầu tư cho con cái mình.

Tiết kiệm ngân hàng bắt đầu tăng mạnh và nhờ đó tiền ngân hàng cho vay đầu tư kinh doanh cũng tăng.

Trong khi các nước có tỷ lệ sinh cao có quy mô lĩnh vực ngân hàng nhỏ [khoảng 20% GDP] và chi phí cho vay cao ở mức hai chữ số, Việt Nam với tỷ lệ sinh là 2 trẻ/phụ nữ nên lượng tiền gửi ngân hàng vượt 100% GDP và lãi suất thấp.

Bên cạnh đó là tỷ lệ người trưởng thành trong dân số cũng cao, và chi phí vay rẻ tạo điều kiện cho lĩnh vực tư nhân đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, qua đó tạo việc làm.

Việt Nam đã tận dụng được các lợi ích của dân số và sẽ tiếp tục được hưởng lợi như vậy trong nhiều năm tới, trong khi các nước như Hàn Quốc bắt đầu già đi rất nhanh vào năm 2030.

Giá trị xuất khẩu tính theo đầu người của Việt Nam hiện đang vượt Trung Quốc. Năm 2021, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về thặng dư thương mại với Mỹ, vượt cả Đức và Nhật Bản, chỉ đứng sau Trung Quốc và Mexico.

Mức lương tối thiểu mang tính cạnh tranh của Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/2 của Trung Quốc nhưng sẽ tăng trong nhiều năm tới, tạo điều kiện cho việc cải thiện cầu nội địa.

Ông Robertson dự báo đồng tiền Việt Nam sẽ dần mạnh lên trong những năm tới, và quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể tăng gấp đôi vào năm 2030, trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD vào năm 2040, và đạt GDP 1.700 tỷ USD vào năm 2050, tương đương quy mô của Hàn Quốc, một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay./.

Bích Liên [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề