Chức danh khoa học cao nhất là gì

Bạn thường thấy trong biên bản pháp luật hay nhắc đến khái niệm chức danh PGS, TS Vậy chức danh là gì? Có những loại chức danh nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Chức danh là chức phận về danh tính của một người được xã hội công nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân

Chức danh tiếng Anh làTitke

Chức danh khoa học là gì?

Chức danh khoa học của một người được viết và xưng hô đúng theo thứ tự học hàm-học vị-ngành hoặc chuyên ngành đào tạo [nếu cần] và khi cần thiết thì viết cụ thể ngành học hoặc chuyên ngành đào tạo kèm theo.

Học vị là gì?

Trong hệ thống giáo dục quốc gia bậc đào tạo đại học [ĐH] và trên ĐH, sau khi sinh viên hoàn phần thi hoặc bảo vệ thành công luận văn, luận án tốt nghiệp sẽ được Nhà nước cấp văn bằng và danh vị khoa học tương ứng đó là học vị.

Học hàm là gì?

Khác với học vị, học hàm là chức danh được căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện đề ra. Bên cạnh đó còn căn cứ vào tài năng, uy tín, cống hiến khoa học của từng người. Và phải do Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm để đề nghị Nhà nước quyết định công nhận.

Học hàm không phải qua đào tạo, không phải thi cử hoặc bảo vệ luận văn luận án.

Trước đây, học hàm có hai cấp, gọi là Giáo sư I [GSI] và Giáo sư II [GSII]. Nhưng hiện nay được đổi thành Phó giáo sư [PGS] và Giáo sư [GS].

Gần đây, có nhiều trường hợp viết sai chức danh khoa học. Thường thấy nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ví dụ cách viết tùy tiện như tiến sĩ-bác sĩ [TS-BS], bác sĩ-thạc sĩ [BS-ThS], luật sư-tiến sĩ [LS-TS]. Thạc sĩ-kiến trúc sư [ThS-KTS]

Cách viết đúng; thay vì viết Tiến sĩ Bác sĩ thì phải viết Tiến sĩ y khoa [TS. Y khoa].

Thay vì viết thạc sĩ-kiến trúc sư thì viết thạc sĩ-kiến trúc [ThS. Kiến trúc] hoặc Giáo sư tiến sĩ Y khoa, Phó Giáo sư Cử nhân kinh tế..

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2012/TT-BNV, chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Nó được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Chức danh nghề nghiệp trong tổ chức có thể xét chuyển bằng cách bồi dưỡng viên chức. Sau đó kiểm tra, sát hạch về hiểu biết, và chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn tương ứng với vị trí việc làm mới.

Phân biệt chức danh và chức vụ

Chức vụ [tiếng Anh là Position] là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng đối với một tập thể là đất nước. Giám đốc, trưởng phòng đối với một tổ chức kinh doanh

Như vậy thì người giữ chức danh nào thì cũng gắn liền với chức vụ đó. Hoặc một chức danh nhưng gắn liền với nhiều chức vụ. Ví dụ: chức danh Chủ tịch nước Việt Nam được pháp luật quy định gắn với các chức vụ: Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng và An ninh, Chủ tịch Ban Cải cách Tư pháp

Song, một số trường hợp đặc biệt chức danh thường không đi liền với chức vụ.

Ví dụ:

  • Chức danh Phó Tổng thống Hoa Kỳ giữ chức vụ Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ.
  • Một số lãnh đạo được phong hàm [chức danh] thứ trưởng nhưng lại được giao nhiệm vụ cục trưởng
  • Lãnh đạo của Giáo hội Công giáo cũng được phong chức danh giám mục, tổng giám mục nhưng lại không đảm nhận chức vụ làm giám mục coi giáo phận mà phụ giúp giáo hoàng cai quản Giáo hội hoàn vũ trong Giáo Triều Rôma như Quốc vụ Khanh Toà Thánh.
  • Tổng trưởng Bộ và viên chức cao cấp Toà Thánh hoặc phụ tá cho Giám mục một giáo phận nào đó

Baohay.vn hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn sẽ hiểu được chức danh là gì? Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề