Chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ năm 2024

Các chức năng của tiền tệ bao gồm: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán.

1. Thước đo giá trị

Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác.

Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị, thì giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa.

Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Như vậy, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không đổi, giá trị của hàng hóa càng cao thì giá cả của nó cũng càng cao và ngược lại. Giá cả của hàng hoá có thể lên xuống xoay xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị.

Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị không đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế, gọi là tiền thật [vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy…] mà chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng.

2. Phương tiện lưu thông

Chức năng phương tiện lưu thông của tiền thể hiện ở chỗ tiền làm trung gian trong trao đổi hàng hóa. Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế, tức tiền thật [vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng…] và khi đó trao đổi hàng hóa vận động theo công thức: H – T – H. Đây chính là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn.

Là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực [không kể giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền].

Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian, do đó nó đã bao hàm khả năng khủng hoảng [ví dụ, có thể mua mà chưa bán, có thể mua ở nơi này, bán ở nơi kia… do đó, tạo ra nguy cơ không nhất trí giữa mua và bán, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng].

Hình minh họa. Các chức năng của tiền tệ là gì?

3. Phương tiện cất trữ

Tiền là hiện thân của giá trị, đại biểu của của cải xã hội nên nó có thể thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ.

Chức năng phương tiện cất trữ của tiền có nghĩa là tiền được rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại. Cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.

Tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt, đó là khi tiền được cất trữ tạm thời trước khi mua hàng.

Chỉ có tiền đủ giá trị như tiền vàng mới làm được chức năng cất trữ.

4. Phương tiện thanh toán

Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu và do đó, xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền.

Thực hiện chức năng này tiền được dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, ví dụ: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế…

Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền.

Đồng thời, khi chức năng này càng được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ tăng lên, vì chỉ cần một khâu nào đó trong hệ thống thanh toán không thực hiện được sẽ làm cho toàn bộ sợi dây chuyền thanh toán bị phá vỡ.

Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt [tiền vàng, bạc, đồng, tiền giấy…] như: ký sổ, séc, chuyển khoản, thẻ điện tử [card]…

5. Tiền thế giới

Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì xuất hiện tiền thế giới. Tiền thế giới cũng thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán…

Trong giai đoạn đầu sự hình thành quan hệ kinh tế quốc tế, đồng tiền đóng vai trò là tiền thế giới phải là tiền thật [vàng, bạc]. Sau này, song song với chế độ thanh toán bằng tiền thật, tiền giấy được bảo lãnh bằng vàng, gọi là tiền giấy bản vị vàng, cũng được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế. Dần dần do sự phát triển của quan hệ kinh tế-chính trị thế giới, chế độ tiền giấy bản vị vàng bị bãi bỏ nên một số đồng tiền quốc gia mạnh được công nhận là phương tiện thanh toán, trao đổi quốc tế, mặc dù phạm vi và mức độ thông dụng có khác nhau. Nền kinh tế của một nước càng phát triển, đặc biệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại, thì khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia đó càng cao.

Những đồng tiền được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế ở phạm vi và mức độ thông dụng nhất định gọi là những đồng tiền có khả năng chuyển.

Việc chuyển đổi tiền của nước này ra tiền của nước khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả một đồng tiền của nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác.

Chức năng phương tiền thanh toán là gì?

Phương tiện thanh toán được hiểu là phương pháp học cách thức công dân thực hiện những nghĩa vụ về tài sản. Hiện nay, các phương tiện thanh toán có thể thực hiện thông qua hình thức thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, thanh toán bằng hiện vật hoặc bằng séc…

Các chức năng của tiền tệ là gì?

Tiền tệ có các chức năng cơ bản là phương tiện lưu thông, phương tiện tích trữ, phương tiện thanh toán, công cụ định lượng giá trị và tiền tệ thế giới.

Tiền tệ thực hiện chức năng thanh toán khi nào?

Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán khi được dùng để chi trả sau giao dịch. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là việc công dân làm sau khi đã có tổng thu nhập theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp dùng tiền mặt để mua hàng thì tiền tệ thực hiện chức năng gì?

Tiền tệ đóng vai trò phương tiện thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Chức năng phương tiện lưu thông được thể hiện qua cấu trúc hàng - tiền - hàng. Cấu trúc này có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua và thu tiền về sau đó dùng tiền để mua những hàng hóa khác.

Chủ Đề