Chúng tôi thường tìm thấy ở đâu

Bởi Sharon Lechter

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Sharon Lechter

Giới thiệu về cuốn sách này

Trùng roi là loài sinh vật khá phổ biến và chúng gây ra rất nhiều căn bệnh khác cho con người. Vậy trùng roi thường tìm thấy ở đâu? Cấu tạo của loài sinh vật này thế nào và chúng sinh sản ra sao? Trong bài viết bên dưới, Blog Hỏi Ngu sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này.

Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?

Trùng roi là một loài động vật đơn bào cực kỳ nhỏ. Chúng thường được tìm thấy bên trong hồ, ao, ruộng, đầm và cả những vũng nước mưa. Đáng chú ý là trùng roi sẽ tạo thành những váng xanh trên bề mặt.

Trùng roi thường tìm thấy ở trong ao, hồ, đầm, ruộng, vũng nước mưa

Vào cuối xuân và đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm, loài sinh vật này sinh sản vô tính rất nhanh ở mặt nước ao hồ. Khi gặp phải môi trường bất lợi, trùng roi xanh và một số loài động vật đơn bào có tình trạng “kết bào xác”. Hiện tượng này xảy ra như sau: trùng roi thoát bớt nước thừa và cơ thể thu nhỏ lại rồi hình thành vỏ bọc ngoài.

Trùng roi có hình dáng như thế nào?

Trùng roi có hình thoi, đuôi nhọn và đầu tù với 1 roi dài xoáy vào trong nước

Trùng roi là một tế bào có kích cỡ rất nhỏ, hình thoi, đầu tù và đuôi nhọn. Theo các nhà khoa học, kích thước của loài sinh vật này tương đương khoảng 0,05 mm. Điểm đặc biệt là nó có một roi dài xoáy vào trong nước nhằm giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay.

Cấu tạo của tế bào trùng roi như thế nào?

Cấu tạo bên ngoài của trùng roi có cơ thể gần giống với hình thoi, đầu hơi tù, đuôi nhọn và đặc biệt là một roi rất dài. Kế tiếp, cấu tạo bên trong của loài sinh vật này cũng là một phần không thể bỏ qua. Chúng bao gồm chất nguyên sinh có chứa diệp lục và nhân bên trong.

Điểm đặc biệt là diệp lục có bên trong chất nguyên sinh giúp trùng roi có màu xanh. Do đó, người ta còn biết đến loài sinh vật này với tên gọi là trùng roi xanh. Ngoài ra, nó còn có điểm mắt để nhận biết ánh sáng, các hạt dự trữ và không bào co bóp.

Trùng roi xanh dịch chuyển như thế nào?

Trùng roi di chuyển bằng cách vừa tiến và vừa xoay vào dòng nước

Cách di chuyển của trùng roi nhìn chung khá đơn giản. Theo các nhà khoa học, loài sinh vật này sẽ vừa tiến và vừa xoay vào dòng nước để dịch chuyển.

Điểm đặc biệt là các roi sẽ giúp chúng dịch chuyển một cách dễ dàng hơn. Trên thực tế, trùng roi xanh sẽ tiến về phía ánh sáng nhờ điểm mắt. Bộ phận này có công dụng là giúp trùng roi nhận biết được ánh sáng mỗi khi di chuyển.

Tế bào trùng roi sinh sản như thế nào?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trùng roi sinh sản theo 3 bước như sau:

  • Bước 1: Trùng roi xanh bắt đầu tích lũy chất để sẵn sàng cho quá trình phân đôi.

  • Bước 2: Tế bào trùng roi sẽ bắt đầu phân đôi từ roi và nhân. Sau đó, bào quang và các chất nguyên sinh sẽ tiếp tục phân đôi cho tới khi roi và nhân tách khỏi nhau hoàn toàn.

  • Bước 3: Màng tế bào trùng roi sẽ tiếp tục tách đôi cho tới khi hình thành 2 tế bào con.

Qua bài viết trên đây, Blog Hỏi Ngu hy vọng các bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: “Trùng roi thường tìm thấy ở đâu”. Đồng thời đã có cái nhìn tổng quan nhất về loài sinh vật này. Đừng quên truy cập vào trang web của chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

Hay nhất

là đáp án D nha bạn .

Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?

Vị trí của điểm mắt trùng roi là

Vai trò của điểm mắt ở trùng roi là

Nhờ hoạt động của điểm mắt mà trùng roi có tính

Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào?

Phương thức dinh dưỡng chủ yếu của trùng roi xanh là

Phương thức sinh sản chủ yếu của trùng roi là

Khi trùng roi xanh sinh sản thì bộ phận phân đôi trước là

Trùng roi giống thực vật ở chỗ:

Câu hỏi:

Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?

A.Trong không khí

B.Trong đất khô

C.Trong cơ thể người

D.Trong nước

Đáp án đúng D.

Trùng roi thường tìm thấy ở trong nước, trùng roi xanh sống trong nước ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa, cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài, roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển vừa tiến vừa xoay.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D

Trùng roi xanh sống trong nước: Ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa.

Cấu tạo và di chuyển:

– Cơ thể trùng roi xanh là tế bào có kích thước hiển vi [0,05 mm].

– Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển vừa tiến vừa xoay.

– Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục, các hạt dự trữ, và điểm mắt [cạnh gốc roi]. Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng.

Dinh dưỡng:

– Trùng roi có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng

+ Tự dưỡng: Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Cơ thể chúng có các hạt diệp lục có khả năng hấp thu ánh sáng, nước, cacbonnic nên tự tổng hợp được chất hữu cơ.

+ Dị dưỡng: Nếu ở chỗ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.

– Trùng roi hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.

– Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.

Sinh sản:

– Nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.

Trùng roi sinh sản qua 6 bước:

Bước 1: Tế bào tích lũy các chất để chuẩn bị cho quá trình phân đôi

Bước 2: Nhân và roi bắt đầu phân đôi

Bước 3: Chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi [hạt diệp lục, không bào, điểm mắt]. Nhân và roi tách nhau hoàn toàn.

Bước 4: Màng tế bào bắt đầu tách đôi

Bước 5: Tế bào tiếp tục tách đôi

Bước 6: Hình thành 2 tế bào con.

Video liên quan

Chủ Đề