Vị vua đầu tiên của việt nam là ai

Tác giả: Thiên Di [tổng hợp]

Vị vua đầu tiên ở nước Việt đã lập công lớn trong công cuộc chống giặt ngoại xâm phương Bắc. Sau khi bình loạn, ông lên ngôi và tự xưng là Hoàng đế của nước Nam.

89Thăm dò ý kiến: Vị vua đầu tiên tự xưng đế nước Việt là người nào?

Vị vua đầu tiên xưng đế nước Việt [503-548] còn có tên khác là Lý Bôn

Vị vua đầu tiên tự xưng đế ở nước Việt chính là...

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Bí là vị vua đầu tiên nước Việt dưới triều nhà Tiền Lý - triều đại tồn tại vào giữa thế kỷ thứ VI. Sau khi lên ngôi, ông lấy hiệu là Lý Nam Đế [tức "Hoàng đế của nước Nam"].

Có thể nói, Lý Bí được dân gian ví như người hùng, là người có công dựng cờ khởi nghĩa chống nhà Lương. Khi đất nước độc lập, Lý Bí lên ngôi hoàng đế. Sau khi lên ngôi, ông đặt tên nước là Vạn Xuân với hy vọng đời sống của dân tộc ta sẽ luôn tự do, tươi đẹp như "hàng vạn mùa xuân" và cho đóng đô cạnh sông Tô Lịch [tức thủ đô Hà Nội ngày nay].

Đến tháng 3/548, Lý Nam Đế ốm nặng và trao lại ngai vàng cho Triệu Quang Phục

Tuy nhiên, sau khi lên ngôi được 5 năm thì vị vua đầu tiên xưng đế nước Việt bị ốm nặng. Trước khi qua đời ông đã trao lại quyền lực, ngai vàng cho Triệu Quang Phục. Được biết, ông đã cho xây dựng Đầm Dạ Trạch [Khoái Châu - Hưng Yên] thành căn cứ quân sự kiên cố, khiến quân Lương nhiều lần chùn bước.

Triều Lý bị đánh bại đất nước rơi vào cảnh loạn lạc

Thế nhưng đến năm 571, lợi dụng Triệu Quang Phục sơ hở Lý Phật Tử [cháu Lý Nam Đế] đã phản bội và đem quân đánh úp, khiến ông phải tự tử sau hơn 20 năm trị vì giang sơn. Khi cướp ngôi thành công, Lý Phật Tử cũng tự xưng là Lý Nam Đế và đóng đô ở Phong Châu. Sau đó đến khoảng năm 602, ông bị nhà Lương đánh bại, đất nước lại một lần nữa rơi vào tay giặc.

Sau trận đánh lớn cuối cùng với nhà Lương vào năm 546 của Lý Nam Đế, ông phải vào nương náu ở động Khuất Lão [Tam Nông, Vĩnh Phú] sau khi chiến sự không thành. Hai năm sau, vị vua đầu tiên xưng đế nước Việt đã qua đời.

Lý Nam Đế không chỉ là người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế, Việt đế theo sử Bắc [Tự trị thông giám] hay Nam đế theo sử Nam, mà còn bãi bỏ chính sóc [lịch] của Trung Quốc. Lý Bí cũng đặt cho cho Vạn Xuân và triều đại mới niên hiệu riêng là Đại Đức. Không chỉ có vậy, Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý đặc biệt của vùng Tô Lịch - ngay “trung tâm đất nước.

Có lời đồn đại rằng, Lý Bí đã bị mù vào những năm cuối đời. Những hành động như xưng đế, định niên hiệu riêng, bỏ chính sóc... mà Lý Nam Đế đã làm cho đất nước ngày ấy phần nào thể hiện tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc ta.

YEUSUVIET.COM - Theo Đại việt Sử ký toàn thư của sử thần Ngô Sĩ Liên biên soạn vào thế kỳ XV, thời Hậu Lê, lịch sử Đại Việt - Việt Nam bắt đầu từ năm 2879 Trước Công nguyên, vào thời kỳ Kinh Dương Vương. Trước khi bộ sử này ra đời, có một bộ sử ký khác - cũng là bộ quốc sử đầu tiên của nhà nước Việt độc lập, bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu. Thì trong bộ quốc sử đầu tiên này, cho rằng lịch sử nước Việt bắt đầu từ thời Triệu Đà - Triệu Vũ Đế. Nhưng Triệu Đà không phải người Việt Thường thị, mà là người Hán, nên quan điểm này không được sử thần Ngô Sĩ Liên đồng ý và đã biên soạn lại, để khẳng định vị Vua đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào hơn 2800 năm trước đó, trong một giai đoạn huyền sử nhưng đã có nhà nước đầu tiên là Văn Lang, với vị vua - các vị vua đầu tiên, là Vua Hùng.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hùng Vương thứ I là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, vốn dĩ là Rồng và Tiên, ở với nhau, sinh được trăm trứng, nở ra trăm con. Người Việt luôn tự hào về gốc tích huyền thoại của mình. Nhưng Lạc Long Quân và Âu Cơ - Cha và Mẹ của người Việt, ở một khía cạnh nào đó vẫn mang đậm dấu ấn của huyền thoại lịch sử nhiều hơn những chứng tích, thần phả cụ thể. Nhưng về sự hiện diện của các Vua Hùng, thì ngược lại, đã có rất nhiều thần phả, truyền tích khẳng định về sự tồn tại của các vị Vua Hùng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển nhà nước Văn Lang - nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên.

Trong tác phẩm mang tính chất nghiên cứu chuyên sâu "Thế thứ các triều vua Việt Nam" của Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, đã nêu lên quan điểm đúc kết sau một thời gian nghiên cứu sự hiện diện của các Vua Hùng trong lịch sử dân tộc. Đó là các Vua Hùng đã tồn tại trên tiến trình lịch sử dân tộc. Nhưng sự hiện diện này đã được thần thánh hóa ở nhiều câu chuyện khác nhau như Sự tích trầu cau, Bánh chưng bánh dầy, Sự tích dưa hấu đỏ, Thạch Sanh, Sơn Tinh - Thủy Tinh... Và con số 18 đời vua còn mang một ý nghĩa không hẳn để chỉ 18 người vua nhưng có thể là 18 ngành/nhánh làm Vua, mỗi ngành/nhánh lại có nhiều vị vua khác nhau và tất cả đều lấy chung một danh hiệu HÙNG VƯƠNG.

Trải qua các thăng trầm và biến cô lịch sử, người Việt qua bao đời vẫn giữ được vùng đất mà các Vua Hùng đã khởi dựng. Từ miền núi Phong Châu, Phú Thọ, khát vọng dựng nước và giữ nước đã chảy tràn trên bao thế hệ người Việt để có một nước Việt Nam giàu đẹp như hôm nay. Đó là nhờ công lao rất to lớn của những vị Vua đầu tiên của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử dân tộc - Vua Hùng. Và đến đầu thế kỷ 20, năm 1917 dưới triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức chọn ngày 10/3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương để ghi nhớ công ơn các Ngài.

Người Việt là một dân tộc quật cường tuy đất nước Việt Nam cho có một diện tích khiêm tốn. Nhưng đất và biển, trời và núi đều đã nhuộm màu máu, nước mắt và mồ hôi của bao nhiêu thế hệ tiền nhân từ thời Hùng Vương dựng nước để giữ vững lại đây một dãi non sông cho chúng ta và con cháu chúng ta sinh sống, lớn lên và tự hào. Bởi vậy, trách nhiệm của chúng ta là phải giữ vững vùng đất, vùng biển, vùng trời của tổ tiên để lại - của những vị Vua đầu tiên của Việt Nam đã để lại cho con cháu đến ngàn đời nay và mai sau mãi mãi - là của người Việt Nam!

Lý Nam Đế tên húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn. Có nhiều giả thiết về quê hương của ông, người cho là Thái Bình, người cho Sơn Tây [Hà Nội], hay Thái Nguyên. Kỷ niệm 1.470 năm khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, ngày 6/10/2012 tại Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế" với sự tham dự của đông đảo các nhà sử học, nhà khoa học.

Dựa trên cơ sở tư liệu điền dã thực địa ở các vùng xã Tiên Phong [Phổ Yên, Thái Nguyên], Thái Thụy [Thái Bình], kết hợp với thần tích, truyền thuyết… còn lưu giữ tại các xã Giang Xá, Lưu Xá [Hoài Đức, Hà Nội], các nhà khoa học đưa ra kết luận Lý Nam Đế có quê gốc ở xã Tiên Phong [Thái Nguyên].

Ông là con của một hào trưởng nhưng sớm mồ côi cha mẹ nên được một thiền sư đưa về chùa nuôi dạy. Lý Bí vì thế trở thành người học rộng, hiểu sâu, thiên tư lỗi lạc, có tài văn võ. Ông làm quan dưới thời nhà Lương [triều đình phương Bắc], nhưng bất bình với sự cai trị tàn ác nên bỏ mũ áo, mưu việc dấy binh.

"Vua bấy giờ làm chức Giám quân ở châu Cửu Đức [huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay], nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đềuhưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Diên [thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay] phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo về. Thứ sử Giao châu là Lâm Vũ HầuTiêu Tư biết việc, đem của đến hối lộ cho vua, rồi chạy về Quảng Châu. Vua ra chiếm giữ châu thành[tức là Long Biên]", Đại Việt sử ký toàn thư viết.

Năm 542, nhà Lương cho quân sang xâm chiếm, Lý Bí lãnh đạo quân tướng đánh đuổi khiến chúng "10 phần chết đến 6-7 phần, quân tan rã mà về".Năm 543 vua Lâm Ấp [tiền thân của nhà nước Chămpa] đưa quân xâm lấn lãnh thổ, bị quân tướng của Lý Nam Đế đánh tan.

Toàn bộ đất Giao Châu [gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay và một phần đất Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc] đều thuộc quyền kiểm soát của nhà tiền Lý.

"Năm 544, mùa xuân, tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu, đóng đô ở Long Biên, dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội", sáchĐại Việt sử ký toàn thưchép. Triều đình nhà Tiền Lý có hai ban văn và võ. Tướng Phạm Tu đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu hàng quan văn. Triệu Quang Phục [sau này là Triệu Việt Vương] làm Đại tướng dưới thời Lý Nam Đế.

"Lý Bí - Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên của nước ta. Ông lập một triều đình riêng là sự khẳng định chủ quyền độc lập, bền vững muôn đời của dân tộc ta. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người Việt tự xây dựng cho mình một cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương", sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết.

Câu 2: Quốc hiệu của nhà nước dưới thời Lý Nam Đế là gì?

a. Vạn Xuân

b. Đại Cồ Việt

Quỳnh Trang

Video liên quan

Chủ Đề