Chương trình chống lao quốc gia 2023

Who we are

The Lawrence J. Ellison Institute for Transformative Medicine combines interdisciplinary research with the prevention and treatment of cancer. David B. Agus, professor at the Keck School of Medicine of USC and the USC Viterbi School of Engineering, leads the institute as the Founding Director and Chief Executive Officer.

What we do

Under Dr. Agus’s guidance, the Ellison Institute draws collaborators from across conventional health and wellness fields, as well as from a broad range of other disciplines such as physics, biology, math and engineering to study cancer and potential ways to prevent, detect and treat the disease.

Why we do it

The Ellison Institute’s research focuses on the application of proteomics [the study of the body’s proteins] and genomics, mathematical modeling, integrating clinical trials, pre-clinical studies and molecularly targeted therapy, which focuses on molecular and cellular changes specific to cancer.

The Ellison Institute has, as part of its mission, the goal of translating science for public benefit. We believe that consulting for and serving on the board of institutions of for-profit, non-profit, and government sectors is consistent with that mission. That said, we also believe in the importance of transparency and disclosure when these relationships exist and will report on this site any such relationships. Please be aware, however, that involvement by any member in these outside activities does not imply endorsement of the company, its products, or its services. You can find a list of those relationships here.

Tin tức Sự kiện

Phát động chương trình nhắn tin hỗ trợ chữa bệnh Lao 10/03/2022 11:39

Từ 00h00 ngày 22/3/2022, chương trình “Nhắn tin hỗ trợ chữa bệnh Lao” do Cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia [Cổng 1400] phối hợp cùng Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao sẽ bắt đầu tiếp nhận tin nhắn với cú pháp TB gửi 1402 [20.000 đồng/01 tin nhắn].

  • 6795 Xem

Sau 5 năm phối hợp tổ chức với Cổng 1400 các năm từ 2018 đến 2021, thì năm 2021 Quỹ PASTB [từ ngày 22/3/2021-21/5/2021] đã tiếp nhận được từ các thuê bao di động trên cả nước là gần 900 triệu đồng. Đây là đợt vận động nhiều nhất kể từ khi tổ chức đến nay.

Tuy nhiên do tác động nặng nề của dịch Covid-19 lần thứ 4 với quy mô rộng và tác động mạnh nhất từ trước tới nay, bệnh nhân không tiếp cận các CSYT do sợ lây nhiễm, phải làm xét nghiệm Covid-19 trước khi khám tại một số cơ sở. Giãn cách xã hội cũng làm giảm khả năng đi lại và tiếp cận. Nhiều CSYT bị chuyển đổi công năng thành cơ sở điều trị, cán bộ làm công tác chống lao, cộng tác viên Quỹ phải thực hiện các hoạt động phòng chống Covid-19. Các kế hoạch hoạt động của Quỹ tại cộng đồng không thể triển khai, nên Ban tổ chức chỉ triển khai tặng gần 400 suất hỗ trợ điều trị nội trú, ngoại trú, mua thẻ bảo hiểm cho những người bệnh Lao có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, với tổng số tiền gần 400 triệu. Số tiền hơn 400 triệu chưa phân bổ sẽ được chuyển sang chương trình hỗ trợ người bệnh Lao năm 2022. Vì vậy do dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp nên số lượng người bệnh tới khám và phát hiện điều trị lao giảm mạnh, khiến số lượng người bệnh mắc lao thời gian tới nặng nề.

Để tiếp tục hỗ trợ điều trị nội trú, ngoại trú, mua thẻ bảo hiểm cho những người bệnh Lao có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao tiếp tục thực hiện chiến dịch vận động “Nhắn tin hỗ trợ chữa bệnh Lao” qua Cổng 1400. Chương trình sẽ bắt đầu mở đầu số từ 00h00 ngày 22/3/2022 đến hết ngày 20/5/2022 với cú pháp TB gửi 1402 [20.000 đồng/01 tin nhắn].

Hãy cùng tiếp sức chung tay để đẩy lùi nguy cơ tử vong của bệnh Lao ngay hôm nay!

Cổng 1400

SKĐS - Vừa qua, tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Ban Điều phối Quốc gia Quỹ Toàn cầu tại Việt Nam [CCM] phối hợp với Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức cuộc họp trực tuyến nhằm thảo luận, thông qua đề cương yêu cầu viện trợ đệ trình Quỹ Toàn cầu cho giai đoạn 2021-2023 của dự án Lao.

Tham dự cuộc họp có PGS.TS. Phạm Lê Tuấn - Chủ tịch CCM Việt Nam, chủ trì cuộc họp; TS. Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] tại Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung - Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia [CTCLQG], Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và sự tham gia của các thành viên, đối tác trong mạng lưới CCM.

Tại cuộc họp, đại diện Bệnh viện Phổi Trung ương/CTCQG, TS. Nguyễn Bình Hoà - Thư ký CTCLQG Việt Nam đã có bài trình bày về Đề xuất yêu cầu viện trợ đệ trình Quỹ Toàn cầu cho giai đoạn 2021-2023 của dự án Lao.

Điều trị cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: TM

Với sự trợ giúp của Quỹ Toàn cầu những năm trở lại đây, CTCLQG Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó, Chương trình chống lao vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận huyện và 100% số xã, phường. Tỷ lệ dân số được Chương trình tiếp cận đạt 100%. Mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng và củng cố tại các địa phương.

Chương trình đã có những bước chuyển biến rõ rệt trên tất cả các mặt trọng yếu của chiến lược chống Lao: Vận động chính sách trong nước và quốc tế, các quốc sách quan trọng của Liên hợp quốc, chính sách hỗ trợ trong nước; Khám, phát hiện, điều trị và quản lý bệnh lao, lao kháng thuốc, lao HIV...; Nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị, can thiệp y tế công cộng đối với bệnh lao.

Triển khai kế hoạch Chiến lược Quốc gia về chấm dứt bệnh lao giai đoạn 2021-2025, CTCLQG đưa ra tầm nhìn “Giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh lao đến y tế công cộng, kinh tế và xã hội” nhằm [1] tìm kiếm và điều trị những ca lao chưa phát hiện được trong cộng đồng; [2] tìm kiếm những ca nhiễm lao tiềm ẩn và cung cấp điều trị dự phòng lao. Trong đó, kế hoạch, khung hành động Chiến lược tập trung vào 04 mục tiêu tác động cụ thể: [1] Giảm 50% tỷ lệ mắc mới vào năm 2025 so với năm 2018; [2] Giảm 75% tỷ lệ tử vong do lao vào năm 2025 so với 2018; [3] Duy trì tỷ lệ mắc lao kháng thuốc thấp hơn 5% trong tổng số ca lao mới; [4] Giảm 50% số gia đình phải chịu chi phí thảm họa do lao vào năm 2025 so với năm 2018.

Để đạt được các mục tiêu cụ thể, CTCLQG đưa ra mô hình chiến lược dựa trên mô hình lấy người bệnh làm trọng tâm, phân tích về con đường tìm kiếm dịch vụ y tế của người bệnh, ưu tiên những can thiệp tác động vào việc cải thiện công cuộc tìm và phát hiện ca bệnh, cải thiện công tác báo cáo và cải thiện kết quả điều trị. Việc sử dụng chụp Xquang kết hợp Xpert trong những nhóm dân số có tỷ lệ hiện mắc cao sẽ có hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, kết hợp điều trị lao tiềm ẩn với phát hiện chủ động trong những nhóm dân số có tỷ lệ hiện mắc cao sẽ giúp giảm tỷ lệ mới mắc trong cộng đồng.

Với nền tảng là một mạng lưới chẩn đoán mạnh, cùng sự kết hợp với BHYT và bảo trợ xã hội sẽ làm giảm các chi phí thảm họa. Cách tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật, mô hình tiên tiến, các nghiên cứu đánh giá sẽ hỗ trợ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược trong suốt quá trình triển khai.


Chủ Đề