Chụp pet ct ở đâu


Y học chẩn đoán đã có những bước tiến lớn trong việc đánh giá hình ảnh của bệnh nhân với nhiều bệnh khác nhau. Do đó PET/CT [Positron Emission Tomography - Computed Tomography] hiện nay được sử dụng nhiều trong lâm sàng, đặc biệt là trong chuyên ngành ung bướu.


Bằng cách kết hợp các thông tin về các chức năng chuyển hóa của của cơ thể và giải phẫu, chụp PET/CT cung cấp các hình ảnh rất chi tiết về các mô ung thư với độ chính xác cao.

1. GIỚI THIỆU VỀ PET/ CT

     PET/CT hiện nay đang trở nên phổ biến như một phương pháp đánh giá tổng thể giai đoạn ung thư. Máy PET/CT là một hệ thống kết hợp giữa máy PET [Positron Emission Tomography] và máy chụp cắt lớp vi tính [CT-Scanner: Computed Tomography]. Đó không chỉ là sự kết hợp về nguyên tắc vật lý, nguyên tắc hoạt động, PET/CT cũng là sự kết hợp giữa hình ảnh chức năng, chuyển hoá ở mức độ tế bào, mức độ phân tử, giúp chẩn đoán sớm, đặc hiệu của PET với hình ảnh cấu trúc giải phẫu rõ nét của các cơ quan, định vị chính xác của CT. Do vậy PET/CT có khả năng phát hiện tổn thương và các biến đổi bất thường trong cơ thể ở những giai đoạn rất sớm - mức độ phân tử - đặc biệt là sự hình thành, phát triển và di căn của các khối u.

     Máy PET/CT là một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng kỹ thuật Y học hạt nhân hiện đại. Bệnh nhân được uống hoặc tiêm một liều dược chất phóng xạ [DCPX] tập trung đặc hiệu vào tổ chức cần ghi hình. Sau khi nhận liều một thời gian nhất định đủ để cho DCPX tập trung và phân bố vào tổ chức bệnh lý, bệnh nhân được đưa vào máy để chụp đồng thời xạ hình PET và chụp cắt lớp CT. 

     Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy PET/CT đã làm thay đổi quyết định điều trị trên 30% - 40% ở bệnh nhân ung thư. Dựa vào hình ảnh PET/CT, độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán giai đoạn ung thư trước hoặc sau điều trị được cải thiện rõ rệt so với sử dụng CT đơn thuần. PET/CT chính xác hơn từ 10-15% so với sử dụng PET riêng rẽ trong xác định giai đoạn ung thư. Tăng độ chính xác gắn liền với sự thuận tiện và mức độ tin tưởng của bác sỹ khi các thông tin về chuyển hóa được kết hợp với biến đổi cấu trúc, khu trú tổn thương trên hình ảnh PET/CT.          

Các tiến bộ trong xạ trị ung thư với sự ra đời với nhiều kỹ thuật mới đòi hỏi xác định chính xác hơn thể tích của tổn thương đích để hạn chế gây ảnh hưởng xạ trị tới tổ chức bình thường xung quanh. Bên cạnh đó, người ta đã thấy CT có độ nhạy và đặc hiệu tương đối thấp trong phân định ranh giới tổ chức khối u. Sử dụng PET/CT sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn so với CT để giải quyết vấn đề này. PET/CT có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn của PET hoặc của CT riêng biệt trong lập kế hoạch xạ trị.

2. ỨNG DỤNG CỦA PET/ CT

     Chụp PET/CT là phép ghi nhận hình ảnh chức năng bằng kỹ thuật y học hạt nhân [PET] kết hợp với chụp hình cấu trúc bằng CT. PET/CT cung cấp các thông tin chẩn đoán mà các phương pháp chụp hình khác [CT, MRI…] không thể có được. Thông tin chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử sử dụng để đánh giá quá trình sống bao gồm chuyển hoá tế bào, lưu thông tuần hoàn, tưới máu, mức độ gắn kết các thụ thể [receptor-ligand] nhờ vậy có thể phân biệt được tình trạng bình thường hay bất thường trong cơ thể người bệnh. Hình ảnh PET cho phép đánh giá các thay đổi sinh lý, hoá học liên quan đến chuyển hóa xảy ra sớm hơn rất nhiều trước khi có những thay đổi về cấu trúc đến mức có thể phát hiện được bằng các kỹ thuật chụp hình khác như CT, MRI…Với những ưu thế vượt trội trên, PET/CT được chỉ định rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh về ung bướu:

· Trong chuyên ngành ung bướu, PET/CT giúp phát hiện tế bào ung thư ở những giai đoạn rất sớm ngay khi mới chỉ có sự rối loạn nhỏ nhất của tế bào, tầm soát phát hiện sớm ung thư, đánh giá giai đoạn bệnh, đánh giá đáp ứng của một hoặc nhiều phương pháp điều trị và phát hiện di căn, mức độ lan tràn của ung thư.

· Phân biệt mô sẹo xơ sau điều trị hay tổn thương ung thư còn sót, mô tái phát sau điều trị phẫu thuật, tia xạ, hoá chất.

· Đánh giá chính xác tổn thương giúp lập kế hoạch điều trị xạ trị đạt kết quả tối ưu.

· Chụp PET/CT đặc biệt hiệu quả trong đánh giá kết quả điều trị, sau một vài đợt điều trị hóa chất, điều trị đích hoặc tia xạ, bệnh nhân được chỉ định chụp PET/CT để kiểm tra tình trạng khối u và diễn biến trên toàn cơ thể. Căn cứ vào kết quả này, thầy thuốc có thể tiên lượng và điều chỉnh hoặc thay đổi phương pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Không những tránh mất thời gian hữu ích và kinh tế do điều trị thuốc hay phương pháp điều trị không hiệu quả mà còn tránh tác dụng phụ đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do điều trị chưa đúng mang lại.

Chụp Positron cắt lớp là một kỹ thuật mới của ngành y học hạt nhân sử dụng các hạt phát positron để định vị khối u và một số bệnh lý phức tạp khác. Kỹ thuật PET đã có nhiều phát triển do có những ưu điểm vượt trội so với những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Chụp Positron cắt lớp [Chụp PET CT] ở đâu tại TP.HCM? Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Ung bướu để được tư vấn, chẩn đoán và giải đáp thắc mắc về chụp Positron cắt lớp [Chụp PET CT]. 

Chụp Positron cắt lớp là một kỹ thuật mới của ngành y học hạt nhân sử dụng các hạt phát positron để định vị khối u và một số bệnh lý phức tạp khác. Kỹ thuật PET đã có nhiều phát triển do có những ưu điểm vượt trội so với những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

Dưới đây là danh sách bệnh viện tại TP.HCM ứng dụng kỹ thuật chụp Positron cắt lớp để chẩn đoán ung thư:

1. Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

Địa chỉ: 03 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Điện thoại: [028] 3843 3021.

2. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.

Điện thoại: [028] 3855 4269 - [028] 3952 5355.

3. Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.

Điện thoại: [028] 3955 9856.

4. Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM.

Điện thoại: [028] 3865 4249.

Mặc dù chụp Positron cắt lớp có nhiều ưu việt trong chẩn đoán và điều trị ung thư nhưng kỹ thuật này không phân biệt được đâu là ung thư và đâu là nhiễm trùng. Vì vậy, chụp PET/CT chỉ được chỉ định sau khi đã có chẩn đoán ung thư, không phải tầm soát ung thư. Mặt khác, chi phi chụp Positron rất cao, khoảng từ 20 triệu đồng trở lên cho một lần chụp. Bạn cần cân nhắc thật kĩ trước khi tiến hành thực hiện chụp Positron cắt lớp.

Hãy gọi ngay bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Ung bướu của Wellcare để được chẩn đoán, tầm soát ung thư và giải thích mọi thắc mắc về chụp Positron cắt lớp như:

  • Trường hợp của tôi có cần chụp PET hay không?
  • Chụp Positron cắt lớp có nguy hiểm không?
  • Khi nào cần chụp Positron?
  • Tiến trình chụp Positron diễn ra như thế nào?...

Xem thêm: Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu tại Tp.HCM

- 02-07-2018 -

PV: Thưa ông, người ta hay nói đến việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư. Vậy cụ thể của việc làm này là gì và nên áp dụng cho những đối tượng nào?

PGS.TS Trần Văn Thuấn: Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là nghiệm pháp tìm kiếm những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư trên những người bề ngoài khoẻ mạnh, chưa có triệu chứng của bệnh.

Sàng lọc ung thư còn được gọi là phòng bệnh bước 2 với mục tiêu phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, nhằm tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư, chi phí điều trị cũng sẽ giảm đi rất nhiều so với việc điều trị bệnh ở giai đoạn muộn. Phòng bệnh bước 1 là tránh phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ sinh ung thư, nhằm giảm tỉ lệ mắc ung thư.

Sàng lọc ung thư thường áp dụng trên người có yếu tố nguy cơ hay nhóm đối tượng phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư. Sàng lọc ung thư mục đích chính không phải là chẩn đoán ung thư mà là để xác định các dấu hiệu bất thường gợi ý, hướng đến có thể mắc ung thư, trên cơ sở đó tiến hành các phương pháp chuyên sâu để chẩn đoán xác định cho các đối tượng có bất thường trên nghiệm pháp sàng lọc.

-PSG.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc bệnh viện K-

Một số trường hợp phát hiện có tổn thương tiền ung thư, thì phải tiếp tục theo dõi sát hoặc can thiệp điều trị loại bỏ nếu cần. Do vậy sàng lọc ung thư chỉ có hiệu quả khi tổ chức được hệ thống theo dõi và điều trị hoàn chỉnh.

PV: Vậy việc xét nghiệm sàng lọc ung thư cần phải đảm bảo những yêu cầu gì để mang lại hiệu quả cho người bệnh?

PGS.TS Trần Văn Thuấn: Với các ý nghĩa nêu trên, xét nghiệm sàng lọc ung thư phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Không cho kết quả âm tính giả quá cao, nghĩa là không được bỏ sót quá nhiều trường hợp ung thư.

- Không cho kết quả dương tính giả quá cao, nghĩa là không xác định nhầm từ dấu hiệu bình thường thành dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư.

- Phải đảm bảo độ nhạy [khả năng phát hiện các dấu hiệu sớm của ung thư trên những người thực sự có bệnh ung thư] và độ đặc hiệu [khả năng loại trừ dấu hiệu sớm của ung thư trên những người thực sự bình thường] trên 80%.

- Xét nghiệm đó phải dễ thực hiện và không gây phiền toái. Có như vậy mới có thể tiến hành trên quy mô lớn, và được cộng đồng chấp nhận.

Vì sàng lọc ung thư thường áp dụng trên quy mô lớn, do vậy trên quan điểm y tế cộng đồng, các yếu tố cần thiết để quyết định thực thi, áp dụng một phương pháp sàng lọc ung thư phải hội tụ các yếu tố:

- Bệnh ung thư đó phải là vấn đề sức khoẻ lớn của cộng đồng [mức độ thường gặp, mức độ nghiêm trọng của bệnh].

- Bệnh ung thư đó phải có khả năng chữa trị được nếu phát hiện bệnh sớm [ví dụ: ung thư vú nếu phát hiện sớm chữa khỏi tới gần 100%, với ung thư phổi khuyến cáo chính là phòng bệnh bước 1 tức là không hút thuốc, ung thư phổi khó phát hiện sớm và ngay cả khi phát hiện được sớm thì hiệu quả chữa khỏi không cao].

- Phương pháp sàng lọc phải được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư đó qua các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng [ví dụ: chụp vú, làm tế bào học âm đạo đã được chứng minh rõ giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú và ung thư cổ tử cung].

- Giá thành của xét nghiệm sàng lọc không quá cao.

PV: Như vậy có nghĩa là chúng ta không áp dụng sàng lọc cho tất cả các loại ung thư với tất cả các phương pháp chẩn đoán ung thư, thưa ông?

PGS.TS Trần Văn Thuấn: Đúng vậy. Các luận điểm trên giải thích tại sao chúng ta lại không áp dụng sàng lọc cho tất cả các loại ung thư với tất cả các phương pháp chẩn đoán ung thư.

Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên, thì PET/CT không phù hợp là một phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư. Trên thực tế cũng chưa có bất kì khuyến cáo nào liên quan đến sử dụng PET/CT trong sàng lọc ung thư của các cơ quan, tổ chức, cơ sở có uy tín trên thế giới về khám, chữa, nghiên cứu phòng chống ung thư, ngay cả ở các nước giàu có như Mỹ, Pháp, Nhật.

Một ví dụ đơn giản là xét nghiệm tế bào học âm đạo [PAP test] có thể kết hợp hay không với soi cổ tử cung cho khả năng phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm [ung thư tại chỗ - Tis] hoặc tiền ung thư [CIN 1,2,3] nhưng chụp PET-CT chắc chắn không có khả năng này.

Hơn nữa mỗi loại ung thư thường có các xét nghiệm sàng lọc riêng theo các tiêu chí trên, được lặp lại sau 1 khoảng thời gian xác định dựa vào lịch sử phát triển tự nhiên của bệnh ung thư đó vì nguy cơ tiềm ẩn ung thư có thể xuất hiện trong suốt cuộc đời mỗi người, ở nhiều thời điểm khác nhau. Trong khi PET/CT là xét nghiệm khá đắt tiền, khó thực hiện, không thể thực hiện đại trà và không nằm trong khuyến cáo sàng lọc của bất kì loại ung thư nào.

PV: Vậy vai trò chủ yếu của PET/CT là gì thưa Phó Giáo sư?

PGS.TS Trần Văn Thuấn: Vai trò chủ yếu của PET/CT là đánh giá giai đoạn ung thư hay mức độ lan tràn của bệnh, đặc biệt là đánh giá di căn, trên bệnh nhân đã có chẩn đoán mô bệnh học là ung thư.

Trên đối tượng chưa có chẩn đoán mô bệnh học ung thư, giá trị của PET/CT rất thấp. PET/CT cũng được sử dụng trong đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi tái phát, tiến triển sau kết thúc điều trị. Ngay cả với các vai trò này, thì giá trị chẩn đoán của PET/CT cũng không phải là 100%, nghĩa là PET/CT có thể rất nhạy trong phát hiện các tổn thương, nhưng mức độ đặc hiệu chỉ tương đối, nhiều trường hợp vẫn cần phải sinh thiết tổn thương để khẳng định chẩn đoán.

Chúng tôi có thể nói ý nghĩa, giá trị của một phương tiện chẩn đoán không nằm ở máy móc, thiết bị, mà cao nhất là ở người thầy thuốc vận dụng xét nghiệm hợp lý, tinh tế và phiên giải, nhận định kết quả thông minh, chính xác.

PV: Xin trân trọng cảm ơn TTƯT.PGS.TS Trần Văn Thuấn

- Theo Dương Hải - Báo Sức khỏe đời sống.

Video liên quan

Chủ Đề