Tưởng tri là gì

–oo0Oooo–

Sư Indacanda:

Như lý tác ý và Yoniso manasikāra

– Quý vị hiểu như thế nào về cụm từ “như lý tác ý” ?

– Quý vị hiểu như thế nào về từ yoniso manasikāra ?

Xin quý vị đừng hỏi ngược lại Sư nghe, vì Sư cũng đang rối trí với những từ như thế này đây.

Phạm Doãn:

Con không biết tiếng Pali, chỉ hiểu theo khái niệm tiếng Việt: Tác ý [manasikara] là chủ động ý chí khi tiếp chạm đối tượng. Ví dụ khi thấy sự ác, mình chủ động ý chí loại trừ nó ra khỏi tâm trí. Vì việc diệt niệm ác khởi lên trong tâm thuận theo giáo lý của Đức Phật, thuận theo sự tiến hóa tâm linh đưa đến giải thoát nên gọi là “như lý tác ý” hay “theo lý tác ý” cũng được. Ngược lại chấp nhận niệm ác để nó tồn tại và giúp nó phát triển thì gọi là “phi như lý tác ý”.

Sư cô Nguyên Hương:

Yoniso manasikāra thường được dịch là ‘như lý tác ý’. Về chữ và nghĩa, phân tích khá vui! yoni: origin; realm of existence; the female organ; knowledge; species. [f.] yoni nghĩa đen là cái tử cung!

[yoniso: wisely; properly; judiciously. [adv.] ] manasikāra là tác ý thì có vẻ khá rõ ràng, nó cũng có thể hiểu như là vấn đề suy xét trong tâm. như vậy cụm từ có thể được hiểu là tác ý về cội nguồn, hay suy xét một cách có hệ thống. Tuy nhiên, theo một số thí dụ về cụm từ này trong kinh diển, ví dụ như M I, 2, 15: “jānato ahaṃ, bhikkhave, passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi, no ajānato no apassato. kiñca, bhikkhave, jānato kiñca passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi? yoniso ca manasikāraṃ ayoniso ca manasikāraṃ. ayoniso, bhikkhave, manasikaroto anuppannā ceva āsavā uppajjanti, uppannā ca āsavā pavaḍḍhanti; yoniso ca kho, bhikkhave, manasikaroto anuppannā ceva āsavā na uppajjanti, uppannā ca āsavā pahīyanti. Như vậy tác ý ở đây liên quan đến việc tu tập tâm trong sự tương tác với đối tượng. Khi căn và trần gặp nhau một cách có ý thức [tức là có xúc], tâm phải xử lý thông tin như thế nào để không có phiền não nghiệp chướng [āsavā] khởi lên do sự tiếp xúc đó. Như vậy yoniso ở đây có thể là xử lý có hệ thống hay hiểu biết đúng thì āsavā không sinh khởi được. Ngược lại ayoniso hay hiểu biết sai, xử lý không đúng cách thì tạo ra āsavā.

Phạm Văn So:

Con cũng rất bối rối khi gặp những thuật ngữ như Tưởng Tri, Tuệ Tri, Thắng Tri, Liễu Tri và rất mong gặp được bài viết đối chiếu Pali-Anh-Việt và ý nghĩa rõ ràng của những từ này.

Sư cô Nguyên Hương:

TƯỞNG TRI: trong tiếng Pali là sañjānati [san + jānati], có thể dịch nghĩa

đen là biết trong tâm, hay ý tưởng về một kinh nghiệm vừa đi qua.

Sañjānāti [saŋ+jānāti]

1. to recognize, perceive, know, to be aware of

2. to think to suppose

3. to call, name, nickname

Có một đoạn kinh rất hay trong Madhupinndika sutta [M I, 28] như sau:

“cakkhuñcāvuso, paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā V vedanā, yaṃ vedeti taṃ sañjānāti P , yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi taṃ papañceti, yaṃ papañceti tatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu cakkhuviññeyyesu rūpesu.

Nghĩa là: khi con mắt tiếp xúc với sắc trần, nhãn thức sinh khởi; sự gặp gỡ của ba tác nhân [mắt, sắc & tâm tỉnh thức] là xúc; duyên xúc [tạo ra] thọ;

cái gì vừa thọ nhận [cảm giác] thì có tưởng tri [tri giác];

tưởng tri đó dẫn đến suy nghĩ: tầm [vitakketi]

những gì vừa suy nghĩ đem đến vọng tưởng [papañceti]

Vọng tưởng đó chính là nguyên nhân làm cho người ta trôi lăn trói buộc trong điên đảo mộng tưởng [papañcasaññāsaṅkh] liên đới với quá khứ-tương lai- hiện tại…

Đây là một đoạn kinh mô tả cực kỳ chính xác quá trình nhận thức và cách mà con người tạo ra tri thức có nền tảng trong vô minh, chưa giải thoát giác ngộ. Đoạn Kinh này được trích dẫn rất phổ biến để giải thích về nhận thức luận và tâm lý học Phật giáo [không phải Abhidhamma].

Hy vọng quí vị thấy thú vị với cách mà ngài Maha Ca-Chiên-Diên giải thích!

Sư Indacanda:

Sao mệt với mấy cái Tri này ghê!

Tuệ Tri = pajānāti ,

Thắng Tri = abhijānāti,

Liễu Tri = parijānāti.

Rồi sao nữa? Không lẽ phải đi học tiếng Hán để hiểu nghĩa mấy chữ này sao! Sư Cô Nguyên Hương lỡ giúp rồi thì giúp cho trót luôn đi. Còn thêm mấy chữ này nữa: vijānāti, paṭijānāti.

Không biết có còn thêm chữ nào phát xuất từ chữ jānāti không đây nữa?

Thêm từ này nữa: papañca, papañceti, HT. Minh Châu dịch là hý luận [vừa là danh từ, vừa là động từ], còn Sc. Nguyen Huong ghi nghĩa là vọng tưởng [vừa là danh từ, vừa là động từ].

papañca này ở ngữ cảnh khác còn có nghĩa là chướng ngại [obstacle] nữa.

Sư Hiếu Huỳnh [updated Aug 1, 2011]

1. Pāḷi

– Manasi [manas chia định sở cách]: ở tâm ý, nơi tâm ý

– Kāra [√kar]: hành vi, việc làm

>>> Manasikāra: hành động [cho đối tượng hiện hữu] nơi tâm ý

– Yoniso [yoni + so]: tùy theo/phù hợp với căn bản, nguồn gốc; một cách sáng suốt, một cách hoàn hảo

2. Hán dịch

– Manasikāra 作意 tác ý mang nghĩa chú ý, dụng tâm

– Yoniso manasikāra: 从起源作意 tòng khởi nguyên tác ý [chú ý/dụng tâm tùy theo nguồn gốc xuất hiện], 如理作意 như lý tác ý [chú ý/dụng tâm theo như cái lý lẽ/chân lý]

– Ayoniso manasikāra: 未从起源作意 vị tòng khởi nguyên tác ý [chú ý/dụng tâm chưa theo nguồn gốc xuất hiện], 非如理作意 phi như lý tác ý [chú ý/dụng tâm trái với cái lý lẽ/chân lý]

hh tổng hợp từ vài cuốn từ điển, mọi người tham khảo và góp ý 🙂

Phạm Doãn:

Tỳ khưu Thiện Minh dịch ý hành là [cetanā]:

“tâm thức là bao gồm 7 sở hữu tâm [cetasika] – xúc [phassa], thọ [vedanā], tưởng [saññā], ý hành [cetanā], nhất tâm [ekaggatā], mạng căn [jivitindriya], chú ý hoặc tác ý [manasikara].”

Cô Nguyên Hương:

Cetanā là tư tâm sở, theo Vi diệu pháp, nó là một trong bảy biến hành tâm sở mà manásikara là một như đã post bởi Bs Pham Doãn.

Thầy Viên Minh cũng thường đề cập đến cetanā là ‘tư’ và nó chính là tâm sở quyết định nghiệp được tạo tác trong tiến trình tương tác.

Sư Thiện Minh dịch là ý hành có thể theo tiếng Anh là intention/volition. cetanā xác định hiệu quả của kinh nghiệm lên tâm thức [của người đang kinh nghiệm], trong lúc đó manasikāra lại hướng nó đến một nhận thức nào đó.

” mấy cái Tri ” đó làm cho chúng ta thấy ngôn ngữ Pali rất phong phú! Trong một post trước đây con đã đề cập đến những thuật ngữ Pali xuất phát từ gôc -/jna là ‘nhận biết’ hay chỉ đơn thuần là ‘biết’. Nhưng vì các soạn giả Pali muốn chứng tỏ rằng người tu Phật thì có rất nhiều mức độ giác ngộ hay nhận biết nên họ sử dụng nhiều từ khác nhau để diễn tả cái ‘biết = tri’ đó.

Thưa sư và các đạo hữu, khi con nói CÁC SOẠN GIẢ PALI là ý rằng những người đã edit or redactors [người biên tâp] của các Kinh điển đó. Vì Kinh điển không được viết trực tiếp từ miệng ĐP khi ngài đang thuyết giảng theo kiểu ghi tốc lý thời nay, mà qua gần 500 năm sau mới viết thành văn lên lá bối, con nghĩ trong việc ghi chép này có sự thay đổi chút ít [bao nhiêu thì chúng ta không biết]. Con đang viết Từ điển thuật ngữ Pali- Việt, nhưng rất tiếc là chưa xong. Trong tài liệu này con cố ý tránh dùng từ Hán-Việt nếu có thể. Vâng, các bản dịch của HT Minh Châu bị khó hiểu vì cái mớ từ Hán Việt đó.

Võ Trọng Phi:

Kính gởi sư! Lướt qua www.buddhanet.net, con thấy cetanā được dịch với các từ như sau: tác ý, ý hành, tư tác, tư tâm sở, tư, sự cố ý, sở hữu Tư, chủ ý.

Tuấn Lý:

– Về yoniso manasikāra, tôi thấy comment của Sư Hiểu Huynh là đầy đủ, súc tích, rõ nghĩa và dễ hiểu. Chữ này dịch như lý tác ý là tạm được rồi. Tôi sẽ bổ sung thêm vài lý do ở phần sau. Nếu cần thiết thì đổi “tác ý” thành “dụng tâm” hoặc “cân nhắc” [pondering]: “dụng tâm như lý”, “như lý cân nhắc”…

– Về các loại tri, tôi “like” cả hai comments của Sư Indacanda và SC Nguyen Huong. Theo suy nghĩ của tôi, người học cần chấp nhận một số từ ngữ chuyên môn như một điều tất yếu. Chúng ta không thể dịch khác đi những chữ tích phân, lượng giác, phương trình, hình bình hành, hình thang, phân tử, nguyên tử, gia tốc, động năng, … Một quyển từ điển giải thích các từ ngữ chuyên môn là cần thiết. Quý Sư trong nhóm Pali-Việt song song với dịch thuật nên xây dựng thêm quyển từ điển này tương ứng với các từ ngữ quý Sư đã sử dụng. Có thể vài mươi năm nữa hậu thế lại bình phẩm quý sư dịch tối nghĩa, đọc không hiểu, vì thiếu quyển từ điển này. Hoặc quý sư chú thích ý nghĩ của những từ quan trọng phía dưới mỗi bài kinh lớn cho người đọc dễ tham khảo. Quan trọng ở công đức này nằm ở chỗ chỉnh sửa những đoạn bị dịch sai rõ rệt hơn là một số từ ngữ chuyên môn mà người học phải chấp nhận.

Đôi lời đóng góp theo sự nhận định của tôi.

Tôi xin đóng góp sự hiểu biết về bốn loại tri.

– Tưởng Tri [sañjānati]: là loại chúng ta sử dụng thường ngày. Loại tri này lệ thuộc vào ký ức và sự đặt tên. Mắt ta thấy một cây bút, ta không quán sát gì nhiều nhưng vẫn biết ngay đó là một cây bút. Đó là tưởng tri. Tưởng tri nhờ cậy vào sự hiểu biết [và sự định danh] đã có trong quá khứ.

– Tuệ Tri [pajānāti]: đó là sự nhận biết rõ rệt bằng — thay vì hời hợt trong quán sát và nhờ cậy vào ký ức. Trong English có chữ để diễn tả ý này.

– Thắng Tri [abhijānāti]: là một loại Tưởng tri nhưng kèm theo toàn bộ hiểu biết về đối tượng — thay vì chỉ định danh [xác định nó là cái gì], rồi bỏ qua như Tưởng Tri. Nghĩa là Thắng Tri có sự dừng lại, dồn hết hiểu biết đã có vào đối tượng. Ví dụ khi dịch một từ nào đó, ta dồn hết hiểu biết đã có, kinh nghiệm đã có vào từ ngữ ấy. Cái tri này gọi là Thắng Tri.

– Liễu Tri [pariññā]: khác với Thắng Tri, loại tri dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mang ý chủ quan. Liễu Tri là tri đi kèm toàn bộ hiểu biết về đối tượng, mang nghĩa khách quan. Ta có thể đạt “Thắng tri về đối tượng” hơn là “Liễu tri về đối tượng” vì không dễ có hiểu biết chính xác và hiểu biết đầy đủ về đối tượng một cách khách quan. Liễu Tri là loại tri cao nhất.

Về dịch thuật, Liễu tri lấy chữ “liễu” tôi thấy thích hợp, Tưởng Tri lấy chữ “tưởng” theo saññā tôi thấy có mối liên hệ. Tuệ tri và Thắng tri, tôi không biết có cách dịch nào khác hơn không? Đặc biệt Tuệ tri tôi thấy không rõ nghĩa, mặc dù tạm gọi là ổn.

Phạm Doãn:

Sư Giác Chánh [Siêu Lý học, phần sở hữu tâm]

SỞ HỮU TÁC Ý [Manasikāra]

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tác Ý là cách gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho Tâm.

– Bốn ý nghĩa của Tác Ý:

1- Chơn tướng: Là cách hướng dẫn pháp tương ưng bắt cảnh trọn vẹn.

2- Phận sự: Là làm cho tâm phối hợp với cảnh.

3- Sự thành tựu: Là hướng tâm đến cảnh.

4- Nhân cần thiết: Là phải có cảnh.

Thí dụ: Như ống viễn kính thâu cảnh vật ở xa cho vừa tầm mắt được thấy.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tác Ý có 3 loại:

1- Tác Ý thành lộ.

2- Tác Ý thành đổng tốc.

3- Tác Ý thành cảnh.

Sư Hiếu Huỳnh:

Kiriyā kāro. Manamhi kāro manasikāro. Purimamanato visadisamanaṃ karotītipi manasikāro. Svāyaṃ ārammaṇapaṭipādako, vīthipaṭipādako, javanapaṭipādakoti tippakāro [visuddhi. 473]

Tác ý là cái tạo nên những gì sẽ được tạo, cái tạo nên trong tâm ý. Nó làm cho tâm khác với tâm hữu phần trước đấy, nên gọi là tác ý. Nó có ba cách làm việc này: kiểm soát đối tượng, kiểm soát lộ trình tâm và kiểm soát những tốc hành tâm. [Thanh Tịnh Đạo II. đoạn 152, Ni sư Trí Hải]

Dịch theo Ngài Tịnh Sự thì:

ārammaṇapaṭipādako >>Tác ý thành Cảnh

vīthipaṭipādako>>Tác ý thành lộ

javanapaṭipādako>> Tác ý thành Đổng tốc

tìm trong vài quyển sách, mọi người tham khảo.

Sư Indacanda:

Như vậy là thêm 1 từ Pali nữa cũng được dịch là “tác ý”:

– manasikāra

– cetanā

– paṭipādaka

Yoniso manamanasikāra: Kiểm tra lại bản dịch Phân Tích Đạo 2 tập và Milinda Vấn Đạo thì thấy cụm từ yoniso manamanasikāra đã được Tk. Indacanda dịch như sau:

– sự tác ý đúng đường lối [đa phần]

– sự tác ý đúng đắn [rất ít]

– sự chú tâm đúng đắn [1 lần]

Giờ ai mà hỏi vì sao đã dịch như vậy, thì cũng chẳng biết phải trả lời ra sao nữa. Kiểm tra lại thấy vậy thì biết vậy thôi.

Phạm Doãn:

Thưa sư, sư cô và đạo hữu: Khi ta quyết định lựa chọn làm một việc gì [will, volonte] thì có phải ta đã tác ý chưa? Và như vậy có phải ta đã dùng đến manasikara, hay ta đã dùng đến cetana, hay đã dùng cả hai? Con biết câu hỏi này khó, chỉ nên đặt ra cho các vị chuyên dạy Abhidhamma , nhưng sẵn cuộc thảo luận đây, có ai biết thì giúp giùm. Con rất cám ơn!

Võ Trọng Phi:

Kính gởi sư! Con tâm đắc với cụm từ “sự tác ý đúng đường lối” vì nó rõ ràng, cụ thể và khá sát với cụm Hán ngữ “như lý tác ý”. Với cetanā, con thấy các vị giảng sư Vi Diệu Pháp thay bằng từ Tư hoặc Sở Hữu Tư thì khá nhiều, gọi “tác ý” thay thế cho cetanā thì có vẻ ít hơn.

Sư Indacanda:

To BS Pham Doãn: Mỗi lần bí lối là Sư vào đây chiêm nghiệm. Dường như TƯ đi sau TÁC Ý một bước.

39- SỞ HỮU TƯ [Cetanā]

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tư là trạng thái tính làm, quyết làm cố tâm.

– Bốn ý nghĩa của Tư:

1- Chơn tướng: Ðôn đốc pháp đồng sanh.

2- Phận sự: Làm cho pháp đồng sanh bắt cảnh.

3- Sự thành tựu: Sắp đặt được pháp đồng sanh.

4- Nhân cần thiết: Thọ, Tưởng và Thức uẩn.

Thí dụ: Người giám đốc xí nghiệp chỉ huy các công nhân làm việc.

42- SỞ HỮU TÁC Ý [Manasikāra]

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tác Ý là cách gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho Tâm.

– Bốn ý nghĩa của Tác Ý:

1- Chơn tướng: Là cách hướng dẫn pháp tương ưng bắt cảnh trọn vẹn.

2- Phận sự: Là làm cho tâm phối hợp với cảnh.

3- Sự thành tựu: Là hướng tâm đến cảnh.

4- Nhân cần thiết: Là phải có cảnh.

Thí dụ: Như ống viễn kính thâu cảnh vật ở xa cho vừa tầm mắt được thấy.

Phạm Doãn:

Con cám ơn câu trả lời trên đây của sư! mấy năm trước con có viết một bài ngắn [Con người ta có ý chí tự do hay không?]. Viết xong rồi bế tắc! hì hì… Hôm nay con hỏi nhều về tác ý [manasikara], về tư [cetana] là mục đích muốn tìm hiểu xem cái ý chí con người khi lựa chọn một quyết định, nó là sở hữu tâm nào? Sở hữu Tác ý hay sở hữu tư hay là cả hai?

Sư Hiếu Huynh:

Sao thấy trong từ điển “paṭipādaka” chỉ mang nghĩa là “hỗ trợ, dẫn dắt, an bài, sắp đặt” nên nếu nói đầy đủ “tác ý thành cảnh” thì e rằng phải là ārammaṇapaṭipādaka manasikāra. con kính sư Bhikkhu Indacanda check dùm và nhờ bác Phạm Doãn có gì thì edit lại dùm. 🙂

Tuan Ly

Manasikāra hướng tâm đến đối tượng để khảo sát đối tượng, tùy theo đối tượng thiện hay bất thiện nó trở thành thiện hay bất thiện. Cetanā điều phối phần việc còn lại, trong đó có “muốn” và thúc đẩy hành vi. Thiện hay bất thiện tùy vào cái nó “muốn”.

Khi đối tượng [cảnh] xuất hiện, tác-ý có mặt để hướng đến khảo sát đối tượng. Sau đó có thể xuất hiện khán-ý-môn, cũng là một loại tác-ý, kháng lại đối tượng qua ý môn và tạo tâm động lực kế tiếp. Sở hữu tư có thể xuất hiện để quản thúc, thúc đẩy hành vi thiện hoặc bất thiện.

Manasikāra phải có cảnh và Yoniso-Manasikāra cũng phải có cảnh. Ví dụ : “, này các Tỷ-kheo, nếu , đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi”. Nghĩa là Yoniso-Manasikāra không đi một mình.

Vấn đề ở đây đạo hữu cần quan tâm không phải ở tác ý khi có cảnh. Học VDP ta nên để ý chỗ này. Vấn đề ở đây là ta có “cái lý như lý” để sử dụng hay không! :]]

Trở về câu hỏi:

1. Manasikāra luôn có mặt;

2. Cetanā có hay không có tùy thuộc “sự chọn lựa” của câu hỏi. Nếu chọn lựa vô ý vô tác thì tất nhiên cetanā không có mặt. Cetanā thiện hay bất thiện cũng tùy vào cái nó muốn là gì.

Khi tu người ta có thể lo nghĩ mình có chịu tác ý hay không chịu tác ý. Ở đây ta thấy tác ý luôn có mặt khi có cảnh. Thế nên điều ta quan tâm phải là tác ý đúng cách hay tác ý không đúng cách [như lý hay phi như lý]. Cần tìm hiểu về yoniso và làm sao có yoniso để sử dụng khi tác ý.

Phạm Doãn:

Cám ơn sư Tuan Ly đã phân tích rõ. Theo nguồn gốc của từ yoniso: yoni=uterus=nơi sinh ra, nơi khởi nguồn. Vậy yoniso ở đây là quay về nguồn, về uyên nguyên. Đời sống là ra đi. Tu tập là quay về. Đạo Phật có xác định một chiều quay của bánh xe pháp. Yoniso là thuận theo chiều quay bánh xe pháp. Ví dụ Dục là lực đẩy đời sống đi tới. Tác ý ly Dục là nổ lực đi ngược về.

Trí Việt:

Cháu thấy Tỳ Kheo Thanissaro dịch là : Appropriate attention, nghĩa là Sự chú tâm đúng đắn 🙂

Phạm Doãn:

Tỳ khưu Thiện Minh dịch ý hành là [cetanā]:

“tâm thức là bao gồm 7 sở hữu tâm [cetasika] – xúc [phassa], thọ [vedanā], tưởng [saññā], ý hành [cetanā], nhất tâm [ekaggatā], mạng căn [jivitindriya], chú ý hoặc tác ý [manasikara].”

Sư Indacanda:

NHÓM THUẬT NGỮ: THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH, Ý HÀNH ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở 2 TRƯỜNG HỢP: manokamma, manosankhara

DỊCH THUẬT PALI: Tạm đúc kết như sau:

– Xác định cấu trúc của câu [đa số các dịch giả khi gặp cấu trúc lạ khó phân tích thường chọn lối dịch giảng, tỷ lệ may rủi có thể nói là 50-50]

– Chọn nghĩa của từ [xác định ngữ cảnh]

Atthakatha [Chú Giải] trợ giúp rất nhiều cho 2 việc trên.

Kiriyā kāro. Manamhi kāro manasikāro. Purimamanato visadisamanaṃ karotītipi manasikāro. Svāyaṃ ārammaṇapaṭipādako, vīthipaṭipādako, javanapaṭipādakoti tippakāro [visuddhi. 473]

Tác ý là cái tạo nên những gì sẽ được tạo, cái tạo nên trong tâm ý. Nó làm cho tâm khác với tâm hữu phần trước đấy, nên gọi là tác ý. Nó có ba cách làm việc này: kiểm soát đối tượng, kiểm soát lộ trình tâm và kiểm soát những tốc hành tâm. [Thanh Tịnh Đạo II. đoạn 152, Ni sư Trí Hải dịch từ bản Anh ngữ].

Tác là việc làm. Tác ý là việc làm ở ý. Tạo ra tâm không giống với tâm trước đó” nghĩa là tác ý. Cái này đây có ba sự thể hiện: dẫn đến cảnh, dẫn đến lộ [tâm], dẫn đến các [sát-na tâm] đổng tốc [Tk. Indacanda].

BẢN DỊCH ANH NGỮ GIÚP CHO VIỆC NHẬN DIỆN CẤU TRÚC CỦA CÂU VĂN PALI [NHƯNG CŨNG ĐỪNG LỆ THUỘC]. VÀ CÓ MỘT SỐ NGỮ CẢNH CỦA CHÂU Á LÀ XA LẠ VỚI NGƯỜI CHÂU ÂU.

Tạm ngưng thảo luận ở mấy từ này thôi. Vấn đề ngữ nghĩa chưa chấm dứt đâu.

ĐỂ DỊCH LẠI CÁI ĐOẠN PALI DƯỚI ĐÂY THÌ PHẢI TỐN NHIỀU THỜI GIAN LẮM, VÌ PHẢI THAM KHẢO MỘT SỐ TÀI LIỆU. VÌ THẾ, CHỈ DỊCH ĐẠI KHÁI ĐOẠN NÀY ĐỂ CHO QUÝ VỊ THẤY ĐƯỢC VIỆC DỊCH “LỔN CỔN LẢNG CẢNG” CỦA NHÀ SƯ “MẮC DỊCH” CÓ GIÁ TRỊ NHƯ THẾ NÀO THÔI:

Tạng Kinh, Trung Bộ, bài 18: Kinh Mật Hoàn [Madhupiṇḍikasuttaṃ]. Cái đoạn văn Pali này do Sc. Nguyên Hương nêu lên ở trên:

“cakkhuñcāvuso, paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, yaṃ vedeti taṃ sañjānāti , yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi taṃ papañceti, yaṃ papañceti tatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu cakkhuviññeyyesu rūpesu.

Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại [HT. Thích Minh Châu].

Nghĩa là: khi con mắt tiếp xúc với sắc trần, nhãn thức sinh khởi; sự gặp gỡ của ba [tác nhân = mắt, sắc & tâm tỉnh thức] là xúc; duyên xúc [tạo ra] thọ; cái gì vừa thọ nhận [cảm giác] thì có tưởng tri [tri giác]; tưởng tri đó dẫn đến suy nghĩ [tầm = vitakketi] những gì vừa suy nghĩ đem đến vọng tưởng [papañceti]; vọng tưởng đó chính là nguyên nhân làm cho người ta trôi lăn trói buộc trong điên đảo mộng tưởng [papañcasaññāsaṅkhā] liên đới với quá khứ-tương lai- hiện tại… [Sư Cô Nguyên Hương giảng]

Này các đại đức, do mắt và các cảnh sắc, nhãn thức sanh liên. Sự hội tụ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, cảm thọ khởi lên. Cảm thọ cái nào thì nhận biết cái ấy; nhận biết cái nào thì suy tầm về cái ấy; suy tầm về cái nào thì tưởng tượng về cái ấy; tưởng tượng cái nào thì do nguyên nhân của điều ấy khiến sự xác định bởi tưởng tượng và nhận biết xảy đến cho con người khi các sắc được nhận thức bởi mắt ở các thời quá khứ, vị lai, và hiện tại [Tk. Indacanda].

BÂY GIỜ QUÝ VỊ CÓ THỂ SUY LUẬN RỒI ĐÓ.

[Hết]

Ghi chú: thêm một từ thường thấy trong Nikaya:

yathābhūtaṁ pajānāti: tuệ tri rõ như thực, như thực rõ biết

[Bổ sung của sư Rama ngày 20/08/2011]

Bhikkhu Rama

NHƯ LÝ TÁC Ý [ YONISO MANASIKĀRA]

A/ Thế nào là tác ý?

– Tác ý là tạo nên đối tượng nơi tâm,làm phát sinh đối tượng nơi tâm [Visayaṃ manasi kāro manasikāro] hoặc định nghĩa [ārammaṇapaṭipādako manasmiṃ kāroti manasikāro] –Abhi-aṭṭha-1-177;Visuddhi-2-9 6

– Như Lý Tác Ý có nghĩa là tác ý đúng cách, tác ý đường[ Yoniso manasikāro nāma upāyamanasikāro pathamanasikāro]-[ Dī-aṭṭha-2-236]

B/ Tác ý đúng cách, tác ý đường là như thế nào?

1.Ngũ uẩn này là Vô thường[ Anicca] tác ý là Vô thường.

2.Ngũ uẩn này là Khổ[ Dukkha] tác ý là Khổ.

3.Ngũ uẩn này là Vô ngã [ Anatta] tác ý là Vô ngã .

4.Ngũ uẩn này là Bất tịnh[ Asubha] tác ý là Bất tịnh.

Chư Thiện hữu nào chuyên về Pháp Hành, muốn đi sâu vào làm thế nào để có Như Lý Tác Ý ,làm thế nào phát sinh tuệ Minh Sát trên 3 đặc tướng Vô Thường, Khổ, Vô ngã thì nên tham khảo thêm tài liệu Nibbānagāminipaṭipadā của ngài trưởng lão Pa-auk Sayadaw[ Viện chủ hệ thống các trường thiền Pa-auk, hiện đang ở Myanmar] hoặc gặp trực tiếp các vị thiền sư có kinh nghiệm để được chỉ dẫn trực tiếp.

C/ Có 3 loại tác ý-manasikāra [Theo Abhi-Aṭṭha-1-177]

1.Ārammaṇapaṭipādakamanasikāra [Tác ý dẫn đến cảnh]

Tác ý này làm nhiệm vụ chính là làm phát sinh đối tượng nơi tâm.Tác ý ở đây chính là Tác ý tâm sở [manasikāra cetasika]. Nó nằm trong 52 loại tâm sở.

2.Vīthipaṭipādakamanasikāra [Tác ý dẫn đến Lộ trình tâm]

Làm cho phát sinh lộ trình nên gọi là Tác ý dẫn đến lộ trình tâm [Vīthiṃ paṭipādayatīti vīthipaṭipādakamanasikāra]:

Tác ý ở đây chính là Ngũ môn hướng tâm[Pañcadvāravajjanacitta].Nó làm phát sinh Nhãn Thức Tâm[Cakkhuviññāṇacitta]…Tiếp nhận tâm[Sampaṭicchanacitta]…v.v…và toàn bộ tiến trình tâm.

• Atī • na • da • Pañ • cak • sam • saṇ • vot • ja • ja • ja • ja • ja • ja • ja • ta • ta • bha • bha •

3.Javanapaṭipādakamanasikāra [Tác ý dẫn đến Tác Hành tâm]:

Tác ý ở đây chính là Ý Môn hướng tâm[Manodvāravajjanacitta]=Xác định tâm[Voṭṭhabbana]

• na • da • Ma • ja • ja • ja • ja • ja • ja • ja • ta • ta • bha • bha •

Vấn đề ở đây là tác ý này nếu thuận theo Pháp [Yoniso] thì Tạo ra Thiện nghiệp, còn không thuận theo Pháp [Ayoniso] thì tạo ra Bất thiện nghiệp.

Khi có Như Lý Tác Ý, các bậc Thánh hữu học và phàm phu thì Tác Hành tâm này sẽ là: Thiện dục giới tương ưng với Tuệ[ Mahākusala-ñāṇasampayutta],Còn

bậc Thánh Arahat sẽ là Tâm hành dục giới tương ưng với Tuệ[ Mahākiriyā-ñāṇasampayutta].

Chính 2 Ngũ môn và Ý môn Hướng Tâm[Āvajjana] này- tức tác ý: tạo ra tâm không giống với tâm trước đó [Purimamanato visadisamanaṃ karotītipi manasikāro]

D/Nhân cần thiết để có Như Lý Tác Ý:

1.Bản thân khéo hành trì [ Attasammāpaṇidhi]

2.Lắng nghe Chánh Pháp [ Saddhammassavana]

3.Thân cận Thiện Trí Thức[Sappurisūpanissaya]

4.Ở trú xứ thích hợp [ Paṭirūpesavāsa]

5.Trước đây từng tạo Thiện nghiệp[ Pubbe katapuññatā]

E/ Tầm quan trọng của Như Lý Tác Ý với người hành Pháp Phật:

Này các tỳ kheo, người có như lý tác ý các thiện pháp chưa sanh sẽ sanh, các bất thiện đã sanh sẽ diệt.[Yoniso, bhikkhave, manasi karoto anuppannā ceva kusalā dhammā uppa-jjanti uppannā ca akusalā dhammā parihāyanti]-[Aṅ-1-12]

Này các tỳ kheo, người có như lý tác ý các Pháp Giác Chi chưa sanh sẽ sanh, các Pháp Giác Chi đã sanh sẽ đưa đến Pháp Hành[ Bhavanā] được tròn đủ.[Yoniso, bhikkhave, manasi karoto anuppannā ceva bojjhaṅgā uppajjanti, uppannā ca bojjhaṅgā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti]-[Aṅ-1-13]

F/ Người có Như Lý Tác Ý thì được 9 quả báu:

1. Vui mừng[pāmojja]

2. Hỷ[pīti]

3. Vắng lặng[passaddhi]

4. Lạc[sukha]

5. An Tịnh[passaddhi]

6. Biết như thật[yathābhūtaṃ pajānāti] [Theo Paṭisam-83]

7. Chán ngán[ về luân hồi][Nibbinda]

8. Ly dục[Virāga]=Thánh Đạo

9. Giải thoát[Vimutti]=Thánh Quả. [Theo Paṭisam-Aṭṭha-274]

Pāli Việt Như vậy là thêm 1 từ Pali nữa cũng được dịch là “tác ý”: – manasikāra – cetanā

– paṭipādaka

Yoniso manamanasikāra: Kiểm tra lại bản dịch Phân Tích Đạo 2 tập và Milinda Vấn Đạo thì thấy cụm từ yoniso manamanasikāra đã được Tk. Indacanda dịch như sau: – sự tác ý đúng đường lối [đa phần] – sự tác ý đúng đắn [rất ít] – sự chú tâm đúng đắn [1 lần]

Giờ ai mà hỏi vì sao đã dịch như vậy, thì cũng chẳng biết phải trả lời ra sao nữa. Kiểm tra lại thấy vậy thì biết vậy thôi.

Phạm Doãn

Thưa sư, sư cô và đạo hữu: Khi ta quyết định lựa chọn làm một việc gì [will, volonte] thì có phải ta đã tác ý chưa? Và như vậy có phải ta đã dùng đến manasikara, hay ta đã dùng đến cetana, hay đã dùng cả hai? Con biết câu hỏi này khó, chỉ nên đặt ra cho các vị chuyên dạy Abhidhamma , nhưng sẵn cuộc thảo luận đây, có ai biết thì giúp giùm. Con rất cám ơn!

Phu Sa

‎”Ni sư Nguyên Hương”: Thưa sư và các đạo hữu, khi con nói CÁC SOẠN GIẢ PALI là ý rằng những người đã edit or redactors [người biên tâp] của các Kinh điển đó. Vì Kinh điển không được viết trực tiếp từ miệng ĐP khi ngài đang thuyết giảng the…See More

Phu Sa Từ điển thuật ngữ Pali- Việt:

Vo Trong Phi

Kính gởi sư! Con tâm đắc với cụm từ “sự tác ý đúng đường lối” vì nó rõ ràng, cụ thể và khá sát với cụm Hán ngữ “như lý tác ý”. Với cetanā, con thấy các vị giảng sư Vi Diệu Pháp thay bằng từ Tư hoặc Sở Hữu Tư thì khá nhiều, gọi “tác ý” thay thế cho cetanā thì có vẻ ít hơn.

Pāli Việt

To BS Pham Doãn: Mỗi lần bí lối là Sư vào đây chiêm nghiệm. Dường như TƯ đi sau TÁC Ý một bước.

39- SỞ HỮU TƯ [Cetanā]

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tư là trạng thái tính làm, quyết làm cố tâm.
– Bốn ý nghĩa của Tư:

1- Chơn tướng: Ðôn đốc pháp đồng sanh. 2- Phận sự: Làm cho pháp đồng sanh bắt cảnh. 3- Sự thành tựu: Sắp đặt được pháp đồng sanh.

4- Nhân cần thiết: Thọ, Tưởng và Thức uẩn.

Thí dụ: Người giám đốc xí nghiệp chỉ huy các công nhân làm việc.

42- SỞ HỮU TÁC Ý [Manasikāra]

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tác Ý là cách gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho Tâm.

– Bốn ý nghĩa của Tác Ý:

1- Chơn tướng: Là cách hướng dẫn pháp tương ưng bắt cảnh trọn vẹn. 2- Phận sự: Là làm cho tâm phối hợp với cảnh. 3- Sự thành tựu: Là hướng tâm đến cảnh.

4- Nhân cần thiết: Là phải có cảnh.

Thí dụ: Như ống viễn kính thâu cảnh vật ở xa cho vừa tầm mắt được thấy.

Phạm Doãn

Con cám ơn câu trả lời trên đây của sư! mấy năm trước con có viết một bài ngắn [Con người ta có ý chí tự do hay không?]. Viết xong rồi bế tắc! hì hì… Hôm nay con hỏi nhều về tác ý [manasikara], về tư [cetana] là mục đích muốn tìm hiểu xem cái ý chí con người khi lựa chọn một quyết định, nó là sở hữu tâm nào? Sở hữu Tác ý hay sở hữu tư hay là cả hai?

Phu Sa

Pali Viet: //www.buddhanet.net/budsas/uni/u-tudien-palviet/tdpv-00.htm //tudien.daitangkinhvietnam.org/
English-Pali Dictionary: //www.buddhanet.net/budsas/ebud/dict-ep/index.htm Viet – Pali : //buddhanet.net/budsas/un

i/u-tudien-palviet/vp-00.htm

Pali-English Dictionary: //www.buddhanet.net/budsas/ebud/dict-pe/index.htm Small Pali-English: //www.buddhanet.net/budsas/ebud/bud-dict/pali-gloss.htm Buddhist Dictionary: //www.buddhanet.net/budsas/ebud/bud-dict/dic_idx.htm Buddhistisches Wörterbuch : //www.palikanon.com/wtb/wtb_idx.html
Glossary of P±li : //www.vri.dhamma.org/general/glossary.html //www.tipitaka.org/_old/vriroman/booklistframe2.html //www.tipitaka.org/english/stp-pali-eng-parallel.html

Hieu Huynh

Sao thấy trong từ điển “paṭipādaka” chỉ mang nghĩa là “hỗ trợ, dẫn dắt, an bài, sắp đặt” nên nếu nói đầy đủ “tác ý thành cảnh” thì e rằng phải là ārammaṇapaṭipādaka manasikāra. con kính sư Bhikkhu Indacanda check dùm và nhờ bác Phạm Doãn có gì thì edit lại dùm. 🙂

Tuan Ly

Phạm Doãn:
Manasikāra hướng tâm đến đối tượng để khảo sát đối tượng, tùy theo đối tượng thiện hay bất thiện nó trở thành thiện hay bất thiện. Cetanā điều phối phần việc còn lại, trong đó có “muốn” và thúc đẩy hành vi. Thiện hay bất thiện Manasikāra phải có cảnh và Yoniso-Manasikāra cũng phải có cảnh. Ví dụ : “, này các Tỷ-kheo, nếu , đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi”. Nghĩa là Yoniso-Manasikāra không đi một mình.

Vấn đề ở đây đạo hữu cần quan tâm không phải ở tác ý khi có cảnh. Học VDP ta nên để ý chỗ này. Vấn đề ở đây là ta có “cái lý như lý” để sử dụng hay không! :]]

Trở về câu hỏi:

1. Manasikāra luôn có mặt;

2. Cetanā có hay không có tùy thuộc “sự chọn lựa” của câu hỏi. Nếu chọn lựa vô ý vô tác thì tất nhiên cetanā không có mặt. Cetanā thiện hay bất thiện cũng tùy vào cái nó muốn là gì.

Khi tu người ta có thể lo nghĩ mình có chịu tác ý hay không chịu tác ý. Ở đây ta thấy tác ý luôn có mặt khi có cảnh. Thế nên điều ta quan tâm phải là tác ý đúng cách hay tác ý không đúng cách [như lý hay phi như lý]. Cần tìm hiểu về yoniso và làm sao có yoniso để sử dụng khi tác ý.

Tuan Ly

Khi tu người ta có thể lo nghĩ mình có chịu tác ý hay không chịu tác ý. Ở đây ta thấy tác ý luôn có mặt khi có cảnh. Thế nên điều ta quan tâm phải là tác ý đúng cách hay tác ý không đúng cách [như lý hay phi như lý]. Cần tìm hiểu về yoniso và làm sao có yoniso để sử dụng khi tác ý.

Phạm Doãn

Cám ơn sư Tuan Ly đã phân tích rõ. Theo nguồn gốc của từ yoniso: yoni=uterus=nơi sinh ra, nơi khởi nguồn. Vậy yoniso ở đây là quay về nguồn, về uyên nguyên. Đời sống là ra đi. Tu tập là quay về. Đạo Phật có xác định một chiều quay của bánh xe pháp. Yoniso là theo chiều quay bánh xe pháp. Ví dụ Dục là lực đẩy đời sống đi tới. Tác ý ly Dục là nổ lực đi ngược về.

Nguyễn Viết Huy

Cháu thấy Tỳ Kheo Thanissaro dịch là : Appropriate attention, nghĩa là Sự chú tâm đúng đắn 🙂

Pāli Việt

To BS. Phạm Doãn: Tỳ khưu Thiện Minh dịch ý hành là [cetanā]: “tâm thức là bao gồm 7 sở hữu tâm [cetasika] – xúc [phassa], thọ [vedanā], tưởng [saññā], ý hành [cetanā], nhất tâm [ekaggatā], mạng căn [jivitindriya], chú ý hoặc tác ý [manasikara].”

NHÓM THUẬT NGỮ: THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH, Ý HÀNH ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở 2 TRƯỜNG HỢP: manokamma, manosankhara

Pāli Việt

DỊCH THUẬT PALI: Tạm đúc kết như sau: – Xác định cấu trúc của câu [đa số các dịch giả khi gặp cấu trúc lạ khó phân tích thường chọn lối dịch giảng, tỷ lệ may rủi có thể nói là 50-50] – Chọn nghĩa của từ [xác định ngữ cảnh]

Atthakatha [Chú

Giải] trợ giúp rất nhiều cho 2 việc trên.

Kiriyā kāro. Manamhi kāro manasikāro. Purimamanato visadisamanaṃ karotītipi manasikāro. Svāyaṃ ārammaṇapaṭipādako, vīthipaṭipādako, javanapaṭipādakoti tippakāro [visuddhi. 473] Tác ý là cái tạo nên những gì sẽ được tạo, cái tạo nên trong tâm ý. Nó làm cho tâm khác với tâm hữu phần trước đấy, nên gọi là tác ý. Nó có ba cách làm việc này: kiểm soát đối tượng, kiểm soát lộ trình tâm và kiểm soát những tốc hành tâm. [Thanh Tịnh Đạo II. đoạn 152, Ni sư Trí Hải dịch từ bản Anh ngữ].

Tác là việc làm. Tác ý là việc làm ở ý. Tạo ra tâm không giống với tâm trước đó” nghĩa là tác ý. Cái này đây có ba sự thể hiện: dẫn đến cảnh, dẫn đến lộ [tâm], dẫn đến các [sát-na tâm] đổng tốc [Tk. Indacanda].

BẢN DỊCH ANH NGỮ GIÚP CHO VIỆC NHẬN DIỆN CẤU TRÚC CỦA CÂU VĂN PALI [NHƯNG CŨNG ĐỪNG LỆ THUỘC]. VÀ CÓ MỘT SỐ NGỮ CẢNH CỦA CHÂU Á LÀ XA LẠ VỚI NGƯỜI CHÂU ÂU.

Phạm Doãn

Cám ơn Sư và tất cả các đạo hữu. Vậy thì ta có thể tạm kết thúc thảo luận này tại đây.

Pāli Việt

Tạm ngưng thảo luận ở mấy từ này thôi. Vấn đề ngữ nghĩa chưa chấm dứt đâu.

ĐỂ DỊCH LẠI CÁI ĐOẠN PALI DƯỚI ĐÂY THÌ PHẢI TỐN NHIỀU THỜI GIAN LẮM, VÌ PHẢI THAM KHẢO MỘT SỐ TÀI LIỆU. VÌ THẾ, CHỈ DỊCH ĐẠI KHÁI ĐOẠN NÀY ĐỂ CHO QUÝ VỊ THẤY ĐƯỢC

VIỆC DỊCH “LỔN CỔN LẢNG CẢNG” CỦA NHÀ SƯ “MẮC DỊCH” CÓ GIÁ TRỊ NHƯ THẾ NÀO THÔI:

Tạng Kinh, Trung Bộ, bài 18: Kinh Mật Hoàn [Madhupiṇḍikasuttaṃ]. Cái đoạn văn Pali này do Sc. Nguyên Hương nêu lên ở trên:

“cakkhuñcāvuso, paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, yaṃ vedeti taṃ sañjānāti , yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi taṃ papañceti, yaṃ papañceti tatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu cakkhuviññeyyesu rūpesu.

Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại [HT. Thích Minh Châu].

Nghĩa là: khi con mắt tiếp xúc với sắc trần, nhãn thức sinh khởi; sự gặp gỡ của ba [tác nhân = mắt, sắc & tâm tỉnh thức] là xúc; duyên xúc [tạo ra] thọ; cái gì vừa thọ nhận [cảm giác] thì có tưởng tri [tri giác]; tưởng tri đó dẫn đến suy nghĩ [tầm = vitakketi] những gì vừa suy nghĩ đem đến vọng tưởng [papañceti]; vọng tưởng đó chính là nguyên nhân làm cho người ta trôi lăn trói buộc trong điên đảo mộng tưởng [papañcasaññāsaṅkhā] liên đới với quá khứ-tương lai- hiện tại… [Sư Cô Nguyên Hương giảng]

Này các đại đức, do mắt và các cảnh sắc, nhãn thức sanh liên. Sự hội tụ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, cảm thọ khởi lên. Cảm thọ cái nào thì nhận biết cái ấy; nhận biết cái nào thì suy tầm về cái ấy; suy tầm về cái nào thì tưởng tượng về cái ấy; tưởng tượng cái nào thì do nguyên nhân của điều ấy khiến sự xác định bởi tưởng tượng và nhận biết xảy đến cho con người khi các sắc được nhận thức bởi mắt ở các thời quá khứ, vị lai, và hiện tại [Tk. Indacanda].

BÂY GIỜ QUÝ VỊ CÓ THỂ SUY LUẬN RỒI ĐÓ.

Nguyen Huong

Khi người ta quyết định lựa chọn làm một việc gì, trước hết có sự khởi tâm hướng đến đối tượng cần làm – đó là tác ý [manasikaara], nhưng sự ‘quyết định lựa chọn’ lại là TƯ [cetanaa] – thuộc về một lộ trình tâm khác trong tiến trình suy ngh

ĩ về giải pháp hành động. Những tiển tình tâm này xẩy ra rất nhanh trong đầu, cái này dẫn đếncái kia theo một tiến trình nhân quả, nên ít người nhận biết được quá trình phân tích, nhận xét và quyết định mà tâm đưa ra khiến họ nói hay hành động theo một cách nào đó. Khi tu thiền, hành giả bắt đầu học cách nhận biết các tiến trình tâm sinh khởi, cái gì dẫn đến cái gì, cái gì nên theo, cái gì không nên theo [vì sẽ dẫn đến phiền não nghiệp chướng].

Nguyen Thach Nguyen Huu

Như lý Tác ý [manasikara] là một trong bảy 7 yếu tố cơ bản luôn có mặt trong tất cả tâm. Nó có nhiệm vụ tự nhiên ban đầu là dẫn tâm về một trong hai hướng [mặt] của đối tượng. Nếu nhận đối tượng theo hướng chân thực thì gọi là như lý tác ý,

nếu nhận đối tượng theo hướng chủ quan thì gọi là phi như tác ý. Ví dụ thấy sợi dây như nó là tức hướng thấy đúng thì gọi là như lý tác ý. Nếu thấy sợi dây là con rắn tức hướng thấy ảo tưởng thì gọi là phi như tác ý. Nhiều người hiểu lầm như lý tác ý là ý chí quyết định đúng, và phi như tác ý là ý chí quyết định sai. Như vậy là nhầm lẫn tác ý với tư tác [cetana]. Đối trị phóng tâm không phải là công việc của tác ý. Cố ý dùng ý chí đối trị phóng tâm tức muốn loại bỏ phóng tâm thì đó là một tâm sân, chỉ làm cho phóng tâm tăng thêm, hoặc làm cho tâm căng thẳng, mệt mỏi, đưa đến hôn trầm thụy miên, một trạng thái ngược hẵn với phóng tâm nhưng cả hai đều có trạng thái si giống nhau. Chính tầm [vitakka] mới làm công tác hướng tâm đến đối tượng. Khi tầm vừa đủ thì tứ [vicara] giúp tâm giữ thăng bằng trên đối tượng. Khi tâm lập lại thăng bằng thì hỷ [piti] phát sinh khiến cho sân tự rút lui. Sau đó hỷ dịu xuống thì lạc [an ổn] đến và lập tức phóng tâm [trạo hối] tự rút lui chứ không cần dùng ý chí đối trị. Cần nắm vững điều này nếu không chỉ tạo chiến tranh nhị nguyên của bản ngã trong thiền định. Thắng thì sinh ngã mạn tự tôn, bại thì tự ty mặc cảm, đều chỉ là biểu hiện của cái ta háo thắng mà thôi.

Đơn Sa

Con xin kính chào các sư và thân chào các đạo hữu Trong quá trình tìm hiểu kinh điển, sách vở quả thực những từ như: Tưởng Tri, Tuệ Tri, Thắng Tri, Liễu Tri,…nhiều lần cũng làm cho con khó hiểu. Nhất là từ “Liễu Tri” theo con hiểu đó là cái “Tri” cao quý nhất trong các “Tri” ở trên. Mà không hiểu sao lại có từ “Liễu” ở trong này [xét về mặt từ ngữ] Hiện nay, con đang nghĩ rằng: Tưởng Tri =~ thường biết Tuệ Tri =~ biết giỏi Thắng Tri =~ biết rõ Liễu Tri =~ biết thật [biết ở đây bao gồm: nghĩ, nghe, thấy,…]

Không biết con nghĩ thế có được không, Mong quý sư và các đạo hữu chỉ bảo thêm

Vo Trong Phi

Liễu là từ Hán Việt, có nghĩa: xong, hết, đã, rồi. “Liễu tri” có thể hiểu là biết rồi, biết từ đầu đến đuôi, biết rốt ráo. “Tuệ tri” có thể hiểu là hành động/cái biết của tuệ.

Hiếu Nguyễn

Không biết đào bới lại topic này có làm phiền mọi người không ạ?

Con có đọc topic này nhiều lần và thấy vấn đề tác ý, tư và các tri đã được làm khá rõ, nhưng như Sư Tuan Ly đã nói, phần NHƯ LÝ [yoniso] thì cần được chú ý hơn.

[1] Như lý,

hợp cách, đúng đắn là theo tiêu chí nào? Có đoạn kinh nào Đức Phật chỉ rõ ra cách mà ta cần phải “tác ý” không ạ?’

[2] Vai trò của Như Lý Tác Ý trong tu tập là thế nào? Có phải nó sử dụng để “chiến đấu” với các bất thiện pháp sau khi nó đã lọt qua sự phòng hộ và canh gác của Niệm hay không ạ [nghĩa là sau khi phòng hộ thất bại]?

Hiếu Nguyễn

Anh Hạnh gợi mở thêm một xíu đường lối, “chỗ” để tìm hiểu thêm đi ạ.

Hạnh Trương

Thấu được LÝ sẽ hiểu được “như lý” 🙂
đây cũng lại là một đề tài nữa, cũng phức tạp chứ chẳng dễ

Hạnh Trương

Lúc chiết tự, Sư Hieu Huynh có ghi rồi đó, lần theo cái đó cũng là một đường. Một cách khác là dùng “luật tự nhiên” để hiểu bản thể [vốn vô hình, vô tướng], để về với khởi thủy của các pháp

Một cách khác nữa là thử tóm gọn cả giáo pháp của Phật vào vài chữ 🙂

Hiếu Nguyễn

Em tìm ra 1 bài kinh Tương Ưng, chuyên về vụ này:
55.VII. Như Lý [1] [Yoniso]. [S.v,31]

1] …
2]– Này các Tỷ-kheo, như cái đi trước và điềm tướng báo trước mặt trời mọc, tức là rạng đông; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái đi trước và điềm tướng báo trước Thánh đạo Tám ngành sanh khởi chính là đầy đủ như lý tác ý [yonisomana-sikàrasampadà].

3] Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ như lý tác ý này, thời chờ đợi rằng Thánh đạo Tám ngành sẽ được tu tập, Thánh đạo tám ngành sẽ được sung mãn. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ như lý tác ý, tu tập Thánh đạo Tám ngành, và làm cho sung mãn Thánh đạo Tám ngành?

4] Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ… tu tập chánh định, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ như lý tác ý, tu tập Thánh đạo Tám ngành, làm cho sung mãn Thánh đạo Tám ngành.

//www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45a.htm

Hạnh Trương ‎

“Sự chú tâm” không ổn lắm đâu ạ

Vô Vô Không: //khemarama.com/?p=6240

Video liên quan

Chủ Đề