Có bao nhiêu quốc gia đầu tư vào việt nam năm 2024

Bạn đã biết những quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam chưa? Hiện này, Việt Nam với nền kinh tế hội nhập, cùng với các hiệp định song phương nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc danh sách 10 quốc gia có vốn đầu tư Việt nam nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Nhật Bản

S ố dự án mà xứ sở mặt trời mọc đầu tư ở Việt Nam là: 3,117 với tổng số vốn đầu tư đăng ký 39,8 tỷ USD. Tên tuổi của nhiều ông lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam như Honda, Toyota… đã đóng góp không nhỏ vào cho thị trường kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến Tập đoàn Aeon đã cho xây dựng khu trung tâm Aeon Mall tại 3 thành phố lớn nhất Việt Nam.

Hàn Quốc

Hàn Quốc có đến 5,364 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 48,6 tỷ USD. Mỗi dự án FDI của nước này trung bình đạt 9,3 triệu USD. Các doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc như LG, Samsung, Lotte đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Việt Nam.

Đài Loan

Đài Loan là một trong những quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Theo đó, Đài Loan đã rót vào Việt Nam 31,7 tỷ USD, với tổng số dự án là 2.525. Trên 10/21 ngành kinh tế của nước ta được đầu tư bởi Đài Loan. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư.

Quần đảo Virgin (BVI)

BVI có đến 654 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư vào Việt Nam đạt gần 20 tỷ USD. Có thể kể đến các công ty như: Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, Công ty TNHH Worldon Việt Nam, Công ty TNHH Trung tâm thương mại Vinacapital… đều là các dự án lớn của BVI.

Singapore

Tính đến hết năm 2017, đảo quốc sư tử Singapore có 1.643 dự án đầu tư vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư là: 38 tỉ USD và vốn FDI của Singapore cũng không hề nhỏ. Lượng vốn FDI của Singapore đã được rót 18/21 ngành kinh tế của Việt Nam. Tập trung nhiều nhất ở các ngành như: công nghiệp chế biến, kinh doanh bất động sản.

Hoa Kỳ

Tổng số vốn đầu tư Hoa Kỳ đã đăng ký: 10,9 tỷ USD. Hiện nay, Hoa Kỳ đã nới rộng hơn về việc đầu tư vào Việt Nam. Các công ty lớn của Hoa Kỳ có thể kể đến như là Intel, General Electric, Microsoft, Coca-Cola, AIG… đã góp phần vào nền kinh tế của Việt Nam rất nhiều.

Trung Quốc

Tính đến năm 2016, tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là 10,7 tỷ USD, với 1.445 dự án còn hiệu lực. Chính vì thế mà Trung Quốc được xem là quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc rất đa dang như: Đầu tư vào bất động sản, tài chính và hạ tầng cơ sở giao thông. Trung Quốc đầu tư theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và các hợp đồng BOT, BT, BTO…

Hồng Kông

Số dự án: 1.043 Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 16,6 tỉ USD Tính đến năm 2017, Hồng Kông đã đầu tư vào 17/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế của Việt Nam. Công nghiệp chế biến chế tạo với 502 dự án chiếm 7,6 tỉ USD trong tổng nguồn vốn đầu tư. Hải Dương là tỉnh đứng đầu cả nước về việc thu hút FDI của Hồng Kông với 38 dự án chiếm 3,08 tỉ USD trong tổng số vốn.

Malaysia

Một nước láng giềng của Việt Nam là quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam chính là Malaysia. Malaysia cũng được xem là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Xếp ở vị trí thứ hai về số lượng vốn FDI rót vào Việt Nam. Với 547 dự án còn hiệu lực và tổng số vốn đầu tư đăng kí đạt 13,9 tỷ USD. Tuy xét về tổng số vốn cũng như số lượng dự án đều thua Singapore, nhưng vốn FDI của nước này đạt được nhiều kết quả nhất định.

Thái Lan

Theo dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, FDI của Thái Lan đạt 9 tỷ USD. Trong đó có 459 dự án đầu tư vào Việt Nam tính đến hết năm 2017. Các đại gia quốc gia Thái Lan xem lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo là thị trường màu mỡ nhất. Với đà phát triển hiện nay, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được nhiều đầu tư từ Thái Lan. Và với việc tham gia hiệp định EVFTA ký kết với liên minh châu âu thì tương lai Việt Nam sẽ thu hút những vốn đầu tư từ các quốc gia này. XEM THÊM: Để đầu tư ra nước ngoài cần làm những gì?

Tóm lại vấn đề

Với nền kinh tế ngày càng hội nhập, ngày càng phát triển. Nhu cầu đầu tư của nước ngoài vào Việt nam cứ thế cũng tăng. Vì Việt Nam là một nước có nền kinh tế tiềm năng phát triển. Tương lai không chỉ có những quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trên. Mà sẽ còn rất nhiều và nhiều hơn nữa.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sự phục hồi của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những tháng cuối năm đã khiến dòng vốn này trong cả năm 2023 tăng mạnh so với năm 2022.

Cụ thể, theo số liệu vừa được công bố, tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Cùng với đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục kể từ trước tới nay.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tổng vốn đăng ký hơn 36,6 tỷ USD, thì vốn đăng ký mới đạt gần 20,19 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ. Số dự án đăng ký mới cũng đạt 3.188 dự án, tăng 56,6%. Như vậy, cả dự án mới và vốn đăng ký mới đều tăng mạnh. Đây là một điểm rất đáng ghi nhận.

Ngoài vốn đăng ký mới, năm 2023 cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14% so với cùng kỳ), với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD (giảm 22,1% so với cùng kỳ).

Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. Nhờ quy mô vốn góp tăng nên dù lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần trong năm 2023 chỉ đạt 3.451 lượt, giảm 3,2% so với cùng kỳ, nhưng vốn góp lại tăng cao.

Nhận xét về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2023, Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, việc vốn giải ngân tăng so với cùng kỳ đã cho thấy sự đồng hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, nắm bắt, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả, giúp doanh nghiệp ổn định và cải thiện sản xuất - kinh doanh, và tiếp tục đầu tư.

Trong khi đó, vốn đang ký mới tăng mạnh tiếp tục cho thấy Việt Nam là một điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Ở góc độ khác, vốn đầu tư điều chỉnh dù vẫn giảm so với cùng kỳ song mức giảm đã được cải thiện. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng kinh doanh dài hạn tại Việt Nam.

Có bao nhiêu quốc gia đầu tư vào việt nam năm 2024
Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua các tháng năm 2023.

Về địa bàn đầu tư, theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…), như TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023.

Về lĩnh vực đầu tư, năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính - ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần). Còn lại là các ngành khác.

Xét về đối tác, trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2022; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với cùng kỳ.

Tiếp theo, Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ. Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... đứng ở các vị trí tiếp theo.

Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 27,8%).