Có bao nhiêu tiền thì đủ sống

Tính toán chi phí chi tiêu mỗi tháng

Đối với hầu hết những ai mới lập gia đình hoặc sinh viên sống xa nhà sẽ mất khoảng từ 2 đến 3 triệu để chi trả tiền nhà ở, điện nước và nhà mạng. Thế nhưng với những người đã đi làm thì tiền lương sẽ còn tốn thêm một khoảng kha khá để gửi về cho ba mẹ về già.
Như vậy, ngoài chi phí cố định hàng tháng thì còn nhiều khoản phải chi tiêu và lo lắng. Không những phải lo cho bản thân mà còn phải cho gia đình và các mối quan hệ xã hội

Chi phí ăn uống, đi lại so với mức lương thu nhập

Phải nói thật rất may mắn nếu công ty – nơi bạn đang làm việc có trợ cấp tiền ăn trưa hoặc bao ăn mỗi ngày. Nếu không chắc bạn sẽ mất khoảng gần 80,000 ngàn/ngày thay vì 50 ngàn/ngày. So với những ai có thời gian để nấu cơm tại nhà hoặc mang nước theo để uống thì con số đó sẽ còn thấp hơn nữa. Đối với tiền xăng xe đi chuyển thì tầm khoảng 100,000 ngàn/tuần.
Tổng, chi phí ăn uống trong một tháng sẽ dao động khoảng 2,5 – 3 triệu đồng/tháng.

Chi phí dành cho gia đình, bạn bè từ tiền lương

Ngoài ra không thể nào tránh khỏi các chi phí cho các mối quan hệ xung quanh. Như kèo đi chơi mỗi tháng của những đứa bạn, kèo sinh nhật, các bữa ăn duy trì hoặc tạo mối quan hệ hay ngày kỉ niệm cùng với vợ/chồng /con yêu. Hoặc thậm chí, phải mua và thay đổi các vật dụng trong nhà để theo kịp với “thời đại mới”. Tính sơ sơ, 2 triệu để dành cho những cuộc đi chơi với bạn và gia đình, 1 triệu dành cho các phát sinh và thay đổi. Thế là 3 triệu đồng/tháng sẽ dành cho mục này.

Nhìn lại các chi tiêu mỗi tháng

Tiền tiết kiệm mỗi tháng ở đâu?

Đếm qua một lượt từ chi phí cố định, đến ăn uống và gia đình – bạn bè, chúng ta đã mất vừa đủ 8 triệu đồng mỗi tháng. Vậy có hay không các khoảng tiết kiệm và chi tiêu dự phòng khi gặp “chuyện rủi”?

Còn chưa kể đến những chuyện xảy ra lúc bất thường hay là những lúc chậm lương. Những lúc như này thì tiền đâu ra lo cho các khoản còn lại. Nhiều vấn đề xoay quanh khiến cho bản thân càng thêm áp lực. Không chỉ là công việc mà còn là tiền bạc và gia đình. Mọi thứ hiện tại đều cần đến tiền để trang trải và duy trì. Nhất là lại ở giữa chốn Sài Gòn hoa lệ với mức sống cao. Vậy với mức lương như vậy liệu có trang trải cuộc sống và dự trù cho những chuyện bất ngờ có thể xảy ra.

Thấy nhiều người quan tâm đến chủ đề thu nhập và tiết kiệm. Tôi xin chia sẻ câu chuyện của mình. Tôi 25 tuổi, đi làm được 3 năm, lương tương ứng tăng từ 8 triệu lên 12 triệu đồng. Mỗi tháng tôi chỉ tiêu 30% tiền lương, như sau:

- Tiền nhà 1,6 triệu đồng: Tôi ở ghép với ba người khác, số tiền này đã bao gồm tiền phòng và điện nước.

- Tiền ăn uống: 50 nghìn/ ngày, một tháng tốn 1,5 triệu đồng. [sáng 10 nghìn xôi, trưa ăn tại công ty, chiều và tối: 30 nghìn nếu hùn tiền nấu ăn với bạn cùng phòng, 40 nghìn nếu ăn ngoài].

- Tiền lặt vặt khác [xăng, cà phê, điện thoại]: 500 nghìn đồng.

Hằng năm công ty có các khoản thưởng Tết, thưởng du lịch, thưởng dự án...tôi đều không dùng đến.

Do công ty rất gần nhà trọ nên tôi thường đi bộ, một bình xăng 60 nghìn tôi đi hai tuần chưa hết. Như vậy, mỗi tháng tôi xài đúng 3,6 triệu đồng. Còn dư 8,4 triệu đồng. Dĩ nhiên là ngoài công việc chính, tôi vẫn làm vài việc ngoài để kiếm thêm thu nhập. Nhưng tôi muốn thử thách bản thân chi tiêu với mức 30% thì có sống ổn không? Một năm qua tôi sống như vậy và vẫn ổn, giữa đất Sài Gòn.

Nếu có ai rủ đi cà phê hoặc ăn uống, nếu cảm thấy buổi hẹn đó cần thiết thì tôi mới đi, nếu không tôi sẽ từ chối. Ai nói tôi ky bo hay keo kiệt thì kệ họ, tôi không quan tâm.

Sở dĩ tôi thấy nhiều người trẻ giống tôi làm ra nhiều tiền mà than thở hết tiền hoặc không tiết kiệm được là do họ tiêu xài nhiều thứ lặt vặt và không quản lý, ghi chép theo dõi, để rồi tiền mất mà không hay. Tôi xin liệt kê một số khoản mà họ hay ném tiền:

- Quần áo, giày dép.

- Túi xách, mỹ phẩm.

- Mua tài khoản VIP của các trang xem phim, nghe nhạc trực tuyến.

- Nghiện mua hàng online, đa phần những món họ mua đều không thực sự cần thiết.

- Tốn nhiều nhất là tiền cà phê làm việc. Tôi thấy khó hiểu khi ngày nào họ cũng phải vác máy ra các quán cà phê, mỗi ly nước 50-70 nghìn đồng. Nhưng thực sự có cần thiết? Số tiền này mỗi tháng cũng ngốn mất vài triệu đồng.

Nhiều người than thở lương 20, 30 triệu mà không tiết kiệm được do không đủ xài. Tôi thì thấy lương bao nhiêu không quan trọng, miễn là tập được thói quen tiêu xài tiết kiệm, đúng việc và đúng chỗ.

Hải Nguyễn

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

Bạn Ngô Như Quỳnh [26 tuổi, Vĩnh Phúc] hiện đang làm việc tại Hà Nội, cho rằng, sống ở thành phố cần rất nhiều tiền. 

“Hiện tại, em thuê nhà ở một mình với mức 2 triệu đồng/tháng. Chi phí điện, nước, sinh hoạt nữa, tối thiểu cũng từ 6 – 8 triệu/tháng. May mắn nhờ có chút tiền tích lũy nên em vẫn sống sót qua mùa dịch mà chưa cần tới trợ cấp của gia đình”… Đó là chia sẻ của Ngô Như Quỳnh – chuyên viên dịch thuật [26 tuổi, Vĩnh Phúc].

Theo chia sẻ của Như Quỳnh, để sống ổn ở thành phố thì cần rất nhiều tiền

Theo lời Như Quỳnh, thời gian vừa qua, một phần vì mới ra trường, một phần muốn dành thời gian học cao học nên công việc của cô chưa thực sự ổn định. Khi dịch Covid-19 ập tới, Như Quỳnh bị mất việc làm. Tận dụng vốn ngoại ngữ, cô xoay sở làm một số công việc dịch thuật thời vụ và dạy học online nhưng thu nhập cũng bấp bênh.

Tuy cuộc sống không quá nhiều khó khăn, song theo chia sẻ của Quỳnh, nhờ trải qua những ngày giãn cách “sống chậm” vừa qua giờ đây cô đã có những suy nghĩ, nhìn nhận thực tế hơn về công việc và tương lai cho bản thân. Như Quỳnh đã tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân và tự tìm câu trả lời: "Tôi sẽ ở nhà thuê nhà bao lâu nữa? Liệu tôi có thể đáp ứng được công việc có thu nhập từ 20 – 30 triệu trở lên? Nếu kết hôn và có em bé, một gia đình cần chi phí tối thiểu là bao nhiêu?..."

“Sau 4 năm đi làm, thời điểm thu nhập cao nhất của tôi mới đạt 10 - 12 triệu/tháng. Tôi tự thấy mình không phải là con người có tính cạnh trạnh cao ở đất Hà Nội này để đạt được ngưỡng thu nhập 20 – 30 triệu/tháng.

Ai cũng có tuổi trẻ và có quyền ước mơ. Sau gần 10 năm học tập và sinh sống ở Hà Nội, tôi nghĩ rằng để sống ổn ở thành phố cần có rất rất nhiều tiền bởi bất kỳ chi phí sinh hoạt nào ở thành phố cũng cao hơn nhiều ở các tỉnh.  

Cuộc sống còn nhiều thứ phải dùng đến tiền, đó là chưa kể khi lập gia đình, nuôi con cái ăn học, rồi còn mua nhà, mua xe và nhiều việc khác... Do đó, tôi quyết định, ít tháng nữa khi hoàn thành chương trình cao học tôi sẽ về quê làm việc. Với vốn ngoại ngữ có được, tôi tin là sẽ tìm kiếm được công việc phù hợp tại các khu công nghiệp.

Chắc chắn ở quê cuộc sống sẽ không sôi động và nhiều sắc màu như ở đây, nhưng có lẽ với tôi cái được sẽ nhiều hơn”… Như Quỳnh nói thêm.

Được biết, chia sẻ của bạn Như Quỳnh cũng là suy nghĩ của khá nhiều bạn trẻ, đặc biệt sau khi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những ngày dịch vừa qua.

Góp ý về chia sẻ của Như Quỳnh, anh Hoàng Tùng – một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp thẳng thắn bày tỏ ý kiến: “Nhìn vào thực tế của bạn, sau 4 năm lương mới hơn 10 triệu thì tôi cho rằng bạn không phải là con người có tính cạnh trạnh cao ở đất Hà Nội, đạt ngưỡng thu nhập 20 – 30 triệu không phải chuyện dễ dàng ở thời điểm dịch bệnh chưa có hồi kết thúc như lúc này. Trong khi đó, để có được một cuộc sống tốt ở TP thì các bạn ngoại tỉnh phải có năng lực giỏi trở lên để có thu nhập tăng dần đều, nếu không các bạn nên về quê có lẽ sẽ tốt hơn.

Tôi cũng đi nhiều thành phố ở Việt Nam, tôi thấy cuộc sống ở các trung tâm tỉnh lỵ, thành phố nhỏ chỉ kém sôi nổi và thiếu tiện nghi một chút thôi. Nhưng bù lại yên bình và đỡ phải chen chúc. Khi các bạn băn khoăn ở lại Hà Nội hay về quê như thế thì hãy nghĩ cho thông, ở lại để làm gì và sẽ được gì rồi hãy quyết định”.

Nguồn: //danviet.vn/song-o-ha-noi-can-bao-nhieu-tien-50202181145823651.htmNguồn: //danviet.vn/song-o-ha-noi-can-bao-nhieu-tien-50202181145823651.htm

Theo Hồng Hương [Dân Việt]

Video liên quan

Chủ Đề