Có bao nhiêu xương cụt?

Xương cụt có vai trò rất quan trọng trong hệ thống xương giúp nâng đỡ và ổn định cột sống. Cơ quan này có vai trò tích cực trong quá trình di chuyển và hoạt động hàng ngày của con người.

Xương cụt nằm ở phía cuối cùng của hệ thống xương cột sống.

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp kết hợp nhiều biệt dược lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

thuocdantoc.org Mở

Xương cụt là gì?

Xương cụt [xương đuôi] là một bộ phận có dạng đặc biệt thuộc cấu trúc xương của xương cột sống. Phần xương này có cấu trúc nhỏ hơn rất nhiều so với xương cùng. Đây là cơ quan rất quan trọng góp phần làm cân bằng hệ thống xương khi con người ngồi. Đồng thời xương cụt sẽ tạo sự liên kết giữa cột sống và xương chậu. 

Nếu chụp X-quang sẽ thấy hình dáng của xương cụt khác nhau tùy thuộc rất nhiều vào giới tính nam hay nữ. Với những bạn nữ, kích thước xương cụt sẽ ngắn hơn còn bạn nam sẽ dài hơn. Ở phụ nữ, xương cụt sẽ có cấu tạo xiên chéo nên giúp làm tăng kích thước khoang chậu, thuận tiện cho việc sinh nở. Đồng thời tạo điều kiện để thai nhi phát triển vượt trội ở tử cung.

Xương cụt nằm ở vị trí nào?

Vị trí xương cụt là nằm ngay dưới xương cùng, phần cuối cùng của cột sống. Kích thước của xương cụt nhỏ hơn rất nhiều so với xương cùng. Xương cụt thường có 4 – 6 đốt sống cụt dính liền với nhau tạo nên. Khi tiến hành thực hiện cấu trúc giải phẫu, xương cụt sẽ nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ năm [L5], tức là dưới phần xương cùng.

Nếu nhìn hình chụp X-quang thì mọi người sẽ nhìn thấy rõ vị trí của xương cụt trên cơ thể con người hơn. Xương cụt có vai trò hình thành đường cong ở vùng thắt lưng và xương cùng. Đồng thời hỗ trợ phần thân trên thực hiện chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, cơ quan này còn giúp duy trì sự cân bằng và linh hoạt của cơ thể. Việc xác định chính xác vị trí của xương cụt sẽ giúp bệnh nhân phát hiện bệnh và tiến hành điều trị kịp thời. 

Hình ảnh xương cụt trong cơ thể con người

Thông thường, cơn đau xương cụt sẽ giảm trong vài tuần hay vài tháng. Bệnh nhân phải tiến hành chụp X-quang, chụp cộng hưởng mới có thể phát hiện được những tổn thương bên trong xương cụt. Đồng thời kiểm soát được tình trạng nứt gãy hoặc khối u đè lên xương. Nếu có dấu hiệu bị đau xương cụt, người bệnh không nên chủ quan mà nên tiến hành thăm khám sớm. 

Hình ảnh xương cụt khi chụp X-quang

Khi bệnh nhân mắc bệnh đau xương cụt, cơn đau sẽ nhanh chóng lan tỏa khắp cột sống và lan sang phần bên hông. Khi tiến hành chụp X – quang, mọi người sẽ thấy rõ hình ảnh xương cụt cụ thể ở phần cuối cùng của xương cột sống bị tổn thương. 

Chức năng cụ thể của xương cụt

Xương cụt có chức năng rất quan trọng đến đối với cơ thể con người. Nếu thiếu xương cụt, hệ thống xương sẽ thiếu đi một cơ quan vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số chức năng của xương cụt, mọi người nên biết.

  • Cân bằng cơ thể con người khi ngồi
  • Cố định các cơ quan khác của cơ thể như cơ, gân, dây chằng xung quanh. 
  • Giúp nâng đỡ và ổn định vùng cột sống
  • Hỗ trợ hoạt động đi, đứng, ngồi của con người
  • Kết nối với các cơ quan khác trong cơ thể con người. Nếu xương cụt bị đau, bệnh nhân sẽ bị đau toàn bộ cột sống và cơn đau có thể lan sang vùng hông.
  • Hỗ trợ, cân bằng vận động của khớp và giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn

Xương cụt – Những vấn đề cần lưu ý

Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh đau xương cụt, trong đó phổ biến nhất là phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đau xương cụt như tư thế ngồi không đúng, chấn thương, mắc các bệnh lý như viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, tử cung bất thường,… Bên cạnh đó, những phụ nữ mang thai, đặt vòng tránh thai, người cao tuổi,… là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Khi bị đau xương cụt, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau. 

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để cải thiện đau xương cụt.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không được làm việc quá sức
  • Tránh căng thẳng, áp lực công việc, lo lắng quá mức
  • Không được mang vác các vật nặng khiến phần xương cụt bị tổn thương nặng hơn
  • Thận trọng khi chơi thể thao tránh gây ảnh hưởng đến xương cụt
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại chất dinh dưỡng, nhất là thành phần canxi để kiểm soát bệnh tốt nhất
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Nên có tư thế ngồi đúng đắn, ngồi hơi ngả người về phía trước, không được dồn tất cả trọng lượng cơ thể về phía xương cụt
  • Sử dụng nệm hoặc vật mềm lót bên dưới trước khi ngồi để giảm đau xương cụt và cải thiện bệnh
  • Áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh, châm cứu, bấm huyệt ngay bên trên vị trí đau để cải thiện bệnh
  • Xương cụt rất dễ tổn thương nên mọi người chú ý khi tránh tác động mạnh lên cơ quan này. 
  • Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu chẳng may bị đau xương cụt

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về xương cụt cũng như cấu tạo, vị trí và chức năng của cơ quan này. Tình trạng đau xương cụt diễn ra khá phổ biến nên mọi người cần phải thận trọng. Đây là phần xương khớp rất dễ bị tổn thương bởi những tác nhân bên ngoài nên mọi người chú ý bảo vệ cơ thể của mình. Nếu bản thân có dấu hiệu bị đau xương cụt thì hãy nhanh chóng thăm khám sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Chủ Đề