Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường

TĐKT - Những tháng đầu năm 2017, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 9.617 tỷ đồng, tăng trưởng 8.27%, bồi thường thực trả 2.627 tỷ đồng, dự phòng bồi thường 4.761 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường đã bao gồm dự phòng bồi thường là 76%...

Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường

Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới hỗ trợ nhân đạo cho những gia đình nạn nhân gặp rủi ro về giao thôn

Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng 34% trong tổng doanh thu toàn thị trường, đạt doanh thu 3.291 tỷ đồng, tăng trưởng 15.89%. Số tiền bồi thường thực trả 1.247 tỷ đồng, dự phòng bồi thường 1.894 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 95% (bao gồm dự phòng bồi thường).

Bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng 27% trong tổng doanh thu toàn thị trường, đạt doanh thu 2.602 tỷ đồng, tăng trưởng 17.32%. Số tiền bồi thường thực trả 731 tỷ đồng, dự phòng bồi thường 492 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 47% (bao gồm dự phòng bồi thường).

Song song với đó, Bảo hiểm tài sản thiệt hại chiếm tỷ trọng 14% trong tổng doanh thu toàn thị trường, đạt doanh thu 1.385 tỷ đồng, giảm 1,80% so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền bồi thường thực trả 60 tỷ đồng, dự phòng bồi thường 695 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 54% (bao gồm dự phòng bồi thường).

Bảo hiểm cháy nổ chiếm tỷ trọng 7% trong tổng doanh thu toàn thị trường, đạt doanh thu 755 tỷ đồng, giảm 2,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền bồi thường thực trả 195 tỷ đồng, dự phòng bồi thường 408 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 79% (bao gồm dự phòng bồi thường).

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển chiếm tỷ trọng 5% trong tổng doanh thu toàn thị trường, đạt doanh thu 552 tỷ đồng, tăng 10,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền bồi thường thực trả 91 tỷ đồng, dự phòng bồi thường 377 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 84% (bao gồm dự phòng bồi thường).

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu chiếm tỷ trọng 5% trong tổng doanh thu toàn thị trường, đạt doanh thu 540 tỷ đồng, giảm 13,48% so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền bồi thường thực trả 125 tỷ đồng, dự phòng bồi thường 605 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 135% ( bao gồm dự phòng bồi thường).

Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 233 tỷ đồng, tăng trưởng 18,74%, bảo hiểm hàng không 121 tỷ đồng giảm 42,62%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 47 tỷ đồng tăng trưởng 39,10%, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 62 tỷ đồng tăng trưởng 17,63%, bảo hiểm nông nghiệp đạt 17 tỷ đồng tăng trưởng 75,33%, bảo hiểm bảo lãnh 6 tỷ đồng, tăng trưởng 9,3%.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đạt doanh thu phí bảo hiểm cao là Bảo Việt đạt 1.843 tỷ đồng tăng 16,79% chiếm 19,16% thị phần; PVI đạt 1.696 tỷ đồng giảm 9,99% chiếm 17,63% thị phần; Bảo Minh đạt 838 tỷ đồng tăng 13,13% chiếm 8,71% thị phần; PTI đạt 755 tỷ đồng tăng trưởng 4,30% chiếm 7,85% thị phần, PJICO đạt 594 tỷ đồng tăng trưởng 1,86% chiếm 6,18% thị phần.

Số lượng hợp đồng khai thác mới 3 tháng đầu năm 2017 đạt 364.451 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, có 364.132 hợp đồng cá nhân (tăng 31%) và 319 hợp đồng nhóm (giảm 84%) với chủ yếu là các sản phẩm bảo hiểm hưu trí.

Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) 3 tháng đầu năm 2017 là 23.358 hợp đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 211.895 hợp đồng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (sản phẩm chính) là 6.578.978 hợp đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn nhất bao gồm Bảo Việt (1.879.443 hợp đồng), Prudential (1.785.077 hợp đồng) và Manulife (726.765 hợp đồng).

Về cơ cấu số lượng hợp đồng theo sản phẩm, 3 sản phẩm được ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (57,4%), sản phẩm bảo hiểm đầu tư (34,7%) và sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (6,2%).

Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu  đạt 4.199  tỷ đồng tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 110 tỷ đồng tăng 50,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng phí khai thác mới 3 tháng đầu năm 2017 đạt 4.309 tỷ đồng tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Bảo Việt Nhân thọ là 934 tỷ đồng, Prudential với 843 tỷ đồng và Manulife là 596 tỷ đồng.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường là 12.340 tỷ đồng, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, sản phẩm bảo hiểm cá nhân đạt 12.213 tỷ đồng (tăng 30,2%) và sản phẩm bảo hiểm nhóm đạt 127 tỷ đồng (tăng 20%). Các doanh nghiệp chiếm thị phần tổng doanh thu lớn trên thị trường bao gồm Bảo Việt (3.590 tỷ đồng), Prudential (3.040 tỷ đồng), Manulife (1.512 tỷ đồng), Dai-ichi Life (1.291 tỷ đồng) và AIA (1.255 tỷ đồng).

Tổng doanh thu phí khai thác qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng (bancassurance) đạt 709,7 tỷ đồng.

Với những nỗ lực không ngững Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam những tháng cuối năm sẽ đạt kết quả cao.

La Giang

Doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2025 đạt 3,5%

Đây là một trong những mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường

 

Năm 2019, toàn thị trường bảo hiểm đặt mục tiêu tăng trưởng 25% doanh thu phí bảo hiểm.

 

Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm ước đạt 23% so với năm 2017, tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 151.001 tỷ đồng. Như vậy, đây là năm thứ 8 liên tiếp thị trường tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trên 2%. Kết thúc năm 2018, theo ước tính, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 390.717 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Tổng số tiền đầu tư ước đạt 324.644 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017. Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 247.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 82.584 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2017. Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 151.001 tỷ đồng. Trong năm 2019, toàn thị trường bảo hiểm đặt mục tiêu tăng trưởng 25% doanh thu phí bảo hiểm, trong đó dự kiến lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tăng 35%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 10%. Dự báo, thị trường bảo hiểm tiếp tục có vị trí quan trọng trên thị trường tài chính, riêng số tiền được đầu tư từ các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội. Trong Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội; doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực. Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân 20% đến năm 2020 và 15%/năm từ năm 2021 đến năm 2025. Đến năm 2020, có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 tối đa 3%, đến năm 2025 là 3,5%. Bên cạnh đó, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm khác nhau của mọi tổ chức, cá nhân; công nghệ hiện đại được áp dụng trong mọi hoạt động, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã đề ra các giải pháp chung như: Hoàn thiện cơ sở pháp lý; Nâng cao tính minh bạch thông tin; Phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm; Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề ra các giải pháp đối với từng phân khúc thị trường, cụ thể:

Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ

Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đảm bảo an toàn hệ thống. Theo đó, xây dựng đầy đủ hệ thống kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm, kịp thời phát hiện được các rủi ro phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ, hoạt động tài chính và quản trị doanh nghiệp, trên cơ sở đó đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và loại bỏ rủi ro, giám sát và đánh giá lại rủi ro của từng hoạt động và các rủi ro liên quan đến các hoạt động này. Doanh nghiệp bảo hiểm tự đánh giá, xếp loại, chủ động có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất, can thiệp và điều chỉnh kịp thời trong quá trình hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ mất khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nâng cao năng lực về tài chính, tăng cường quản trị tài chính, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Theo đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật để răn đe, tăng tính tuân thủ của các doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ để cạnh tranh lành mạnh; hợp tác trong chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở phí bảo hiểm thuần, tránh hạ phí bảo hiểm ảnh hưởng đến an toàn tài chính, đồng thời giảm thiểu rủi ro trục lợi bảo hiểm.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ

Khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm mới. Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí.

Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0, theo đó vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo đơn giản trong thẩm định và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho đối tượng khách hàng sử dụng công nghệ cao, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, thận trọng cho doanh nghiệp bảo hiểm, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tương ứng.

 

Minh Khôi
Tạp chí tài chính

2 tháng đầu năm, thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 50 nghìn tỷ đồng (07/03/2019)
Những dấu ấn nổi bật của ngành Bảo hiểm Xã hội (18/01/2019)
Thị trường bảo hiểm năm 2018: Tiếp tục có bước tăng trưởng vững chắc (26/12/2018)
Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường Bảo hiểm (30/10/2018)
Thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 (09/10/2018)
Tổng quan thị trường bảo hiểm 3 tháng đầu năm 2017 (20/06/2017)
Tổng quan thị trường bảo hiểm 2 tháng đầu năm 2017 (29/04/2017)