Cơ thể lớn lên nhờ quá trình gì

Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?

Cơ thể lớn lên được là do đâu? Cơ thể lấy thức ăn từ đâu? Việc tìm hiểu về cơ chế sinh sản, lớn lên là nhiệm vụ của môn sinh học. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nguyên lí cơ thể lớn lên nhé.

Lí do cơ thể lớn lên

Như chúng ta thấy, các cơ thể lớn lên theo thời gian, sự lớn lên này chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Tại sao cơ thể lại lớn lên? Do đâu mà cơ thể lớn lên

Cơ thể lớn lên là do sự phân chia của các tế bào, các tế bào tăng dần về kích thước và số lượng tế bào làm cho kích thước cơ thể tăng lên.

=> Cơ thể lớn lên do cơ chế phát triển về số lượng và kích thước của các tế bào

Từ đó chúng ta thấy được mối quan hệ của tế bào và cơ thể: Tế bào phân chia khiến cơ thể phát triển, cơ thể lại cung cấp các chất nuôi dưỡng tế bào.

2. Mối quan hệ tế bào - cơ thể

Tế bào - cơ thể có mối quan hệ không thể tách rời nhau, có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau phát triển.

Mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể: Tế bào vừa là đơn vị chức năng vừa là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

Để chứng minh khẳng định này, mời các bạn đọc bài: Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?

3. Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?

Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống [oxi, thức ăn, nước, muối khoáng] từ môi trường ngoài.

Cơ thể lấy thức ăn thông qua các cơ quan:

  • Cơ quan hô hấp: Lấy khí oxi
  • Cơ quan tiêu hóa: Lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được

Ví dụ: Con người lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài: ăn cơm, uống nước,...

4. Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?

Tế bào có yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, lớn lên của cơ thể. Vậy đâu là nơi quyết định các hoạt động của tế bào? Đó chính là nhân, nhân là trung tâm hoạt động của tế bào.

Lí do nhân là trung tâm của tế bào:

  • Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào: cảm ứng, trao đổi chất, phân chia và lớn lên ...
  • Bên cạnh đó, nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào do vậy nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  • Nhân là cấu trúc quy định sự hình thành của protein, có vai trò quyết định trong di truyền học

Thông qua đó, nhân điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Khi tế bào tồn tại và phát triển thì cơ thể sẽ lớn lên.

Hoatieu vừa giúp bạn đọc giải thích được cơ chế lớn lên của cơ thể. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 : Cơ thể lớn lên nhờ quá trình

A. phân bào.

B. hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. trao đối chất và năng lượng.

D. vận động.

Hiển thị đáp án

Câu 2 : Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?

A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.

B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.

D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.

Hiển thị đáp án

Câu 3 : Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào?

A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối.

B. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.

C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.

D. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa.

Hiển thị đáp án

Câu 4 : Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.

B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.

C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.

D. Cả A và B.

Hiển thị đáp án

Câu 5 : NST kép là

A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Hiển thị đáp án

Câu 6 : Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?

A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.

C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.

D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.

Hiển thị đáp án

Câu 7 : NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.

B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.

C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.

D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Hiển thị đáp án

Câu 8 : Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ

A. Sự nhân đôi của tế bào chất.

B. Sự nhân đôi của NST đơn.

C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.

D. Sự nhân đôi của ADN.

Hiển thị đáp án

Câu 9 : Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là

A. 14.

B. 28.

C. 7.

D. 42.

Hiển thị đáp án

Câu 10 : Một tế bào soma ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST,`số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kỳ sau lần lượt là:

A. 8, 0 và 16.

B. 8, 8 và 8.

C. 16, 0 và 16.

D. 16, 16 và 16.

Hiển thị đáp án

Câu 11 : Biết kí hiệu bộ NST của tế bào sinh dưỡng là AaBbXY. Kí hiệu của bộ NST tế bào vào kỳ trước nguyên phân là:

A. AaBbXY.

B. ABX, abY.

C. AAaaBBbbXXYY.

D. AbY, aBX.

Hiển thị đáp án

Câu 12 : 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:

A. 96.

B. 16.

C. 64.

D. 896.

Hiển thị đáp án

Câu 13 : 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số NST đơn môi trường cung cấp

A. 42.

B. 756.

C. 1728.

D. 18.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B [24 – 1] x 18 x 6 = 756

Câu 14 : Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân bốn đợt bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp 720 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài trên bằng bao nhiêu?

A. 8.    B. 16.     C. 32.     D. 4.

Hiển thị đáp án

Câu15 : Xét 5 tế bào của một loài có bộ NST 2n = 6 đều nguyên phân với số lần bằng nhau đã cần môi trường nội bào cung cấp 30690 NST đơn. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào nói trên:

A. 12.     B. 20.     C. 10.     D. 15.

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Bài 9: Nguyên phân - Cô Đỗ Chuyên [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 9 | Để học tốt Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Sinh học 9Để học tốt Sinh học 9 và bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề