Cờ vua và cờ tướng cờ nào khó hơn

Khó hơn ở đây, theo quan điểm của người viết, là người chơi sẽ phải tính toán nhiều hơn do bàn cờ rộng hơn, quân chủ lực đông hơn và luật chơi rộng hơn. Tính toán nhiều sẽ khiến cho người chơi yếu hơn, kém bền bỉ bị quá tải, dẫn đến phạm sai lầm. Nếu đối phương có thể khai thác được thì sẽ giành được thắng lợi. Cụ thể, tôi xin phân tích dưới đây:

1. Lực lượng và sự đụng độ Ở cờ tướng, mỗi bên có 6 quân chủ lực, vì 3 loại quân xe, pháo, mã mỗi loại có 2 quân. Tổng cả hai bên là 12 quân. Ở cờ vua, mỗi bên có 7 quân chủ lực, vì 3 loại quân xe, tượng, mã mỗi loại có 2 quân, cộng với hậu 1 quân. Tổng cả hai bên là 14 quân. Ở những ván mà khai cuộc hai bên không đổi quân chủ lực, thì người chơi sẽ phải tính nước đi cho quân mình, tính cả nước đi của quân đối phương. Tất nhiên, trừ những quân chưa phát triển được.

Những ván cờ chất lượng là những ván cờ kịch tính và hấp dẫn. Đó là những ván cờ mà khai cuộc hai bên xuất quân bài bản, không đổi quân chủ lực. Rồi sang trung cuộc, hai bên còn đủ số quân chủ lực làm cho hình cờ vô cùng phức tạp, nên phải tính toán rất nhiều. Khi phải tính toán nhiều thì người chơi yếu hơn sẽ bị quá tải, dẫn đến sai lầm rồi bị đối phương khai thác. Những ván cờ chất lượng thường được dùng để trình chiếu để biểu diễn hay đào tạo chơi cờ.

Nghe bài viết: Chơi cờ vua hay cờ tướng khó hơn?

2. Sự dàn trải quân trên bàn cờ Nếu một loại cờ có quân chủ lực đông, để cân bằng thì bàn cờ phải đủ rộng để bày binh bố trận. Cờ tướng hai bên có tổng 12 quân chủ lực, nhưng bàn cờ có đến 9×10 =90 vị trí đặt quân. Tỉ lệ này thoáng hơn cờ vua, hai bên có tổng 14 quân chủ lực, nhưng bàn cờ chỉ có 8×8 =64 điểm đặt quân. Tuy nhiên, cần phải xem xét thêm yếu tố luật chơi, tức độ rộng nước đi của các quân.

Ở cờ tướng quân đi chéo (sĩ, tượng) nước đi hạn hẹp, lại không được qua sông, tướng và sĩ thậm chí còn không được ra khỏi cung, mã và tượng bị cản, lộ mặt tướng nên khi chơi, các kỳ thủ có ít các phương án về nước đi để chọn. Tức không phải tính toán nhiều. Nước đi ít khiến cờ tướng đôi khi xuất hiện những ván rất bí bách. Đó là khi bị đối phương bắt bài khai cuộc, ép cho đến ngộp thở mà không có phương án hóa giải.

Cờ vua hai bên có tổng 14 quân chủ lực, bàn cờ có 64 điểm đặt, nhưng luật chơi cờ vua rộng hơn: vua nước đi rộng, hậu nước đi mênh mông bát ngát, mã không bị cản, tượng được đi khắp bàn cờ, nên người chơi có nhiều phương án về nước đi để chọn. Bàn cờ tuy hẹp nhưng không gian không hề chật chội. Ở giai đoạn trung cuộc, hai bên thường đổi tốt và quân nhẹ, khiến không gian rộng hơn. Khi ấy các quân nặng sẽ vào cuộc.

3. Chơi cờ nào khó hơn? Theo quan điểm của người viết, khi xem xét các yếu tố như số quân chủ lực, độ rộng bàn cờ và độ rộng của luật chơi, thì cờ vua và cờ tướng dễ có độ khó nằm trong năng lực tư duy của người bình thường. Do cờ tướng có 12 quân chủ lực, bàn cờ 90 điểm, nhưng luật chơi hẹp hơn; cờ vua có 14 quân chủ lực, bàn cờ 64 điểm đặt nhưng luật chơi rộng hơn, nên người viết kết luận là chơi cờ vua khó hơn cờ tướng.

Cờ Lạc Việt (cờ Việt) mới là khó nhất, vì tổng hai bên có đến 18 quân chủ lực (1 sĩ, 2 tượng, 2 xe, 2 pháo, 2 mã, mỗi bên 9 quân), bàn cờ 10×10 =100 vị trí đặt quân và luật chơi rộng, tuy không rộng bằng cờ vua nhưng rộng hơn cờ tướng. Khi chơi thì đụng độ thường xảy ra ở các điểm cục bộ, người chơi tốt hơn cần tính toán và giành chiến thắng ở các điểm này, từ từ giành lấy ưu thế rồi mới giành được chiến thắng cuối cùng.

Cờ vua và cờ tướng là hai bộ môn cờ “quốc dân”, được nhiều người ưa chuộng. Khi đặt lên bàn cân so sánh, nhiều người tò mò không biết cờ vua và cờ tướng cờ nào khó hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn so sánh hai môn cờ này thông qua những tiêu chí về nguồn gốc, cách tính Elo và cách chơi. Mời bạn cùng tham khảo.

Cờ vua và cờ tướng cờ nào khó hơn

So sánh cờ vua và cờ tướng: Nguồn gốc - Cách tính Elo - Cách chơi

1. Nguồn gốc

1.1. Nguồn gốc của cờ vua

Nguồn gốc của cờ vua bắt nguồn từ khoảng 1500 năm trước ở vùng Bắc Ấn Độ và sau đó lan rộng ra toàn lục địa châu Á. Trò chơi ban đầu có tên là chaturanga (tiếng Phạn: चतुरङ्ग), các quân cờ được chia giống như quân đội thành bộ binh, kỵ binh, voi và chiến xa. Theo thời gian, những quân cờ này trở thành tốt, mã, tượng, xe, hậu, vua.

Trải qua nhiều thăng trầm, cờ vua trở thành bộ môn có hình thức có tổ chức đã xuất hiện vào thế kỷ 19. Vào năm 1886, Wilhelm Steinitz trở thành Nhà vô địch Cờ vua Thế giới đầu tiên được công nhận. Ngoài ra, nhiều khía cạnh nghệ thuật độc đáo cũng được tìm thấy trong bố cục cờ vua, ảnh hưởng đến văn hóa và nghệ thuật phương Tây. Hiện tại, việc thi đấu cờ vua quốc tế được quản lý bởi FIDE (Liên đoàn Cờ vua quốc tế).

Cờ vua và cờ tướng cờ nào khó hơn

Nguồn gốc của cờ vua

1.2. Nguồn gốc của cờ tướng

Nguồn gốc của cờ tướng bắt nguồn từ trò chơi Saturanga - một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI. Sau đó, saturanga du nhập vào Trung Quốc và được cải biên thành cờ tướng, trở thành môn cờ phổ biến tại các nước như Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Singapore, Malaysia và Việt Nam,...

Theo đó, ván cờ mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, với mục tiêu là bắt được Tướng của đối phương. Vì đã có sự cải biến nên cờ tướng có một số điểm khác biệt so với cờ vua như các quân đặt cần đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, sáng tạo những khái niệm sông và cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và Tượng. Có thể bạn chưa biết, cờ tướng với phiên bản hiện đại ngày nay có từ thời kỳ Nam Tống.

Cờ vua và cờ tướng cờ nào khó hơn

Nguồn gốc của cờ tướng

2. Cách tính Elo

2.1. Cách tính Elo cờ tướng

Dưới đây là công thức tính hệ số Elo của cờ tướng, mời bạn đọc cùng theo dõi:

Elo mới = Elo cũ + K * (1 - P)

Trong đó:

  • Elo mới là hệ số Elo mới mà người chơi có được khi hoàn thành ván cờ
  • Elo cũ là hệ số Elo cũ mà người chơi hiện có, trước khi ván cờ diễn ra
  • K là hệ số điều chỉnh, phụ thuộc vào trình độ của hai người chơi
  • P là xác suất chiến thắng, được tính theo công thức: P = 1 / (1 + 10^((Elo đối phương - Elo bản thân) / 400))

Cờ vua và cờ tướng cờ nào khó hơn

Cách tính Elo cờ tướng

Khi tuyển thủ có được hệ số Elo nhất định thì sẽ được phong danh hiệu tương xứng. Cụ thể:

  • Dưới 1200: Tập sự
  • Từ 1200 đến dưới 1600: Phong trào
  • Từ 1600 đến dưới 2000: Nhất cấp kỳ sĩ
  • Từ 2000 đến dưới 2400: Tượng kỳ đại sư
  • Từ 2400: Tượng kỳ đặc cấp đại sư

2.2. Cách tính Elo cờ vua

Công thức tính Elo trong cờ vua như sau:

Elo sau = Elo trước + K * (Kết quả thực tế - Kết quả dự kiến)

Trong đó:

  • Elo sau là chỉ số Elo của người chơi sau trận đấu
  • Elo trước là chỉ số Elo của người chơi trước trận đấu
  • K là một tham số phụ thuộc vào độ mạnh của giải đấu
  • Kết quả thực tế là kết quả của trận đấu (1 nếu người chơi thắng, 0,5 nếu hòa, 0 nếu thua), được tính theo công thức: 1 / (1 + 10 ^ ((Elo trước - Elo đối thủ) / 200))

Dựa trên chỉ số Elo, người chơi cờ vua được phân loại thành các trình độ như sau:

  • Từ 1000 trở xuống: Tập sự
  • Từ 1000 đến 1600: Kỳ thủ trung bình
  • Từ 1600 đến 2000: Kỳ thủ giỏi
  • Từ 2000 đến 2400: Kỳ thủ xuất sắc
  • Từ 2400 đến 2500: Kiện tướng quốc tế
  • Từ 2500 trở lên: Đại kiện tướng

3. Cách chơi

3.1. Cách chơi cờ vua

Trò chơi dùng bàn cờ hình vuông và chia thành 64 ô vuông nhỏ với 8 hàng ngang và 8 hàng dọc. Mỗi người chơi sẽ bắt đầu với 16 quân cờ, gồm 8 tốt, 2 mã, 2 tượng, 2 xe, 1 hậu và 1 vua. Mục tiêu của người chơi là cố gắng chiếu hết vua của đối phương, tức đang bị chiếu mà không có cách nào thoát ra. Đến lúc người chơi bị chiếu thì ván đấu sẽ kết thúc. Cũng có một số trường hợp trò chơi kết thúc với tỷ số hòa.

Trong suốt ván cờ, hai người chơi thay phiên nhau di chuyển quân cờ của mình đến vị trí khác trên bàn cờ, 1 người quân đen, 1 người quân trắng. Dựa theo những nguyên tắc nhất định về việc di chuyển quân cờ để ăn quân của đối thủ. Người cầm quân trắng sẽ được đi trước do vậy thường có lợi thế nhiều hơn một chút.

Cờ vua và cờ tướng cờ nào khó hơn

Cách chơi cờ vua

3.2. Cách chơi cờ tướng

Bàn cờ tướng có 9 hàng dọc, 10 hàng ngang cắt nhau tạo ra được 90 điểm, trên bàn cờ có 2 vị trí đặc biệt là “Sông” và “Cung Tướng”. Mỗi ván cờ bắt buộc phải có đủ 32 quân và chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân đỏ, 16 quân Đen. Trong đó phải có đủ quân Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt. Để giành được chiến thắng, người chơi phải ăn được quân Tướng của đối phương. So với cờ vua, cờ tướng nhiều thế cờ khác nhau, chẳng hạn như thế chiếu bí, thế chiếu tướng, thế tàn cuộc.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn so sánh cờ vua và cờ tướng qua 3 tiêu chí là nguồn gốc, cách tính Elo và cách chơi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề liên quan đến cờ tướng thì đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo nhé.