Co2 chiếm bao nhiêu phần trăm trong không khí?

Nồng độ CO2 trong khí quyển trong tháng 5-2021 ở mức trung bình là 419 phần triệu [ppp], theo NOAA - Ảnh: AFP

Ngày 7-6, Cơ quan Khí quyển và đại dương Mỹ [NOAA] cho biết trạm nghiên cứu khí quyển đặt ở Hawaii đã ghi nhận nồng độ tập trung của khí CO2 tăng ở mức cao nhất kể từ khi cơ quan này thực hiện các biện pháp đo đạc chính xác từ năm 1958.

Theo NOAA, dữ liệu đo được từ Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii cho thấy nồng độ CO2 trong khí quyển trong tháng 5-2021 ở mức trung bình là 419 phần triệu [ppp], tăng so với 417 ppm trong tháng 5-2020.

Nhà khoa học cấp cao thuộc Phòng thí nghiệm giám sát toàn cầu của NOAA, ông Pieter Tans nói: "Chúng ta đang thải thêm gần 40 tỉ tấn khối khí CO2 vào bầu khí quyển mỗi năm. Lượng khí thải này xuất phát từ việc chúng ta khai thác tài nguyên ở Trái đất, đốt chúng và thải vào bầu khí quyển từ năm này sang năm khác. 

Nếu chúng ta muốn tránh được thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra thì ưu tiên hàng đầu phải là giảm lượng khí thải CO2 gây ô nhiễm trong thời gian sớm nhất có thể". 

Theo NOAA, đại dịch COVID-19 khiến nhiều quốc gia trên thế giới hạn chế đi lại và áp đặt biện pháp phong tỏa cũng như hạn chế, hầu như không tác động đến lượng khí thải gây hiệu ứng đang gia tăng hiện nay.

CO2 là khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất do con người tạo ra. Sau khi được phát thải, khí CO2 tồn tại trong khí quyển và đại dương trong hàng nghìn năm. 

Con người phát thải khí CO2 từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch [than đá, dầu mỏ] được sử dụng trong giao thông vận tải, phát điện, xây dựng, chặt phá rừng, làm nông nghiệp... Khí thải gây hiệu ứng nhà kính cản bức xạ nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, do vậy góp phần làm cho Trái đất ấm lên.

Các đội tàu cá Trung Quốc phát thải khí CO2 hàng đầu thế giới

TTO - Nghiên cứu của 26 chuyên gia khẳng định tàu cá đánh bắt bằng lưới kéo đã phá vỡ kho chứa CO2 tự nhiên dưới đáy biển. Mức phát thải khí CO2 của tàu cá cao hơn cả máy bay.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California, San Diego [UCSD], Mỹ, ghi lại nồng độ khí carbon dioxide [CO2] vượt qua ngưỡng 410 phần triệu [ppm] tại Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ, vào hôm 18/4 nhờ sử dụng đường cong Keeling, theo Nature World News.

Nhóm nghiên cứu cho biết, nồng độ CO2 chính xác mà họ đo được là 410,28 ppm, mức cao nhất trong trong bầu khí quyển của Trái Đất từ trước đến nay. Nhiều khả năng đây chỉ là điểm khởi đầu cho những kỷ lục đáng sợ khác trong những tháng tới.

Theo Scientific American, nồng độ khí nhà kính CO2 ở mức cao làm cho Trái Đất giữ lại nhiều nhiệt hơn từ ánh sáng Mặt Trời, đồng thời làm gia tăng biến đổi khí hậu. Năm 2013, Đài quan sát Mauna Loa lần đầu tiên ghi nhận nồng độ CO2 vượt qua ngưỡng 400 ppm. Kể từ đó, nồng độ CO2 thường xuyên cao hơn con số 400 ppm.

"Nồng độ CO2 trong khí quyển hiện nay cao hơn nhiều so với nồng độ CO2 vài triệu năm trước được đo trong lõi băng đá và trầm tích biển", Pieter Tans, nhà khoa học đứng đầu tại Mạng lưới Tham khảo về Khí nhà kính Toàn cầu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ [NOAA], cho biết.

"Con người từng chứng kiến có sự gia tăng đáng kể nồng độ khí CO2 trong khí quyển, khoảng 80 ppm, vào cuối kỷ băng hà cách đây từ 11.000 - 17.000 năm. Nhưng mức độ gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển hiện nay cao gấp 200 lần so với thời kỳ đó", Tans nói.

Tans lưu ý rằng, sự gia tăng CO2 này không có gì đáng ngạc nhiên nếu xem xét lượng phát thải từ việc đốt dầu, than, khí tự nhiên và sản xuất xi măng. Các quá trình nói trên tạo ra 10 tỷ tấn carbon, hay 37 tỷ tấn CO2, mỗi năm.

Năm 2015, tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu COP21 tổ chức ở Paris, Pháp, chính phủ các quốc gia cam kết giữ nhiệt độ của Trái Đất không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ này, so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện nay khoảng 15°C.

Carbon dioxide xảy ra tự nhiên trong khí quyển. Nó là một thành phần thiết yếu trong quang hợp, quá trình thực vật tạo ra thức ăn và năng lượng. Mức độ carbon dioxide trong khí quyển đã tăng lên kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Nguyên nhân chính là nạn phá rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá. Khi nồng độ carbon dioxide tăng lên, ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm không khí. Carbon dioxide chiếm ít hơn 1 phần trăm của khí trong khí quyển. Tuy nhiên, có một sự cân bằng tinh tế tồn tại giữa carbon dioxide và các loại khí khác. Lượng carbon dioxide có sự thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Carbon dioxide bẫy bức xạ ở mặt đất, tạo ra tầng ozone. Lớp khí quyển này ngăn trái đất làm mát vào ban đêm, làm nước biển nóng lên. Đại dương hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển. Tuy nhiên, nhiệt độ nước cao hơn làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ carbon dioxide của đại dương. Theo thời gian, tác dụng của carbon dioxide được gộp lại.

Khí hậu thay đổi

Một tác động môi trường khác của carbon dioxide đối với ô nhiễm không khí là biến đổi khí hậu. Nhiệt độ bề mặt trái đất đã tăng lên trong 100 năm qua, theo các nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia [NOAA]. Các nhà khoa học tin rằng ô nhiễm carbon dioxide là thủ phạm chính. Các hiệu ứng rất phức tạp.

Mưa axit

Carbon dioxide là một phần tạo nên hiệu ứng môi trường có tên mưa axit. Phát thải từ các nhà máy năng lượng đốt nhiên liệu hóa thạch kết hợp với độ ẩm trong không khí. Kết quả là kết tủa với hàm lượng axit cao. Thiệt hại vật chất đối với cây cối và đời sống thực vật khác, ô nhiễm nước và đất xảy ra từ lượng mưa axit. Một yếu tố phức tạp là tính di động của khí thải. Tác động của carbon dioxide có thể phát trên diện rộng, làm cho tác động của chúng đối với ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn.

Tác động đến sức khỏe con người

Khí thải carbon dioxide ảnh hưởng đến sức khỏe con người bằng cách thay thế oxy trong khí quyển. Hô hấp trở nên khó khăn hơn khi nồng độ carbon dioxide tăng lên. Ở những khu vực nồng độ carbon dioxide cao có thể dẫn đến những triệu chứng có hại cho sức khỏe như đau đầu. Mức carbon dioxide và mức độ cao của các chất gây ô nhiễm không khí có hại khác như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là nguyên do gây ô nhiễm không khí trong nhà.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của carbon dioxide, các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, nhà bếp thương mại,… hay quy mô nhỏ như gia đình, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, quán café,… đều sử dụng các giải pháp xử lý khí thải và thanh lọc không khí. Thiết bị được tích hợp vào hệ thống làm sạch phổ biến nhất gồm có lọc tĩnh điện, UV, than hoạt tính,… hay các dòng máy có chứa màng lọc hiệu quả cao HEPA, tích hợp công nghệ ion âm, quang xúc tác TiO2,…

Bài viết được sưu tầm và tổng hợp bởi HSVN Global - nhà sản xuất máy ozone công nghiệp, máy ozone gia đình, thiết bị lọc khử mùi, khử khuẩn, diệt khuẩn tia UV, lọc không khí, máy lọc bụi tĩnh điện, xử lý nước,...

Chủ Đề