Cognitive skill là gì


7



chuyên sâu ở những bậc học cao hơn [trung cấp, cao đẳng, đại học]. Do vậy, kỹ

năng cứng hay kỹ năng nhận thức dễ dàng được đánh giá và đo lường qua điểm

số, được kiểm chứng bởi bằng cấp và quá trình đào tạo.

Khái niệm kỹ năng mềm không còn là mới đối với bậc giáo dục đại học,

Hiệp hội giáo dục kỹ thuật Mỹ đã đề cập đến các kỹ năng mềm từ năm 1950, tuy

nhiên việc đào tào các kỹ năng mềm vẫn còn khá yếu ở trong các chương trình

khoa học và kỹ thuật [Zhang, 2012]. Kỹ năng mềm, hay kỹ năng phi nhận thức

[non-cognitive skills] là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng tương tác quan trọng

trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo

nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi

mới [Nguyễn Hồng Vân và cộng sự, 2013]. Theo Hunt [2007], nếu kỹ năng

cứng là "những gì bạn biết" [what you know] thì kỹ năng mềm là "cách bạn sử

dụng" [how you use]. Kỹ năng mềm được định nghĩa như các kỹ năng hành vi cần

thiết để ứng dụng những kỹ năng kỹ thuật và kiến thức vào nơi làm việc [Rainsbury

et al., 2002].

2.3 Sự khác biệt và tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

trong công việc

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm có sự khác biệt và tầm quan trọng khác

nhau đối với sự thành công của từng nghề nghiệp. Theo Han [2011] và Đỗ Nguyễn

Hữu Lộc [2012], có ba sự khác biệt chính giữa hai nhóm kỹ năng này: Một là, kỹ

năng cứng được thể hiện qua chỉ số thông minh IQ [Intelligence Quotient] và liên

quan đến bán cầu não trái  trung tâm tư duy, còn kỹ năng mềm thể hiện qua chỉ

số cảm xúc EQ [Emotional Quotient] và liên quan đến bán cầu não phải  trung tâm

cảm xúc. Hai là, kỹ năng cứng mang tính cứng nhắc, còn kỹ năng mềm mang

tính mềm dẻo, linh động tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường. Ba là, kỹ năng

cứng có thể được học tại trường, còn kỹ năng mềm thường được lĩnh hội qua

trải nghiệm.

Cũng theo Han [2011], tùy thuộc vào nghề nghiệp mà tầm quan trọng của

mỗi nhóm kỹ năng sẽ khác nhau, có thể chia tầm quan trọng của từng kỹ năng đối



8



với nghề nghiệp thành ba nhóm như sau: Một, nhóm nghề nghiệp cần kỹ năng

cứng và một ít kỹ năng mềm, những người làm trong nghề này có thể không

giỏi giao tiếp với mọi người xung quanh nhưng họ lại rất thành công với sự nghiệp

của họ [ví dụ như nhà vật lý thiên tài Albert Einstein]. Hai, nhóm nghề nghiệp cần

cả hai kỹ năng cứng và kỹ năng mềm  rất nhiều ngành nghề cần cả hai kỹ năng

này  ví dụ như nghề kế toán hay nghề luật sư, họ cần phải am hiểu các quy tắc kế

toán hoặc pháp luật nhưng họ cũng phụ thuộc vào quan hệ bán hàng cho các khách

hàng để xây dựng sự nghiệp thành công. Để có thể đàm phán tốt với khách hàng đòi

hỏi họ phải có kỹ năng mềm tuyệt vời như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan hệ

v.v Ba, nhóm nghề nghiệp cần chủ yếu kỹ năng mềm và một ít kỹ năng cứng

ví dụ nghề bán hàng. Một nhân viên bán xe hơi không thực sự cần phải biết nhiều

về xe ô tô, chỉ cần nhiều hơn một chút so với người tiêu dùng. Công việc của người

bán hàng đơn thuần là phụ thuộc nhiều vào các khả năng của mình để có thể thương

thảo với khách hàng, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, và các kỹ năng

khác để có thể thành công trong công việc.

Nguyễn Hồng Vân và công sự [2013] chỉ ra rằng qua hàng loạt các tài liệu

nghiên cứu, có sự phân chia nhu cầu kỹ năng trong công việc theo ngành nghề một

cách tương đối như quản trị kinh doanh, kế toán, kỹ thuật, quản trị nguồn nhân lực

và đa ngành. Ở ngành quản trị kinh doanh, các nghiên cứu làm nổi bật những kỹ

năng đóng góp quan trọng vào việc quản lý các dự án phức tạp như các kỹ năng tổ

chức, lập kế hoạch và quản lý. Thuật ngữ kỹ năng cứng được sử dụng trong lĩnh

vực quản trị dự án để chỉ các kỹ năng như hiểu biết về quy trình, thủ tục, các công

cụ và kỹ thuật, và, kỹ năng mềm được dùng để chỉ các yếu tố quan trọng liên

quan đến con người: truyền thông, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý xung đột, đàm

phán, quản lý nguồn nhân lực, hành vi đặc trưng, học tập và phát triển, tính chuyên

nghiệp và đạo đức.

Ở những ngành nghề như kế toán và các ngành kỹ thuật, kỹ năng vững chắc

về kiến thức chuyên môn; kiến thức tổng quát về tổ chức, kinh doanh và công nghệ

thông tin được đánh giá cao bên cạnh các kỹ năng tương tác cá nhân như giao tiếp,



9



làm việc nhóm, giải quyết vấn đề sáng tạo [Muda et all, 2009, May và Strong, 2007

trích trong Nguyễn Hồng Vân và Cộng sự 2013].

2.4 Các yếu tố kỹ năng cứng và các yếu tố kỹ năng mềm trong công việc trong

các nghiên cứu trước đây

2.4.1 Nghiên cứu trên thế giới

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm không phải là một kỹ năng cụ thể mà là

tập hợp từ nhiều kỹ năng. Sự kết hợp của các yếu tố kỹ năng cụ thể trong từng loại

kỹ năng này phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành nghề và lĩnh vực.

Trong một cuộc khảo sát của Aasheim et al. [2009] trích trong Zhang [2012],

348 nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin được yêu cầu đánh giá tầm quan

trọng của các kỹ năng khác nhau. Các kỹ năng mềm được đánh giá cao là trung

thực/liêm chính, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng phân tích, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

năng tương tác, động cơ, thích ứng/linh hoạt, suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng tổ chức,

kinh nghiệm làm việc liên quan, nhận thức về xu hướng công nghệ thông tin; trong

khi các kỹ năng cứng liên quan đến kiến thức về hệ điều hành, phần cứng, cơ sở

dữ liệu, bảo mật, phát triển ngôn ngữ web, viễn thông và mạng được đánh giá thấp

hơn nhiều.

Nghiên cứu của Nguyen [1998] chỉ ra rằng những người kỹ sư có thể làm

việc hiệu quả trong môi trường đa ngành thì ngay từ trên ghế nhà trường, sinh viên

cần phải được trang bị những kỹ năng với những thuộc tính cụ thể ở nhiều lĩnh vực

khác nhau như sau: [1] Lĩnh vực Khoa học Xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

xã hội, kỹ năng trình bày, kỹ năng tương tác cá nhân; [2] Lĩnh Kinh doanh / Quản lý

như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý kinh doanh, kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ

năng tính toán; [3] Lĩnh vực Máy vi tính / Công nghệ như kỹ năng máy vi tính, kỹ

năng lập trình, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng thiết kế; [4] Lĩnh vực Toán / Khoa học

như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nghiên cứu và phát triển, kỹ năng phân tích

/ tổng hợp. Từ đó tác giả nghiên cứu và đưa ra bảy nhóm kỹ năng với các thuộc tính

cần thiết của người kỹ sư hiện đại làm việc trong môi trường đang thay đổi - môi



10



trường đa ngành, mà ở đó người kỹ sư làm việc và tương tác với không chỉ trong

lĩnh vực kỹ thuật của riêng ngành mình mà tương tác với nhiều lĩnh vực của các

ngành nghề khác. Các nhóm kỹ năng và từng thuộc tính được tác giả định nghĩa rất

cụ thể. [Xem bảng 2.1].

Bảng 2.1 Bảy nhóm kỹ năng và các thuộc tính kỹ năng của người kỹ sư làm

việc trong môi trường đa ngành trong nghiên cứu của Nguyen [1998]

Các nhóm kỹ năng



Thuộc tính



1. Kỹ năng và kiến thức

về kỹ thuật

Là khả năng thực hành

nghề nghiệp, như sử

dụng công nghệ hiện đại.



- Khoa học cơ bản*: có kiến thức cơ bản về luật pháp, các khái

niệm, các lý thuyết và các nguyên tắc khoa học, và hiểu biết về

các lĩnh vực khoa học khác như hóa học, sinh học, khoa học

máy tính, khoa học trái đất, khoa học môi trường, v.v..

- Kỹ thuật cơ bản và ứng dụng*: có kiến thức cơ bản về pháp

luật, các khái niệm, các lý thuyết và các nguyên tắc của kỹ

thuật.

- Xác suất và thống kê: khả năng áp dụng phương trình toán

học và các công thức để giải quyết vấn đề kỹ thuật và để làm

phân tích thống kê.

- Công nghệ và khoa học máy tính: kiến thức và khả năng sử

dụng phần mềm và công nghệ hiện tại.

- Thực hành kỹ thuật*: ứng dụng kỹ thuật, kỹ năng và phương

pháp tiếp cận thực hành, phát minh và phát triển của một sản

phẩm, ứng dụng các công cụ công nghệ.



2. Kỹ năng trí tuệ

- Suy nghĩ logic*: khả năng đưa ra quyết định hợp lý.

Là khả năng học và hiểu - Kỹ năng Giải quyết vấn đề*: khả năng giải quyết các vấn đề,

thông tin mới

các khó khăn và nhiệm vụ.

- Kỹ năng giao tiếp*: khả năng trao đổi thông tin với những

người khác trong tổ chức và cộng đồng.

- Kỹ năng thiết kế: khả năng phác thảo, lập kế hoạch và thiết kế

công việc sáng tạo.

- Kỹ năng tổ chức, quản lý và hành chính: khả năng tổ chức

hiệu quả, khả năng phối hợp, giám sát và quản lý.

3. Thái độ

- Năng lực*: khả năng để thực hiện một nhiệm vụ và để làm việc.

Là hành vi, suy nghĩ và - Liêm chính*: tin cậy và trung thành với tổ chức và đồng nghiệp.

hành động

- Cam kết*: cống hiến cho tổ chức.



11



- Khoan dung: khả năng chịu được và chịu đựng áp lực và mâu

thuẫn phát sinh tại nơi làm việc.

- Linh hoạt: khả năng điều chỉnh để thay đổi.

- Cam kết học tập suốt đời: có điều kiện để theo đuổi việc học.

- Tin cậy: là người đáng tin cậy, có thể dựa vào.

- Sự tận tâm: là người chu đáo và có kỷ luật trong công việc

- Đúng giờ: khả năng đáp ứng đúng thời gian và đúng tiến độ.

- Khả năng tiếp cận: là người có thể dễ dàng tiếp cận, thân thiện

4. Tiêu chuẩn thực hành

kỹ thuật

Là ý thức và tuân thủ các

quy định kỹ thuật về đạo

đức và hành nghề, hiểu

biết vai trò của người kỹ

sư, và có kiến thức chung

về quy định và luật pháp

làm việc.



- Hệ thống đo lường: hiểu biết về hệ thống đo lường tiêu chuẩn

quốc tế.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật*: làm quen với các quy định, qui tắc thực

hành và tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kỹ thuật.

- Thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn kiểm tra*: làm quen với các

thông số kỹ thuật và các tiêu chuẩn.

- Kiểm tra thực hành: hiểu biết về thủ tục kiểm tra thông

thường trong kỹ thuật.

- Ràng buộc môi trường*: nhận thức về tiêu chuẩn môi trường

và các quy định phải được giải quyết trong ứng dụng và thực

hành kỹ thuật.

- Quy tắc đạo đức: tuân thủ theo tiêu chuẩn và quy định của cơ

quan chuyên môn, nhận thức về đạo đức nghề nghiệp và trách

nhiệm với cộng đồng.

- Tiêu chuẩn thành thạo: kiến thức về quy tắc/quy định/ hướng

dẫn kỹ thuật.



5. Thực hành kinh doanh

Là hiểu biết về các vấn

đề kinh tế và tài chính,

và khả năng làm việc

trong một môi trường

định hướng kinh doanh



- Nền kinh tế thị trường tự do: kiến thức về các khái niệm,

nguyên tắc và hoạt động của nền kinh tế thị trường tự do.

- Thị trường quốc tế: sự hiểu biết nền kinh tế toàn cầu có liên

quan đến thị trường trong nước.

- Các tập đoàn đa quốc gia: sự hiểu biết các vấn đề và các loại

hoạt động hợp tác đa quốc gia giữa các quốc gia cá nhân [hợp

tác song phương], hợp tác giữa các thị trường quốc tế và hợp

tác toàn cầu.

- Khả năng cạnh tranh quốc tế*: biết các vấn đề về năng lực

cạnh tranh và làm thế nào để cạnh tranh trên trường quốc tế.

- Đảm bảo chất lượng*: làm quen với kiểm toán, kiểm tra, thủ

tục / quy trình đánh giá của công ty.



12



- Bảo hiểm: hiểu biết các vấn đề về bảo vệ, quyền và trách

nhiệm của một người trong đấu trường quốc tế.

- Bảo hành: hiểu nghĩa vụ hợp đồng về điều kiện và trách

nhiệm của các sản phẩm và dịch vụ.

- Thủ tục đấu thầu: khả năng chuẩn bị một chào giá / hợp đồng

kinh doanh mà sẽ được đem đi cạnh tranh quốc tế.

6. Lịch sử văn hóa quốc

tế/mỗi quốc gia

Là hiểu biết về các nền

văn hóa và phong tục

khác.



- Lịch sử chung: sự hiểu biết lịch sử của loài người và là mối

quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia.

- Lịch sử và phát triển của quốc gia: sự hiểu biết về lịch sử và

quá trình phát triển của quốc gia của chính mình.

- Khác biệt văn hóa: đánh giá cao và chấp nhận các nền văn

hóa khác.

- Các vấn đề kinh tế và chính trị*: kiến thức về kinh tế quốc gia và

quốc tế và cấu trúc chính trị và các mối quan hệ giữa chúng.

- Phong tục và đời sống xã hội: hiểu biết sự phát triển của

phong tục và cuộc sống của xã hội.

- Giới tính: đánh giá cao và thúc đẩy sự bình đẳng của cả hai giới.

- Tôn giáo: hiểu biết về tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau.

- Đa văn hóa: hiểu biết sự đa dạng của các nền văn hóa, con

người và phong cách sống.



7. Thành thạo ngôn ngữ

Là hiểu những ngôn ngữ

khác và quen với ngôn

ngữ kỹ thuật.



- Kỹ năng nói ngoại ngữ lưu loát*: khả năng nói và hiểu ngôn

ngữ khác [song ngữ hoặc kỹ năng đa ngôn ngữ].

- Kỹ năng viết ngoại ngữ lưu loát*: khả năng đọc và viết bằng

các ngôn ngữ khác.

- Thổ ngữ khu vực: làm quen với ngôn ngữ nói riêng của một

khu vực.

- Thuật ngữ kỹ thuật*: sự hiểu biết về thuật ngữ chuyên môn

thường được sử dụng trong lĩnh vực này.

- Biệt ngữ chuyên môn: sự hiểu biết về ngôn ngữ chính thức

thường được sử dụng trong kỹ thuật.



* Những thuộc tính/kỹ năng được đánh giá cao trong nghiên cứu của Nguyen [1998].



Nghiên cứu lược khảo các tài liệu nghiên cứu về kỹ năng trong công việc

trên thế giới, tác giả nhận thấy Úc là quốc gia có sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên

cứu, giáo dục và phát triển kỹ năng việc làm. Quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế

nhanh nhất trong khối OECD này luôn có sự đầu tư cao và gia tăng không ngừng về



13



giáo dục và đào tạo các kỹ năng chung, kỹ năng cứng [đặc biệt là kỹ năng công

nghệ thông tin] cũng như kỹ năng mềm [các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng] để người lao động được phát triển tốt trước khi

tuyển dụng [ACG and AIG, 2004].

Năm 2001, Phòng Thương mại và Công nghiệp Úc - ACCI [the Australian

Chamber of Commerce and Industry] và Hội đồng Kinh doanh Úc - BCA [the

Business Council of Australia] đã tiến hành một dự án nghiên cứu lớn nhằm thiết kế

cung cấp cho Vụ Khoa học, Giáo dục và Đào tạo - DEST [the Department of

Education, Science and Training] với một sự hiểu biết chi tiết về nhu cầu các kỹ

năng việc làm của ngành công nghiệp Úc. Nghiên cứu này được Liên bang Úc xuất

bản thành báo cáo vào năm 2002 với tên Những kỹ năng việc làm cho tương lai

[Employability Skills for the Future]. Trong báo cáo này chỉ ra một khung kỹ năng

việc làm [Employability Skills Framework], gồm tám kỹ năng, các kỹ năng này

tương đồng với nhóm năng lực chính của Mayer [1992], gồm: [1] Kỹ năng giao tiếp

đóng góp vào hiệu quả và hài hòa mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng; [2]

Kỹ năng làm việc nhóm đóng góp cho mối quan hệ sản xuất và kết quả làm việc; [3]

Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng góp vào kết quả sản xuất; [4] Kỹ năng sáng kiến

doanh nghiệp đóng góp vào kết quả sáng tạo; [5] Kỹ năng hoạch định và tổ tức

đóng góp vào kế hoạch chiến lược dài hạn và ngắn hạn; [6] Kỹ năng tự quản lý góp

phần vào sự hài lòng của nhân viên và tăng trưởng; [7] Kỹ năng học tập góp phần

cải thiện và mở rộng liên tục trong hoạt động và kết quả của nhân viên và công ty;

[8] Kỹ năng công nghệ góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ. Và, kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng có một dấu hiệu rõ ràng rằng người sử dụng lao động đang

chuyển từ chỉ đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật sang tìm kiếm một loạt các thuộc tính kỹ

năng cá nhân có nền tảng rộng như kỹ năng tự quản lý, kỹ năng chủ động sáng

tạo trong kinh doanh và kỹ năng học tập. Bảng 2.2 trình bày khung kỹ năng công

việc với các thuộc tính kỹ năng cụ thể của ACCI [2002], các thuộc tính kỹ năng

thay đổi linh hoạt phù hợp với từng công việc cụ thể.



14



Bảng 2.2: Khung kỹ năng công việc của ACCI [2002]

Nhóm kỹ năng

1. Kỹ năng giao tiếp



2. Kỹ năng làm việc

nhóm



3. Kỹ năng giải quyết

vấn đề



4. Thích ứng và sáng

tạo trong kinh doanh



5. Hoạch định và tổ

chức



Thành phần

- Nghe và hiểu

- Truyền đạt trực tiếp và rõ ràng

- Viết ra được nhu cầu của người nghe

- Thương lượng hiệu quả

- Đọc độc lập

- Thông cảm

- Nói và viết bằng ngôn ngữ khác

- Tính toán số học

- Hiểu được nhu cầu của khách hàng

- Thuyết phục hiểu quả

- Sử dụng và làm việc qua mạng

- Quyết đoán

- Chia sẻ thông tin

- Vượt qua khoảng cách về tuổi, giới tính, màu da, khu vực,

quan điểm chính trị

- Làm việc như một cá nhân và là một thành viên của nhóm

- Xác định vai trò là một thành phần của nhóm

- Áp dụng làm việc nhóm trong các tình huống như: lập kế

hoạch, giải quyết vấn đề phức tạp

- Nhận diện được điểm mạnh của từng thành viên nhóm

- Kỹ năng huấn luyện và cố vấn trong đó có đưa ra phản hồi

- Phát triển những giải pháp đổi mới và sáng tạo

- Phát triển những giải pháp mang tính thực tiễn

- Chỉ ra sự độc lập và chủ động trong nhận diện và giải quyết

vấn đề

- Giải quyết những vấn đề trong nhóm

- Ứng dụng những chiến lược giải pháp trong giải quyết vấn đề

- Sử dụng toán học trong quản lý ngân sách và tài chính để giải

quyết vấn đề

- Áp dụng các chiến lược giải quyết vấn đề trên một loạt các

lĩnh vực

- Thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích để đề ra giải pháp.

- Giải quyết các mối quan tâm của khách hàng liên quan đến

những vấn đề dự án phức tạp

- Thích ứng với những tình huống mới

- Phát triển tầm nhìn có chiến lược, sáng tạo và dài hạn

- Sáng tạo

- Nhận diện những cơ hội tiềm năng mà người khác không thấy

- Chuyển ý tưởng thành hành động

- Tạo ra nhiều lựa chọn

- Chủ động đề xuất những giải pháp đổi mới

- Quản lý thời gian và xác định thứ tự ưu tiên trong công việc

- Tạo động lực



15



6. Kỹ năng tự quản lý



7. Kỹ năng học tập



8. Kỹ năng công nghệ



- Tự chủ và tự ra quyết định

- Phân bổ nguồn lực hợp lý

- Thiết lập mục tiêu dự án rõ ràng và phân phối hợp lý

- Bố trí người và các nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ

- Có tầm nhìn và mục tiêu cá nhân

- Đánh giá và giám sát kết quả hoạt động của chính mình

- Có kiến thức và tự tin với tầm nhìn và mục tiêu của mình

- Nhấn mạnh ý tưởng và tầm nhìn của chính mình

- Có trách nhiệm

- Quản lý việc học của chính mình

- Đóng góp vào môi trường học tập cộng đồng

- Sử dụng nhiều phương tiện học tập

- Ứng dụng học tập các vấn đề công nghệ [sản phẩm..] và con

người [giao tiếp, văn hóa]

- Nhiệt tình học tập

- Học tập mọi múc mọi nơi, sẵn sàng nghỉ làm để học

- Cởi mở với ý tưởng và công nghệ mới

- Đầu tư thời gian và sức lực cho học tập

- Hiểu nhu cầu của việc học để thích ứng với sự thay đổi

- Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin

- Ứng dụng các công cụ quản lý công nghê thông tin

- Sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức dữ liệu

- Sẵn sàng học tập những kỹ năng công nghệ thông tin mới



Nguồn: ACCI [2002]



2.4.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Minh Thảo [2012] phân loại kỹ năng lao động

ở Việt Nam thành 3 nhóm: Một là nhóm kỹ năng cơ bản gồm: - kỹ năng đọc và viết

bằng ngôn ngữ chính thức, tức biết chữ; kỹ năng tính toán và làm việc với các con

số, tức làm toán; hai là nhóm kỹ năng công việc [kỹ năng cứng] gồm: - kỹ thuật

cụ thể liên quan đến công việc, - áp dụng công nghệ thông tin, ví dụ sử dụng máy vi

tính, - Ngoại ngữ; ba là nhóm kỹ năng mềm, gồm: - kỹ năng giao tiếp, - kỹ năng

lãnh đạo, - kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và quyết đoán, - kỹ năng giải

quyết vấn đề, - khả năng làm việc độc lập, - kỹ năng quản lý thời gian, - học suốt

đời và quản lý thông tin.

Nguyễn Hồng Vân và các công sự [2013] nghiên cứu về nhu cầu kỹ năng

mềm của nhân viên trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ở khu vực TP. Hồ Chí

Minh, các tác giả đã đề nghị và đánh giá 35 kỹ năng  tố chất cần thiết trong công

việc thông qua khảo sát những nhà tuyển dụng và sử dụng lao động tại các doanh



16



nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, có 12 yếu tố thuộc kỹ năng mềm, 12 yếu tố

thuộc kỹ năng kỹ thuật và 11 yếu tố thuộc tố chất cá nhân. Kết quả phân tích nhân

tố khám phá của nghiên cứu này cho ra hai nhân tố có ý nghĩa: [1] nhóm kỹ năng

giao tiếp hiệu quả [gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, thuyết phục và kỹ

năng đàm phán, thương lượng], [2] nhóm tố chất cá nhân tích cực gồm sắp sếp thứ

tự ưu tiên trong công việc, biết vượt qua thất bại, khó khăn, đạo đức trong công

việc, tự trọng, tinh thần học hỏi, cầu tiến, sự kiên trì và gương mẫu.

Nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hương và Trần Triệu Khải [2010] đánh giá

và đo lường nhận thức của sinh viên về kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở lý thuyết kế

thừa các kỹ năng mềm  kỹ năng nghề nghiệp của Duke [2002]. Nghiên cứu của

nhóm tác giả này đã phát triển một danh sách các kỹ năng cần thiết để đào tạo và

bồi dưỡng cho sinh viên ngành Marketing gồm 56 kỹ năng năng chia thành 10

nhóm kỹ năng chính: [1] lãnh đạo, [2] truyền thông, [3] tương tác cá nhân, [4] phân

tích, [5] ra quyết định, [6] công nghệ, [7] nhận thức toàn cầu, [8] đạo đức, [9] thực

tiễn kinh doanh, [10] hoạch định, [11] tự quản. Trong đó, các kỹ năng có chỉ số ưu

tiên cao là kỹ năng ra quyết định, kỹ năng truyền thông [truyền đạt, thương lượng,

đàm phán, viết báo cáo] và đạo đức.

Qua lượt khảo kết quả phân tích của nghiên cứu trên đây, có một nhận xét

chung của các tác giả khi nghiên cứu về các kỹ năng trong công việc của người lao

động Việt Nam là sự thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng,

người sử dụng lao động.

2.5 Lý thuyết về kết quả công việc [job performance] và mối liên hệ giữa kỹ

năng công việc và kết quả công việc

Kết quả thực hiện công việc hay kết quả làm việc cá nhân là khái niệm

quan trọng liên quan đến công việc và tâm lý tổ chức, trong thời gian dài các nghiên

cứu bỏ nhiều công sức trong việc phân loại và mở rộng khái niệm kết quả làm việc

[Campbell, 1990 trích trong Trần Ngọc Thành, 2012]. Theo định nghĩa của

Brumbrach [1988] [trích trong Amstrong, 2006] kết quả công việc là hành vi được

thực hiện bởi từng cá nhân và đem lại kết quả cụ thể. Mặc dù hoạt động của con



17



người nhằm tạo ra kết quả nhưng chính những hoạt động ấy cũng là sản phẩm của

nỗ lực về mặt trí lực, thể lực đối với công việc và có thể được đánh giá tách biệt

khỏi kết quả công việc. Công việc đạt kết quả cao nếu nó được thực hiện thông qua

những hành vi phù hợp, đặc biệt là hành vi tự nguyện và sử dụng hiệu quả các kiến

thức, kỹ năng và khả năng của con người. Có nhiều cách xác định được kết quả

công việc như: đánh giá từ những người quản lý, từ khách hàng hay từ chính những

người lao động. Dù với cách thức nào thì đánh giá là một khái niệm quan trọng

trong việc quản lý thực hiện công việc. Nó là cơ sở để cung cấp, tạo ra thông tin

phản hồi, xác định những cái gì đang tiến triển tốt để dẫn tới sự thành công của tổ

chức và chỉ ra những điều gì chưa đúng để có hành động khắc phục. Khi đánh giá

việc thực hiện cần cân nhắc các yếu tố đầu vào như: trình độ hiểu biết, kĩ năng cần

thiết và hành vi thực sự phù hợp với các tiêu chuẩn về năng lực và các tuyên bố về

giá trị cốt lõi [Amstrong, 2006].

Cuộc khảo sát của CIPD [Chartered Institute of Personnel and Development]

năm 2003 về quản lý việc thực hiện công việc [Amstrong 2006] đã phát hiện thứ tự

ưu tiên về mức độ quan trọng của các yếu tố trong thang đo kết quả việc thực hiện

như sau: [1] Đạt mục tiêu; [2] Năng lực; [3] Chất lượng; [4] Sự đóng góp cho

nhóm; [5] Quan tâm đến khách hàng; [6] Quan hệ công việc; [7] Năng suất lao

động; [8] Tính linh hoạt; [9] Mục tiêu kĩ năng/học tập; [10] Sắp xếp hài hòa mục

tiêu cá nhân với mục đích của tổ chức; [11] Nhận thức về hoạt động kinh doanh;

[12] Nhận thức về hoạt động tài chính.

Nghiên cứu của Campbell năm 1990 [trích trong Trần Ngọc Thành, 2012] đề

xuất 8 thành phần cấu thành kết quả, trong đó có 5 nhân tố liên quan đến kết quả

thực hiện công việc cá nhân: [1] sự thành thạo về chuyên môn liên quan đến công

việc; [2] khả năng ngoài chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ, [3] khả năng giao tiếp và

viết; [4] khả năng giám sát, trong trường hợp đánh giá kết quả thực hiện công việc

của người giám sát hay lãnh đạo; [5] khả năng giải quyết vấn đề/quản trị.

Tổ chức lao động của Anh [2003] dẫn trong Tamkin [2005] đã phát triển một

chỉ số đánh giá kết quả công việc thông qua phỏng vấn 1000 giám đốc điều hành tại



Chủ Đề