Cốm no bao nhiêu calo

Nhắc tới Hà Nội, ngoài đặc sản bún chả nổi tiếng tứ phương, bánh dày với hương vị mộc mạc mà giản đơn,… Bánh cốm cũng được coi là một loại đặc sản không thể không nhắc tới. Bánh cốm dẻo thơm, đặc biệt bởi nguyên liệu chế biến và hương vị vô cùng quen thuộc, hấp dẫn đối với mỗi con người Việt Nam. Tuy nhiên, bánh cốm bao nhiêu calo và ăn bánh cốm có béo không? Là câu hỏi đã và đang được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn thực sự quan tâm tới vấn đề này, thì bài viết dưới đây của Review AZ là dành cho bạn.

Bánh cốm là đặc sản ở đâu?

Trên dải đất hình chữ S – Việt Nam, mỗi nơi, mỗi vùng miền đều sở hữu những nét đặc trưng, đặc sản mang đậm dấu ấn, tạo nên sự khác biệt và phong phú cho nền ẩm thực của người Việt. Nếu ở Yên Bái nổi tiếng với món chè Shan tuyết Suối Giàng, ở Huế có kẹo mè xửng hay ở Hải Dương có bánh đậu xanh nức tiếng,… Vậy bánh cốm là đặc sản ở đâu?

Bánh cốm từ lâu đã được xếp vào danh sách những loại đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt là bánh cốm Hàng Than. Chiếc bánh cốm vuông vức, dẻo mềm với phần vỏ bánh xanh mướt màu cốm, kết hợp với đỗ xanh ngọt mịn, dừa nạo hay mứt sen trần… chắc hẳn đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Đặc biệt là trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp,… Bởi bánh cốm rất ngon nhưng lại chẳng hề đắt đỏ, vậy nên rất nhiều du khách thập phương khi đến với Hà Nội đã mua và sử dụng bánh cốm như một món quà ý nghĩa dành tặng cho bạn bè, người thân của mình.

Bánh cốm làm từ bột gì?

Bánh cốm được làm từ bột gì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, cách làm bánh của mỗi người. Thông thường, nguyên liệu chính của bánh cốm sẽ bao gồm bột nếp và đậu xanh giã nhuyễn. Bột nếp phải là loại hảo hạng, thơm ngon nhất để sau khi chế biến, cốm sẽ đạt tới độ dẻo mềm hoàn hảo. Nếu để cốm quá già hay quá non, vỏ bánh cốm sẽ bị chảy nhão, phá hỏng cả về mặt thẩm mỹ lẫn hương vị của chiếc bánh.

Phần nhân bánh cốm được chế biến chủ yếu từ đậu xanh và dừa nạo. Trải qua công đoạn ngâm, xào, trộn đều nguyên liệu vô cùng tỉ mỉ, công phu mới tạo ra phần nhân bánh thơm ngon, vừa miệng như vậy.

Bánh cốm bao nhiêu calo?

Lý giải cho câu hỏi bánh cốm bao nhiêu calo? Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Mặc dù bánh cốm được chế biến với thành phần nguyên liệu tương đối đơn giản, không quá cầu kỳ, chủ yếu là bột nếp, đường, đậu xanh.

Tuy nhiên, hàm lượng calo trong bánh cốm “không phải dạng vừa”. Theo đó, cứ 100g bánh cốm [khoảng 2 – 3 chiếc] sẽ chứa khoảng 560 kcal. Vậy tính ra, trong 1 chiếc bánh cốm sẽ chứa khoảng 190 kcal.

Ngoải ra, để đáp ứng được nhu cầu và thay đổi khẩu vị cho bánh cốm, ở một số nơi có thể thay thế bột gạo nếp bằng bột gạo lứt rang,… Mỗi loại gạo, nguyên liệu làm bánh cốm sẽ chứa hàm lượng calo và giá trị dinh dưỡng riêng. Do đó, để xác định bánh cốm bao nhiêu calo? Bạn nên tìm hiểu kỹ hơn thành phần nguyên liệu tạo ra chiếc bánh đó.

>>> Bạn nên tham khảo thêm: Bánh in bao nhiêu calo? Bạn ăn nhiều có béo không?

Ăn bánh cốm có béo không?

Dựa vào hàm lượng calo có trong bánh cốm là khoảng 190 kcal/ chiếc. Chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ khẳng định ăn bánh cốm không béo, nếu so sánh với mức năng lượng tối thiểu cần nạp là 2000 kcal/ ngày.

Thế nhưng, theo chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, bánh cốm tuy chứa không quá nhiều calo nhưng trong bánh có rất nhiều đường và tinh bột từ gạo nếp. Đây là 2 chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt tới cân nặng, vóc dáng nếu được nạp vào cơ thể quá mức cho phép. Đồng nghĩa với việc, nếu bạn ăn quá nhiều, ăn quá thường xuyên, quá lạm dụng thì nguy cơ béo phì, tăng cân là vô cùng cao.

Chưa kể, bánh cốm gần như không chứa chất xơ, protein, chất khoáng,… Những chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích đối với hoạt động sống và cơ thể của con người. Vì vậy, để bảo toàn vóc dáng và cơ thể, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định ăn loại bánh này. Đặc biệt là đối với những người bị thừa cân, béo phì hay tiểu đường,…

>>> Bạn nên tham khảo thêm: [Review AZ] Bánh dày bao nhiêu calo và ăn bánh có béo không?

Bánh cốm để được bao lâu?

Theo kinh nghiệm của những người chế biến bánh cốm gia truyền, bánh cốm tươi [không chất bảo quản] sẽ để được trong khoảng 4, 5 ngày tùy vào điều kiện, môi trường bảo quản. Do vậy, bạn nên chú ý hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản được in trên bao bì hộp bánh, để có thể giữ được nguyên vẹn hương vị của chiếc bánh.

Tuyệt đối không nên ăn bánh cốm hết hạn bởi sự biến đổi chất trong bánh có thể khiến bạn bị đi ngoài, tiêu chảy, nôn nao,…

Kết luận lại, những thông tin trong bài viết trên đã phần nào giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi, Bánh cốm bao nhiêu calo và ăn bánh cốm có béo không? Hy vọng bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin, kiến thức bổ ích.

Nếu còn những thắc mắc cần giải đáp hay góp ý phản ánh, các bạn vui lòng để lại dưới phần bình luận của bài viết này. Cuối cùng, cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của Review AZ!

Nguồn tham khảo: Bánh cốm //vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh_c%E1%BB%91m Truy cập ngày 16/02/2021.

Cốm, lạc rang, mè đen đều là các thực phẩm quen thuộc với các chị em nội trợ. Thế nhưng, nếu dùng không đúng cách thì cũng sẽ trở thành những “thủ phạm” âm thầm gây tăng cân.

>> Những thực phẩm giảm cân an toàn 

Cốm

Có 2 loại cốm thường thấy là cốm gạo lứt rang và cốm nếp.

* Cốm từ gạo lứt rang

Gạo lứt được đánh giá là thực phẩm tốt cho người thừa cân, thường được khuyến cáo đưa vào các thực đơn giảm cân để thay thế cho gạo trắng dù về mặt năng lượng, gạo lứt và gạo trắng cung cấp một lượng calo tương đương nhau. 100g gạo lứt cung cấp 345 Kcal/100g, 100g gạo trắng cung cấp 344 Kcal/100g năng lượng cho cơ thể.

Nhưng do gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, không xát bỏ lớp cám gạo bên ngoài, rất giàu chất xơ, đặc biệt là các vitamin, canxi và các nguyên tố vi lượng. Do hàm lượng chất xơ cao nên khi ăn bạn cũng cần phải nhai lâu hơn, vì thế sẽ mang đến cảm giác no lâu.

Thế nhưng, bạn cũng đừng nên chỉ ăn cốm gạo lứt hoặc chỉ ăn gạo lứt giảm cân vì sẽ gây rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng vì gạo lứt tuy giàu vitamin và khoáng chất nhưng không chứa chất đạm và chất béo.

* Cốm nếp

Cốm nếp được làm từ gạo nếp. Theo Đông y, gạo nếp có vị ngọt, thơm, tính ấm, có thể dùng khắc phục bệnh buồn nôn, tăng tiết sữa, chống tiêu chảy.

Nhưng nếp là thực phẩm giàu năng lượng, nhiều tinh bột. 100 gram gạo nếp chứa 357 Kcal, vì thế các món ăn chế biến từ nếp như cốm nếp, bánh chưng, bánh tét… được coi là “kẻ thù” với người giảm cân nhất là khi còn thêm thịt mỡ, đỗ xanh trong các món bánh gói truyền thống Việt Nam. 

Người thừa cân không nên dùng cốm nếp

Lạc [đậu phộng]

Lạc là thực phẩm chứa nhiều axit không bão hòa, có tác dụng tốt cho tim mạch, chống lão hóa hiệu quả, nhưng đây không phải là thực phẩm được khuyến cáo cho người thừa cân do lạc chứa rất nhiều năng lượng.

Trong 100g lạc chứa 573 Kcal, gần 2 chén rưỡi cơm trắng. Hơn nữa không riêng gì lạc rang, các thực phẩm rang với muối đều không phù hợp với người béo phì. Vì muối giữ nước nhiều hơn sẽ gây tăng cân.

Lạc chứa rất nhiều calo, dễ gây tăng cân

Mè đen

Mè đen là thực phẩm quen thuộc với chị em nội trợ, thường dùng để nấu chè mè đen. Đối với người lớn tuổi, còn có thể dùng bột mè đã xay nấu cùng với khoai mỡ hoặc với gạo tẻ thành món cháo dùng mỗi ngày.

Trong hạt mè chứa khoảng 40 - 60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, canxi oxalat. Mè đen chứa rất nhiều calo, do đó không được khuyến cáo trong các thực đơn giảm cân. Cụ thể, 100g mè chứa khoảng 50g chất béo và tạo 570 Kcal, dùng nhiều sẽ khiến năng lượng dư thừa tích lũy thành mỡ trắng, gây tăng cân.

Như Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề