Công cụ quản lý nhà nước về văn hóa bao gồm

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Mỗi đất nước sẽ có các giá trị văn hóa riêng. Văn hóa là một hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy theo thời gian. Văn hóa được tao ra bởi con người, do con người gìn giữ và nhằm đảm bảo các lợi ích của con người. Trong những năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, một vấn đề quan trọng đặt ra đó là sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ với sự phát triển kinh tế, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về quản lý nhà nước về văn hóa và các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa thông tin.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Một số quy định về quản lý nhà nước về văn hóa:

1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa:

Ta có thể hiểu, quản lý nhà nước về văn hóa được là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua Hiến pháp , pháp luật và cơ chế chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.

Quản lý nhà nước về văn hóa là những hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm mục đích giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa của Việt Nam.

Nhà nước tiến hành quản lý văn hóa bằng chính sách và hệ thống pháp luật về văn hóa.

1.2. Một số nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về văn hóa:

Có thể chia hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa thành các nội dung cơ bản như sau:

– Thứ nhất: Quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật.

Nhà nước tạo điều kiện để công dân có quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật.

Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của những người lao động nghệ thuật.

Nhà nước ta ban hành các chế độ thù lao nghệ thuật hợp lý.

Nhà nước bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm của cá nhân hoặc tổ chức đã công bố hoặc chưa công bố.

Nhà nước thực hiện các chính sách bảo trợ vật chất ở mức độ khác nhau cho những loại hình văn hóa nghệ thuật không thể tự tồn tại và phát triển trong quan hệ kinh tế thị trường.

Nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm đối với loại hình nghệ thuật điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm, nâng cao dân trí và trình độ thẩm mĩ góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.

Nhà nước khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật, mạnh dạn trong các hình thức biểu hiện, trân trọng nhân cách, tài năng của văn nghệ sĩ. Các cấp quản lý khắc phục, ngăn ngừa sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề văn hóa nghệ thuật.

– Thứ hai: Quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin.

Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý văn hóa thông tin nhằm phát huy vai trò của công tác thông tin trong sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển công tác thông tin cụ thể như sau:

+ Nhà nước ta tăng cường và hiện đại hóa công tác thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng, nội dung phù hợp với các loại đối tượng, các dân tộc và mở rộng thông tin tới các vùng xa xôi hẻo lánh; tiếp tục phủ sóng phát thanh truyền hình trên phạm vi cả nước.

+ Nhà nước thực hiện việc khôi phục và phát triển hệ thống thư viện từ trung ương đến cơ sở.

+ Nhà nước củng cố sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của ngành văn hóa – thông tin, củng cố các hoạt động báo chí,  xuất bản, in ấn, phát hành, phổ biến rộng rãi những tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật.

+ Nhà nước luôn coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế trong lĩnh vực văn hóa – thông tin.

+ Nhà nước ta tiến hành tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về văn hóa – thông tin.

Cần lưu ý rằng, trong quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin, một số nội dung cần được đặc biệt chú ý là công tác quản lý về báo chí, xuất bản, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về văn hóa – thông tin, thực hiện hợp tác quốc tế về thông tin.

– Thứ ba: Quản lý nhà nước về văn hóa – xã hội.

Trong quản lý văn hóa – xã hội, các chủ thể quản lý cần:

+ Các chủ thể quản lý cần nhận thức đúng đắn những vấn đề cơ bản của lối sống, nếp sống gắn liền với tình hình diễn biến trên phạm vi thế giới và trong nước.

+ Do lối sống gắn liền với phương thức sản xuất nên điều căn bản để xây dựng một lối sống văn minh, hiện đại là làm thế nào để nâng cao năng suất lao động. con người có thể thỏa mãn những nhu cầu của mình bằng lao động chân chính.

+ Các chủ thể quản lý cần phát huy tính tích cực chính trị – xã hội trong mỗi con người để mỗi người đều có ý thức về một lối sống đẹp, sống đạo đức.

+ Các chủ thể quản lý cần khôi phục những thuần phong, mĩ tục và xây dựng nếp sống mới. Cần phân biệt những lễ giáo phong kiến với những nét truyền thống đẹp về lối sống đạo đức.

– Thứ tư: Quản lý nhà nước về hoạt động bảo tồn, bảo tàng, phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Nhà nước phải thống nhất trong việc quản lý các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nội dung quản lý bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

+ Quản lý việc kiểm kệ, đăng ký, công nhận và xác định các loại hình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

+ Ban hành các quy định chế độ bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh và tổ chức thực hiện các chế độ đó.

+ Thực hiện việc thanh tra việc thu hành những quy định của pháp luật về việc bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về văn hóa:

Quản lý nhà nước về văn hóa có các đặc điểm sau đây cụ thể là:

– Thứ nhất: Chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa là Nhà nước.

– Thứ hai: khách thể quản lý nhà nước về văn hóa là các cơ quan, tổ chức hoặc các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có những liên quan cụ thể tới lĩnh vực căn hóa.

– Thứ ba: Mục đích quản lý nhà nước về văn hóa là để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đối với hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở các cấp khác nhau thì mục đích quản lý nhà nước về văn hóa phải được xác định cụ thể sát với yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi địa phương.

 – Thứ tư: Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về văn hóa là Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật và các văn bản pháp luật khác. Qua đó, ta nhận thấy quản lý nhà nước về văn hóa là một công cụ có hệ thống luật và các văn bản có tính pháp quy.

– Thứ năm: Cách thức quản lý của quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức và có chủ đích chứ không đơn giản chỉ là việc làm có tính thời vụ, càng không phải là sự thụ động của nhà quản lý, càng không phải hoạt động tùy tiện và đơn lẻ.

Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa bao gồm các giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về văn hóa:

Đây là một vấn đề then chốt để nâng cao hiệu lực cũng như hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa giúp người dân phát huy ý thức tự giác, tự đề kháng, xây dựng cộng đồng tự quản, chống lại những hành vi phản văn hóa, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và sự phát triển của đất nước.

Thứ hai: Xã hội hóa công tác quản lý nhà nước về văn hóa:

Xã hội hóa công tác quản lý là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nhà nước về văn hóa.

Thứ ba: Tăng cường tổ chức nghiên cứu, tổng kết về quản lý các lĩnh vực văn hóa:

Những năm gần đây, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm đến tổng kết hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng của một số đề tài nghiên cứu chưa được đánh giá cao, thể hiện ở kết quả nghiên cứu ít gắn với thực tiễn, tính phát hiện, dự báo còn hạn chế.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra:

Trong bối cảnh cơ chế thị trường phức tạp như hiện nay, vấn đề giám sát, kiểm tra, thanh tra càng có vị trí, vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc đưa hoạt động văn hóa vào trật tự, kỷ cương, nền nếp.

Do đặc thù của lĩnh vực quản lý, nên cần thực hiện cơ chế hai chiều trong giám sát và khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tham nhũng, sách nhiễu thì người dân có quyền tố giác lên các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ năm: Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa:

Toàn cầu hóa kinh tế đang là một vấn đề rất được quan tâm. Càng hội nhập sâu rộng về kinh tế thì càng phải chú ý trước sự xâm lăng văn hóa của nước ngoài, trước sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng làm biến đổi đạo đức, lối sống và suy giảm lý tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, nhân dân.

3. Hệ thống pháp luật văn hóa thông tin ở Việt Nam hiện hành gồm những văn bản nào?

Hiện nay, do lĩnh vực văn hóa thông tin là một lĩnh vực khá rộng, nên hệ thống pháp luật về văn hóa thông tin gồm rất nhiều văn bản được ban hành với giá trị hiệu lực và chủ thể ban hành khác nhau; từ: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, nghị quyết, quyết định, chỉ thị… Với các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình đều có thể ban hành văn bản trong lĩnh vực thông tin.

Công ty Luật Dương Gia xin đưa ra một số văn bản nổi bật của hệ thống pháp luật văn hóa thông tin ở Việt Nam hiện hành như sau:

– Luật xuất bản 2012.

– Luật Quảng cáo 2012.

– Luật Di sản văn hóa năm 2001 [sửa đổi, bổ sung năm 2009].

– Luật Điện ảnh năm 2006 [sửa đổi, bổ sung năm 2009].

Ngoài ra, còn có rất nhiều các văn bản khác với hiệu lực khác nhau, bạn có thể tra cứu văn bản này qua trang web của chúng tôi hoặc qua các kênh tra cứu văn bản của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ truyền thông.

Video liên quan

Chủ Đề