Công thức hóa học của hợp chất gồm mấy kí hiệu hóa học

Mỗi chất đều có một công thức hóa học riêng để biểu thị. Vậy công thức hóa học là gì? Ý nghĩa của công thức hóa học là gì? Công thức hóa học của đơn chất? Công thức hóa học của hợp chất? Cách lập công thức hóa hóc? Bài tập về công thức hóa học?… Hãy cùng DINHNGHIA.VN giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết ngay sau đây nhé!. 

Lý thuyết công thức hóa học là gì?

Khái niệm công thức hóa học là gì?

Công thức hóa học là các ký hiệu hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một kí hiệu hóa học [đơn chất] hay hai, ba… kí hiệu [hợp chất] và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu.

Công thức hóa học của đơn chất

Công thức hóa học của đơn chất được biểu hiện dưới một dạng chung là \[A_{x}\], trong đó, A chính là kí hiệu của nguyên tố và x nêu lên chỉ số nguyên tử của nguyên tố.

  • Với các đơn chất kim loại thì công thức hóa học được biểu thị chính bằng ký hiệu hóa học của đơn chất kim loại đó. Ví dụ: công thức hóa học của đồng là Cu, công thức hóa học của kẽm là Zn, công thức hóa học của vàng là Au…
  • Với các đơn chất phi kim thì công thức hóa học của chất rắn vẫn được biểu thị bằng kí hiệu hóa học của chất rắn đó, ví dụ như công thức hóa học của Phốt pho là P, công thức hóa học của Lưu huỳnh là S,…
  • Còn với các đơn chất phi kim là chất khí thì thường gồm kí hiệu hóa học của chất khí đó và chỉ số bằng 2. Ví dụ công thức hóa học của khí Oxi là \[O_{2}\], công thức hóa học của khi hiđro là \[H_{2}\],… 

Công thức hóa học của hợp chất

Công thức hóa học của hợp chất được biểu hiện dưới dạng chung là \[A_{x}B_{y}\], \[A_{x}B_{y}C_{z}\],…

Trong đó, A B C là ký hiệu hóa học của các nguyên tố trong hợp chất và x, y, z là các chỉ số tương ứng của các nguyên tử của mỗi nguyên tố đó.

Ví dụ:

  • Công thức hóa học của khí metan là \[CH_{4}\]
  • Công thức hóa học của nước là \[H_{2}O\]
  • Công thức hóa học của axit sunfuric là \[H_{2}SO_{4}\]

Ý nghĩa của công thức hóa học là gì?

Công thức hóa học giúp chúng ta biết:

  • Nguyên tố tạo ra chất
  • Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử của chất
  • Và giúp ta tính được phân tử khối của chất đó.

Ví dụ: Công thức hóa học của đường glucozơ là \[C_{6}H_{12}O_{6}\].

Công thức này cho ta biết có, đường glucozơ gồm có 6 nguyên tử cacbon [C], 12 nguyên tử Hydro [H] và 6 nguyên tử Oxi [O]. Từ đó ta có thể tính được phân tử khối của đường glucozơ theo công thức là: 12 x 6 + 12 + 16 x 6 = 180 [đvC]

Một số dạng bài tập công thức hóa học

Từ việc nghiên cứu khái niệm công thức hóa học là gì, công thức hóa học của đơn chất và hợp chất, dưới đây hãy cùng tìm hiểu một số bài tập về công thức hóa học.

Bài tập 1: Hãy nêu những gì biết được từ mỗi chất khi biết các công thức hóa học của các chất sau:

a] Khí clo \[Cl_{2}\]                                         b] Khí metan \[CH_{4}\]

c] Kẽm clorua \[ZnCl_{2}\]                           d] Axit sunfuric \[H_{2}SO_{4}\]

Hướng dẫn giải

a] Khí clo \[Cl_{2}\]: Khí clo tạo nên từ 2 nguyên tử của nguyên tố Cl. Phân tử khối của khí clo là: 35,5 x 2 = 71 [đvC]

b] Khí metan \[CH_{4}\]: Khí metan tạo nên từ các nguyên tố là Cacbon và Hydro. Gồm có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Phân tử khối của khí metan là: 12 + 1 x 4 = 16 [đvC]

c] Kẽm clorua \[ZnCl_{2}\]: Kẽm clorua tạo nên từ các nguyên tố là Kẽm [Zn] và Clo [Cl]. Gồm có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl. Phân tử khối của kẽm clorua là: 65 + 35,5 x 2 = 136 [đvC].

d] Axit sunfuric \[H_{2}SO_{4}\]: Axit sunfuric tạo nên từ các nguyên tố là Hydro [H], Lưu huỳnh [S] và Oxi [O]. Gồm có 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O. Phân tử khối của axit sunfuric là: 1 + 32 + 4 x 16 = 98 [đvC].

Bài tập 2:

a] Các cách viết sau chỉ những ý gì 5Cu, 2NaCl, 3\[CaCO_{3}\].

b] Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: 3 phân tử oxi, 6 phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.

Hướng dẫn giải

a] Các cách viết có ý nghĩa:

  • 5Cu: 5 nguyên tử đồng [Cu]
  • 2NaCl: 2 phân tử NaCl, trong đó có 1 nguyên tử nguyên tố Natri [Na] và 1 nguyên tử nguyên tố Clo [Cl].
  • 3\[CaCO_{3}\]: 3 phân tử Canxi cacbonat, trong đó có 1 nguyên tử nguyên tố Canxi [Ca], 1 nguyên tử nguyên tố Cacbon [C] và 3 nguyên tử nguyên tố Oxi [O].

b] Công thức hóa học:

  • 3 phân tử oxi: 3 \[O_{2}\]
  • 6 phân tử Canxi oxit: 6 CaO
  • 5 phân tử Đồng sunfat: 5 \[CuSO_{4}\]

Như vậy, bạn đã vừa cùng DINHNGHIA.VN giải đáp những thắc mắc xoay quanh công thức hóa học, ý nghĩa và hướng dẫn làm một số bài tập liên quan. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức bổ ích và lý thú!

Xem thêm >>> Electron hóa trị là gì? Cách xác định số electron hóa trị

Xem thêm >>> Cách tính hóa trị của các nguyên tố: Lý thuyết và Bài tập ví dụ

Please follow and like us:

Công thức hóa học là gì? Cách viết cong thức hóa học như thế nào và ý nghĩa của CTHH ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé!

Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm vềcông thức hóa họccác bạn nhé. Bên cạnh đó là cách viết và ý nghĩa của những CTHH!

A – CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ Ý NGHĨA

1. Công thức hóa học của đơn chất

Công thức hóa học của đơn chất là công thức chỉ gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

+ Với kim loại: Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được coi là CTHH. Ví dụ, CTHH của đồng, sắt, magie, Silic… lần lượt là Cu, Fe. Mg, Si…

+ Với phi kim:

* Một số phi kim dùng kí hiệu hóa học làm CTHH [ví dụ: CTHH của cacbon, lưu huỳnh… là C, S].

* Đa số phi kim còn lại có phân tử thường gồm 2nguyên tử liên kết với nhau nên CTHH là kí hiệu hóa học và chỉ số dưới chân. Ví dụ hidro, oxi, nito, clo… có CTHH lần lượt là H2, O2, N2, Cl2…

Công thức hóa học của đơn chất và hợp chất

cong-thuc-hoa-hoc

2. Công thức hóa học của hợp chất

Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố hợp thành và chỉ số ở chân.

CTHH của hợp chất có dạng:

AxBy; AxByCz

Trong đó:

* A, B…: kí hiệu hóa học của nguyên tố

* x, y,…: chỉ số nguyên tử của nguyên tố A, B,… [x, y,… là những số nguyên, nếu bằng 1 thì không ghi]

Ví dụ:CTHH của muối ăn, nước, khí cacbonic, đá vôi lần lượt là: NaCl, H2O, CO2, CaCO3.

3. Ý nghĩa của công thức hóa học

Công thức hóa học của một chất cho ta biết:

Một chất được tạo nên từ những nguyên tố nào

Mỗi nguyên tố có bao nhiêu nguyên tử trong chất đó

Phân tử khối của chất

Ví dụ: Từ CTHH của khí cacbonic [CO2], ta biết được:

+ Khí cacbonic được tạo nên từ 2 nguyên tố là C và O.

+ Trong phân tử khí cacbonic có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.

+ Phân tử khối của khí cacbonic: 12 + 2 x 16 = 44 đvC.

B – GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC

Câu 1. Điền từ vào chỗ trống:

nguyên tố hóa học – kí hiệu hóa học – hợp chất – nguyên tố hóa học – kí hiệu hóa học

nguyên tử – phân tử

Câu 2.Công thức hóa học của những chất sau đây cho biết điều gì?

a] Khí clo Cl2

♠ Khí clo được tạo nên từ nguyên tố clo.

♠ Có 2 nguyên tử clo trong phân tử khí clo.

♠ Phân tử khối của khí clo bằng: 2 x 35.5 = 71 đvC.

b] Khí metan CH4

♠ Khí metan được tạo nên từ 2 nguyên tố là C và H.

♠ Có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H trong phân tử khí metan.

♠ Phân tử khối của khí metan bằng: 12 + 4 x 1 = 16 đvC.

c] Kẽm clorua ZnCl2

♠ Kẽm clorua được tạo nên từ 2 nguyên tố là Zn và Cl.

♠ Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl trong phân tử.

♠ Phân tử khối của kẽm clorua bằng: 65 + 2 x 35.5 = 136 đvC.

d] Axit sunfuric H2SO4

♠ Axit sunfuric được tạo nên từ 3 nguyên tố là H, S và O.

♠ Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong phân tử axit sunfuric.

♠ Phân tử khối của axit sunfuric bằng: 2 x 1 + 32 + 4 x 16 = 98 đvC.

Câu 3. Viết CTHH và tính phân tử khối [PTK]:

a] Phân tử canxi oxit [vôi sống]: có 1 Ca và 1 O⇒ PTK = 40 + 16 = 56 đvC.

b] Amoniac: có 1 N và 3 H⇒ NH3. PTK = 14 + 3 x 1 = 17 đvC.

c] Đồng sunfat: có 1 Cu, 1 S và 4 O⇒ CuSO4. PTK = 64 + 32 + 4 x 16 =160 đvC.

Câu 4.

a] Cách viết sau chỉ những ý gì?

♠ 5 Cu: 5 nguyên tử đồng

♠ 2 NaCl: 2 phân tử natri clorua

♠ 3 CaCO3: 3 phân tử canxi cacbonat

b] Dùng chữ số và CTHH để diễn đạt ý sau:

♠ ba phân tử oxi: 3 O2

♠ sáu phân tử canxi oxit: 6 CaO

♠ năm phân tử đồng sulfat: 5 CuSO4

Chúc các bạn học tốt!

2.1 / 5 [ 92 bình chọn ]

Video liên quan

Chủ Đề