Công thức tính nồng độ cồn trong máu

Hiện nay, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do nguyên nhân chủ yếu là người điều khiển phương tiện giao thông uống quá nhiều bia rượu, không hoàn toàn tỉnh táo và làm chủ được tay lái. Nhằm mục đích giảm thiểu các vụ tai nạn, pháp luật đã có những quy định của về mức phạt nồng độ cồn.

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn có trong thức uống có cồn [bia, rượu]. Độ cồn này sẽ được tính theo số millilit etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 °C.

Khi sử dụng các chất có cồn như rượu, bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp tụ ethanol vào máu đi khắp cơ thể, trong đó có cả phổi, đây là cơ sở để bên cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn thông qua hơi thở.

Cách đo nồng độ cồn trong máu

Để đo nồng độ còn trong máu chính xác thì cần làm các xét nghiệm y tế cụ thể. Tuy nhiên, một con người khi uống rượu, có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu.

Cách tính này được nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất từ năm 1932, nhưng chỉ có tính chất tham khảo, công thức không cho ra con số chính xác nồng độ cồn trong máu.

Theo đó, muốn tính nồng độ cồn trong máu thì cần thực hiện 2 phép tính. Đầu tiên ta phải tính lượng rượu nguyên chất trong cơ thể theo công thức:

A = 0,79V.c:100

Trong đó V là thể tích rượu, c là nồng độ cồn.

Ví dụ, bạn uống 3 lon bia có thể tích khoảng 990ml với nồng độ cồn 5%. Như vậy lượng rượu nguyên chất trong cơ thể sẽ là: A = 0.79x990x5:100 = 39.105g

Tiếp theo chúng ta tính nồng độ cồn trong máu theo công thức sau:

M = 1,056A:[10W.r]

A: là lượng rượu nguyên chất

W: là cân nặng

r: là hằng số hấp thụ rượu [nam là 0.7, nữ là 0.6]

Ví dụ, một người đàn ông nặng 64kg, uống hết một chai vang 750mL có nồng độ cồn là 12%, thì khả năng nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu?

Cách tính được thực hiện qua hai bước.

Bước 1: Tính khối lượng rượi nguyên chất có trong chai vang theo công thức A = 0,79V.c:100 = 0,79x750x12:100 = 71g.

Bước 2: Sử dụng công thức Nồng độ cồn trong máu M = 1,056A:[10W.r]

để tính nồng độ cồn trong máu M = 1,056A:[10W.r] = 1,056×71:[10x64x0,7] = 0,167g/100ml

Thời gian để hết nồng độ cồn trong máu

Trung bình, mỗi giờ cơ thể loại bỏ 0,015g cồn trong 100mL máu. Do đó, để tính thời gian đến khi nồng độ cồn trong máu bằng 0 ta có công thức sau:

T = M:0.015

T: là thời gian hết nồng độ cồn

M: là nồng độ cồn trong máu

Ví dụ với nồng độ cồn 0,167g/100ml như trên thì sẽ cần thời gian là 0,167:0.015 = 11,2h để nồng độ cồn trong máu = 0

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện nay như sau:

Nồng độ cồnXe ô tôXe máyXe đạpMáy kéo, xe máy chuyên dùng
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 5]

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm e Khoản 11 Điều 5]

- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 6]

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm đ Khoản 10 Điều 6]

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. [Điểm q Khoản 1 Điều 8]- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 7]

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm d Khoản 10 Điều 7]

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. [Điểm c Khoản 8 Điều 5]

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm g Khoản 11 Điều 5]

- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. [Điểm c Khoản 7 Điều 6]

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm e Khoản 10 Điều 6]

Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. [Điểm e Khoản 3 Điều 8]- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm b Khoản 7 Điều 7]

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm đ Khoản 10 Điều 7]

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. [Điểm a Khoản 10 Điều 5]

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm h Khoản 11 Điều 5]

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm e Khoản 8 Điều 6]

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm g Khoản 10 Điều 6]

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. [Điểm c Khoản 4 Điều 8]- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. [Điểm a Khoản 9 Điều 7]

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm e Khoản 10 Điều 7]

Những con số ước tính trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bạn hãy tuân thủ quy định của luật pháp, đã uống bia, rượu thì không lái xe để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc nhé!

Chúc các bạn thượng lộ bình an!

Rượu hay còn gọi là ethanol, là thành phần chính có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu. Để đo được nồng độ cồn thì có thể dùng đến máy thổi nồng độ cồn. Mặc dù máy thở cho kết quả nhanh, nhưng lại không chính xác như xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Đang xem: Cách tính nồng độ cồn

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu [tên tiếng Anh là Blood Alcohol Concentration và viết tắt là BAC] được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Có 2 lý do chính khiến người sử dụng rượu bia phải kiểm tra nồng độ cồn trong máu chính là: Về mặt pháp luật hoặc về mặt y tế.

Về mặt pháp luật

Một trong những lý do liên quan đến pháp luật phổ biến nhất là vi phạm nồng độ cồn trong máu cho phép của các tài xế được khi cảnh sát giao thông nghi ngờ người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia để tìm lỗi nồng độ cồn xe máy 2019 và các phương tiện giao thông khác như ôtô và kể cả xe đạp. Ngoài ra, xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cũng được thực hiện sau khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông và cảnh sát sẽ điều tra người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia có uống bia rượu trước khi gây tai nạn cho người khác và để truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông thường, người điều khiển phương tiện có thể kiểm tra nồng độ cồn tại chỗ bằng cách thổi vào máy đo nồng độ cồn, nếu từ chối, người đó có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ.

Một trường hợp khác liên quan đến mặt pháp lý là tai nạn lao động. Nếu bạn gặp tai nạn liên quan đến công việc thì cơ quan Y tế có thể kiểm tra xem bạn có sử dụng rượu bia rồi dẫn đến tai nạn hay không, nhằm hỗ trợ công ty bảo hiểm thực hiện các điều kiện để người bị tai nạn lao động có thể hưởng bảo hiểm thân thể hoặc bảo hiểm nhân thọ. Ngoài xét nghiệm nồng độ cồn trong máu thì xét nghiệm này có thể được thực hiện với mẫu bệnh phẩm khác như: Xét nghiệm nước tiểu, máu, nước bọt hoặc hơi thở.

Kiểm tra nồng độ cồn trong máu qua hơi thở

Về lý do y tế

Có thể gặp trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, lú lẫn hoặc có dấu hiệu say rượu, ngộ độc rượu khi tới bệnh viện. Trong các trường hợp này, xét nghiệm nồng độ cồn trong máu giúp các bác sĩ biết nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này có phải do người bệnh sử dụng rượu bia hay không và đưa ra các phác đồ điều trị, chăm sóc hiệu quả. Các bác sĩ thường kiểm tra nồng độ cồn bằng cách thổi vào máy đo nồng độ cồn, nhưng khi người bệnh bất tỉnh thì sẽ lấy máu để thay thế.

2. Kết quả đo nồng độ cồn trong máu được tính như thế nào?

Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thu ethanol vào máu, lượng máu này sẽ đi tới gan để chuyển hóa do đó, rượu bia chính là nguyên nhân trực tiếp gây độc cho gan. Khi uống càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu càng cao và gan phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hóa.

Khi xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tăng lên, rượu bia ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn bạn nghĩ. Rượu bia ảnh hưởng đến cơ thể nhanh như thế nào tùy thuộc một số yếu tố như tuổi tác, giới tính và cân nặng, ví dụ người phụ nữ có vóc dáng người nhỏ sẽ cảm thấy say nhanh hơn so với một người đàn ông cao lớn.

Xem thêm: Giáo Án Ngữ Văn 8 Ông Đồ – Giáo Án Môn Ngữ Văn Lớp 8 Bài 58

Ethanol có trong bia rượu

Kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu trong có kết quả như sau thì sẽ:

BAC=0,03: Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hơi lú lẫn nhưng vẫn cảm thấy được kiểm soát được cơ thể, nhưng trong thực tế, khả năng phán đoán và tầm nhìn đã không còn tốt như khi tỉnh táo và khi này, bạn đã rất khó để có thể làm hai việc cùng một lúc.BAC=0,05: Bạn đã giảm khả năng tự ý thức, khó khăn khi điều khiển cơ thể và phương tiện, không thể tập trung vào các vật thể chuyển động và cũng không thể phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp.BAC=0,08: Khi này, bạn không thể đứng vững và gặp khó khăn khi nói chuyện và nhìn thẳng. Khả năng phản ứng chậm lại và khả năng phán đoán, tự kiểm soát đã giảm đi khá nhiều.BAC=0,10: Khả năng phản ứng, phán đoán tiếp tục tồi tồi tệ hơn.BAC=0,20: Lúc này, bạn có thể lú lẫn, bước đi lảo đảo, ngất xỉu hoặc nôn ói.BAC=0,40: Ở mức độ này bạn có thể bị hôn mê và đe dọa đến tính mạng, do đó, bạn cần được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý, không bao giờ đoán nồng độ cồn trong máu dựa trên cảm giác của người sử dụng rượu bia.

3. Có ngưỡng nào an toàn khi uống rượu bia hay không?

Theo các chuyên gia thì không có ngưỡng nào đảm bảo an toàn nếu bạn lái xe mà có sử dụng rượu bia. Bạn có thể một số tin đồn rằng uống bia rượu sau một giờ thì sẽ hết lượng cồn trong máu do gan đã lọc hết rồi và khi đó nếu xét nghiệm máu thì sẽ không phát hiện ra bạn đã sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, tin đồn này không chính xác, do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả BAC của bạn nên mỗi người sẽ khác nhau, như:

Tuổi tác: Cùng một lượng uống như nhau nhưng khi già hơn thì khả năng tăng BAC trong máu của người cao tuổi sẽ nhanh hơn so với người trẻ tuổi.Khi ăn trước và trong uống rượu bia thì lượng BAC tăng chậm hơn.Giới tính: Lượng BAC thường tăng nhanh hơn ở phụ nữ so với nam giới.Cân nặng: Thông thường, người càng ít cân thì lượng BAC tăng càng nhanh.
Sự liên quan giữa cân nặng và BAC

Nếu có sử dụng thuốc hợp pháp và bất hợp pháp thì sẽ làm tăng lượng BAC nhanh hơn hoặc rượu bia phối kết hợp với thuốc gây ra các dụng phụ nguy hiểm.Chủng tộc và dân tộc: Gen ảnh hưởng đến cách gan chuyển hóa rượu bia, do chủng tộc hoặc sắc tộc khác nhau cũng ảnh hưởng đến kết quả BAC. Ví dụ, người châu Á và người Mỹ bản địa có xu hướng xử lý rượu bia chậm hơn nên khiến lượng BAC của họ tăng nhanh hơn so với chủng tộc khác.

Do đó, không nên tin tưởng vào sự đánh giá của bản thân khi đã sử dụng rượu bia do bạn không thể đưa ra quyết định chính xác như khi tỉnh táo.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế lingocard.vn là bệnh viện đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Xem thêm: Khi In Bị Mất Dòng Kẻ Trong Excel 2003 2007 2010 Và Cách Khắc Phục

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế lingocard.vn, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế lingocard.vn trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM

Sảng rượu: Căn bệnh nguy hiểmDấu hiệu bạn uống rượu quá nhiều5 bệnh đáng sợ do rượu
XEM THÊM: Uống rượu đúng cách: Những điều cần lưu ý Tại sao uống rượu gây đau đầu? Như thế nào được gọi là uống nhiều rượu?

103.7K

Dịch vụ từ lingocard.vn Chủ đề: Nồng độ cồn Nồng độ cồn trong máu cho phép Nồng độ cồn trong máu Lỗi nồng độ cồn xe máy 2019 Nồng độ cồn xe máy Bài viết liên quan

Tìm hiểu nghiệm pháp rượu ethanol

Video liên quan

Chủ Đề