Công trình cấp bách là gì

Thông tư 52/2018/TT-BTC đã được Bộ Tài chính ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Mục lục bài viết

Theo đó, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách và xây dựng tạm được Thông tư 52 quy định như sau:

1. Loại công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

2. Loại công trình xây dựng tạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

3. Tạm ứng, thanh toán vốn:

  • Tạm ứng vốn: Mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng thực hiện theo quy định như đối với vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước. Hồ sơ tạm ứng vốn bao gồm:
    • Lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản cho phép triển khai công trình, dự án theo lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền;
    • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của công trình khẩn cấp hoặc công trình tạm của người có thẩm quyền;
    • Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
    • Chứng từ chuyển tiền.
    • Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu;
  • Thanh toán khối lượng hoàn thành: thực hiện theo quy định như đối với vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.

Xem thêm các quy định liên quan tại Thông tư 52/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/7/2018.

- Thanh Lâm -

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 giải thích từ ngữ về dự án đầu tư công khẩn cấp như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ
[...]
14. Dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
[...]”

Theo đó, dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Dự án đầu tư công khẩn cấp

Dựa vào đâu để lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án?

Căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công được quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư công 2019, cụ thể:

“Điều 36. Căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Sự cần thiết của chương trình, dự án.
4. Mục tiêu của chương trình, dự án.
5. Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án.”

Theo đó, việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công dựa trên:

- Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Sự cần thiết của chương trình, dự án.

- Mục tiêu của chương trình, dự án.

- Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án.

Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp được thực hiện như thế nào?

Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp được thực hiện theo Điều 42 Luật Đầu tư công 2019, cụ thể:

“Điều 42. Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư theo trình tự, thủ tục sau đây:
a] Giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức khảo sát, lập báo cáo đề xuất dự án;
b] Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự án;
c] Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Chính phủ việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp tại kỳ họp gần nhất.”

Theo đó, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp thực hiện như sau:

- Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư theo trình tự, thủ tục sau đây:

+ Giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức khảo sát, lập báo cáo đề xuất dự án;

+ Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự án;

+ Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp?

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:

“Điều 42. Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý.
[...]”

Theo đó, người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý.

Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án gồm những gì?

Theo Điều 20 Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án như sau:

- Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:

+ Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;

+ Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;

+ Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Các tài liệu khác có liên quan [nếu có].

- Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

- Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập theo quy định của Luật Đầu tư công:

+ Đối với dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng;

+ Đối với dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan;

+ Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và dự án còn lại được tách riêng từ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đầu tư công được phân loại phù hợp với phân loại của dự án theo quyết định chủ trương đầu tư.

Chủ Đề