Nêu một so ví dụ về giọng cùng tên

Câu hỏi: Giọng cùng tên là giọng gì?

A. Là một giọng thứ và một giọng khác có cùng hóa biểu

B. Là một giọng trưởng và một giọng thứ khác hóa biểu và khác âm chủ

C. Là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ và khác hóa biểu

D. Cả 3 câu trên đều sai

Lời giải:

Đáp án đúng: C. Là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ và khác hóa biểu

Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tone và các loại giọng nhé!


Mục lục nội dung

1. Định nghĩa Tone là gì?

2. Quy ước của các giọng

3. Cách xác định Tone của bản nhạc

4. Hướng dẫn xác định Tone giọng của mỗi người

5. Cách điều chỉnh tone bài hát

1. Định nghĩa Tone là gì?

Tone là một từ được lấy từ tiếng anh. Nó được dịch sang tiếng việt trong lĩnh vực âm nhạc gọi là giọng. Hay hiểu đơn giản là tone là giọng của bạn nhạc. Giọng của bản nhạc được là độ cao của một giai điệu cụ thể nào đó.


2. Quy ước của các giọng

Người ta quy ước có 30 thể giọng khác nhau. Chúng được xếp theo từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song. Bao gồm:

- Đô Trưởng [C] và La thứ [Am]

- Sol Trưởng [G] và Mi thứ [Em]

- Rê Trưởng [D] và Si thứ [Bm]

- La Trưởng [A] và Fa [thăng] thứ [F#m]

- Mi Trưởng [E] và Đô [thăng] thứ [C#m]

- Si Trưởng [B] và Sol [thăng] thứ [G#m]

- Fa [thăng] trưởng [F#] và Rê [thăng] thứ [D#m]

- Đô [thăng] Trưởng [C#] và La [thăng] thứ [A#m]

- Fa Trưởng [F] và Rê thứ [Dm]

- Si [giáng] Trưởng [Bb] và Sol thứ [Gm]

- Mi [giáng] Trưởng [Eb] và Đô thứ [Cm]

- La [giáng] Trưởng [Ab] và Fa thứ [Fm]

- Rê [giáng] Trưởng [Db] và Si [giáng] thứ [Bbm]

- Sol [giáng] Trưởng [Gb] và Mi [giáng] thứ [Ebm]

- Đô [giáng] Trưởng [Cb] và La [giáng] thứ [Abm]

Trong đó:

Thứ tự các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:

- Thăng [#]: Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si

- Giáng [b]: Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa


3. Cách xác định Tone của bản nhạc

Xác định “Tone nhạc” hay “giọng” của một bản nhạc bằng cách đi chọn ra những nốt nhạc chính trong toàn bộ bài hát cùng thuộc giai điệu để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn.

Bước 1: Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.

Ví dụ:Bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trường [C] hoặc La thứ [Am]. Còn bản nhạc có 4 dấu giáng [b] thì giọng của nó có thể là La [giáng] Trưởng [Ab] hoặc Fa thứ [Fm].

Bước 2: Để xác định giọng của bài hát chuẩn nhất sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:

+ Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.

+ Ô nhịp mở đầu [không tính nhịp lấy đà] và ô nhịp kết thúc của bản nhạc. Thông thường, các ô nhịp này chính là âm chủ của giọng trong bài hát.

+ Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.

Bước 3: Xác định được hai giọng trưởng và thứ song song từ số dấu hóa có trên khuông nhạc với 2 quy luật.

- Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.

Ví dụ:Bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng [A]. Suy ra giọng thứ song song là Fa [thăng] thứ [F#m].

- Trường hợp sau khóa nhạc có các dấu gián, để xác định giọng của bản nhạc bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên để làm giọng trưởng chính của bài và từ đó suy ra giọng thứ song song.

Ví dụ:Bản nhạc có 6 dấu giáng thì dấu giáng thứ 2 từ cuối lên là Sol, ta xác định giọng Trưởng của bài là Sol [giáng] Trưởng, suy ra giọng thứ song song là Mi [giáng] thứ [Ebm]


4. Hướng dẫn xác định Tone giọng của mỗi người

Giọng hát của mỗi người không giống nhau, có người sở hữu giọng hát rất cao và cũng có người sở hữu giọng hát xuống được các nốt rất trầm cho âm thanh mượt mà.Tương tự như xác địnhTone giọng của bài hát, cách xác định Tone giọng của mỗi người khá đơn giản:

- Đầu tiên cần có một nhạc cụ với các âm cao có độ chuẩn như: piano, organ, guitar…Sau đó bạn bắt đầu hát từ những nốt có độ cao trung bình và tăng dần đến nốt cao nhất mà vẫn có thể hát tròn đẹp thì đó chính là âm vực trên của bạn.

- Để xác định được âm vực dưới bạn hát thấp dần đến nốt trầm nhất mà vẫn có thể nghe rõ âm thanh và tiếng tròn thì đó là âm trầm nhất mà bạn có thể hát được.

- Như vậy bạn đã xác định được âm vực của mình nằm giữa nốt cao nhất và thấp nhất vừa tìm được. Và tìm những bài hát sử dụng các nốt nhạc nằm trong khoảng âm vực để luôn hát đẹp từng câu chữ.


5. Cách điều chỉnh tone bài hát

Nhiều người có âm vực hẹp lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn bài hát cho riêng mình. Hoặc có nhiều bài hát mà chúng ta muốn thể hiện nhưng có quá nhiều nốt nhạc cao hoặc hơn, nằm ngoài âm vực giọng của mình, vậy phải làm thế nào? Chúng tôi sẽ mách bạn một cách vô cùng nhanh chóng và hiệu quả! Đó chính là điều chỉnh “tone” của bài hát.

Nếu bạn sử dụng các thiết bị âm thanh hoặc các nhạc cụ điện tử hiện đại thì có thể trực tiếp sử dụng tùy chọn tăng/ hạ tone của bài hát. Còn nếu nhạc cụ hoặc dàn karaoke của bạn không thể chỉnh tone được thì bạn cần phải dịch giọng từ bản nhạc gốc của ca khúc. Nguyên tắc dịch giọng rất đơn giản, bạn xác định nốt cao nhất của bạn nhạc và dịch nó về nốt cao nhất trong âm vực của mình.

Lưu ý là khi dịch giọng, bạn tăng hoặc hạ một nốt lên hoặc xuống bao nhiêu bậc. Thì tất cả các nốt còn lại cũng phải được tăng hoặc hạ số bậc tương ứng. Có thể bạn sẽ thấy hơi khó hiểu, để chúng tôi lấy một ví dụ cụ thể cho bạn hình dung cách làm rõ ràng hơn nhé!

Xác định giọng là việc rất cần thiết khi tìm hiểu hoặc luyện tập một tác phẩm âm nhạc. Điều này giúp người học định hướng được thang âm, giai điệu và hoà âm của tác phẩm.

Muốn xác định giọng của bản nhạc, phải dựa vào hai yếu tố là hoá biểu và âm kết thúc bản nhạc. Một số bản nhạc còn phải dựa vào những yếu tố khác như các dấu hoá bất thường, những âm ổn định trong bản nhạc.

2. Xác định giọng trưởng dựa vào hoá biểu

Dựa vào hoá biểu để dễ dàng tìm được âm chủ của các giọng trưởng.

– Với hoá biểu có dấu thăng, từ dấu thăng cuối cùng tiến lên một quãng hai thứ sẽ là âm chủ của giọng.

Ví dụ : Bản nhạc có hoá biểu 5 dấu thăng, từ dấu La thăng lên quãng 2 thứ ta có âm Si. Đây là giọng Si trưởng.

– Đối với hoá biểu có dấu giáng, âm chủ của giọng sẽ là dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng của hoá biểu.

Ví dụ : Bản nhạc có hoá biểu có 3 dấu giáng [Sib, Mib, Lab], vậy Mi giáng sẽ là âm chủ của giọng Mi giáng trưởng. Nếu hoá biểu có 5 dấu giáng [Sib, Mib, Lab, Rêb, Solb], vậy Rê giáng sẽ là âm chủ của giọng Rê giáng trưởng.

3. Xác định giọng dựa vào hoá biểu và âm kết thúc

Dựa vào hoá biểu và âm kết thúc, sẽ xác định được giọng của hầu hết các bản nhạc [trừ bản nhạc không kết thúc về âm chủ].

Nhiều bản nhạc không kết thúc về âm chủ, khi đó xác định giọng điệu phải dựa vào những âm ổn định trong bản nhạc. Ví dụ :

4. Giọng song song

Một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng hoá biểu, gọi là hai giọng song song. Hai giọng song song là hai giọng có thành phần âm giống nhau. Ví dụ giọng Đô trưởng song song với giọng La thứ :


Âm chủ của giọng thứ thấp hơn âm chủ của giọng trưởng song song một quãng 3 thứ. Hay có thể hiện một cách khác là bậc VI của giọng trưởng sẽ là âm chủ của giọng thứ song song. Nếu biết tên giọng trưởng ở hoá biểu nào, sẽ tìm được tên giọng thứ ở hoá biểu đó.

5. Giọng cùng tên

Một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ, gọi là hai giọng cùng tên.
Ví dụ :

  • Giọng Đô trưởng cùng tên với giọng Đô thứ.
  • Giọng Rê trưởng cùng tên với giọng Rê thứ.
  • Giọng Mi trưởng cùng tên với giọng Mi thứ.
  • Giọng Fa trưởng cùng tên với giọng Fa thứ.
  • Giọng Sol trưởng cùng tên với giọng Sol thứ…

Giữa hai giọng cùng tên, ba âm ở bậc III, bậc VI và bậc VII có cao độ khác nhau. Ví dụ so sánh giữa giọng Đô trưởng và giọng Đô thứ.

Video liên quan

Chủ Đề