Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng tới hoạt động marketing của doanh nghiệp như thế nào

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp, tổ chức cũng dần thay đổi phương thức tiếp thị, quảng cáo sao cho phù hợp với thị hiếu của người dùng trong kỷ nguyên công nghệ mới. Ngành Marketing cũng là ngành chuyển mình mạnh mẽ nhất để phù hợp nhất với cách thức hoạt động, vận hàng quảng cáo tiếp thị của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy xu hướng Marketing trong thời đại công nghệ số – cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào? Cùng đại học Công Nghệ Đông Á tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến ngành Marketing như thế nào? 

Trong bối cảnh, đất nước đang tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ in 3d, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, người máy,…

Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hoá và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây…

Gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp, các học giả sử dụng thuật ngữ Marketing 1.0, Marketing 2.0, Marketing 3.0 và Marketing 4.0 để mô tả sự phát triển của marketing trong từng thời kỳ. Trong đó, Marketing 1.0 diễn ra trong bối cảnh CMCN 1.0 với mục đích chính là tìm các biện pháp để tiêu thụ được nhiều sản phẩm sản xuất ra.

Giai đoạn Marketing 2.0 diễn ra khi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ và mục tiêu của doanh nghiệp là định vị thị trường hiệu quả, thỏa mãn và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Giai đoạn Marketing 3.0, doanh nghiệp hướng tới giá trị tinh thần mà khách hàng tin tưởng, theo đuổi, và giải quyết các vấn đề xã hội cũng như các giá trị nhận văn.

Các giai đoạn phát triển của Marketing theo các thời kỳ

Vậy Marketing 4.0 là gì?

Marketing 4.0 là phương pháp tiếp cận Marketing kết hợp giữa các tương tác trực tuyến và trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình. Kết hợp thuần thục 2 phương pháp kết nối giữa máy – máy và tiếp xúc trực tiếp người – người nhằm xây dựng thương hiệu và tăng cường cam kết gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp.  

Marketing 4.0 là gì?

Theo Philip Kotler và cộng sự, Marketing 4.0 thúc đẩy chuyển dịch từ marketing 4P [sản phẩm – Product, giá cả – Price, phân phối – Place và xúc tiến hỗn hợp – Promotion] sang marketing 4C [đồng sáng tạo – Co-creation, định giá linh hoạt – Currency, cộng đồng – Community và thảo luận – Conversation].

2. Xu hướng Marketing hiện đại trong cách mạng công nghiệp 4.0

Trong Marketing 4.0, khách hàng trong thương mại điện tử được liên kết với nhau qua mạng xã hội, tính kết nối trong mạng xã hội giúp khách hàng có quyền chia sẻ và đánh giá dễ dàng về hoạt động của một doanh nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng có sự thay đổi bởi doanh nghiệp cho phép người dùng tham gia vào quá trình chăm sóc khách hàng, sử dụng kết nối để chia sẻ với người khác trong quá trình hậu mãi. 

2.1. Digital Marketing lên ngôi – quảng cáo trên truyền hình không còn là duy nhất

Digital Marketing là chiến lược dùng internet làm phương tiện cho các hoạt động và trao đổi thông tin. Đặc điểm của digital marketing là sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số, và tương tác với khách hàng. 

Sự bùng nổ của internet, kỷ nguyên số tạo ra sự khác biệt rất lớn trong ngành quảng cáo. Việc tiếp cận khách hàng thông qua nhiều hình thức online được tận dụng triệt để, đặc biệt với sự thống trị của Smartphone, các nền tảng quảng cáo online mang lại hiệu quả như Google, Youtube, Facebook, Gmail, Zalo, Instagram…

Digital Marketing lên ngôi – quảng cáo trên truyền hình không còn là duy nhất

Đặc thù với tốc độ nhanh, tiện, mạng lưới kết nối rộng lớn, đặc biệt chi phí cho các hoạt động Marketing online tiết kiệm ngân sách hơn rất nhiều so với các phương thức marketing truyền thống khác. Cho nên, Digital Marketing dần thay thế cho các phương thức quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên truyền hình đã không còn giữ được vị thế độc tôn của mình nữa. 

2.2. Content Marketing trở nên quan trọng hơn

Trong thời đại công nghệ số, Marketing 4.0 và Digital Marketing phát triển, Content marketing cũng rất quan trọng và phát triển bởi khi sử dụng nền tảng số đẩy mạnh digital marketing, thông tin khách hàng tiếp cận và muốn tìm hiểu sản phẩm của doanh nghiệp hơn chính là nội dung bài viết. Content marketing trở thành hình thức tiếp thị tiết kiệm nhất so với các loại hình khác. Các bài đăng trên blog, video, hình ảnh hay chữ viết là những hình thức khác nhau của Content marketing. Đây là hình thức có thể tạo được nhiều khách hàng tiềm năng. 

Content Marketing trở nên quan trọng hơn

2.3. Xây dựng niềm tin là yếu tố then chốt trong Marketing

Xã hội càng phát triển, doanh nghiệp càng thể hiện được tính minh bạch và niềm tin sẽ càng được khách hàng tin tưởng và tìm kiếm nhiều hơn. Khách hàng có xu hướng tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông. Những trải nghiệm mà doanh nghiệp mang tới cho người dùng, hay những đánh giá, phản hồi của khách hàng về doanh nghiệp sẽ được khách hàng tìm hiểu rất kỹ trước khi có quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn. 

Vì vậy, hãy tập trung tăng cường chiến lược marketing nhằm tăng giá trị tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình. Đặc biệt là chiến lược sử dụng con người trong chiến lược marketing ấy thay vì chỉ có hình ảnh, logo, sản phẩm, dịch vụ…

Xây dựng niềm tin là yếu tố then chốt trong Marketing

Cùng với sự hội nhập kinh tế, ngành Marketing trường đại học Công Nghệ Đông Á được đào tạo từ cơ bản tới nâng cao các kiến thức marketing căn bản, quản trị, quản lý, tiếp cận các chiến lược marketing mới nhất theo nhu cầu công việc. Từ đó, các bạn sinh viên được học, được thực hành, được trải nghiệm môi trường học tập về chuyên ngành marketing thực tế, cập nhật xu hướng và vận dụng từ lý thuyết tới áp dụng thực tiễn tốt nhất. 

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại. Doanh nghiệp muốn tồn tại được, chỉ có duy nhất một con đường là đồng hành và phát triển cùng với nó. Với xu thế marketing hiện đại trên, hy vọng các bạn sẽ một phần hình dung ra lĩnh vực marketing ứng dụng thực tế trong doanh nghiệp, xã hội phát triển như thế nào để từ đó đưa ra quyết định khi lựa chọn ngành cũng như khi chọn trường có chương trình học phù hợp với xu hướng hiện tại. Chúc các bạn thành công! 

NỘP HỒ SƠ

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.

1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì

Theo Wikipedia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn.

2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và Công nghệ

Môi trường kinh doanh toàn cầu được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công nghiệp 4.0. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các công nghệ như: •    Big Data [Dữ liệu lớn] cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng được một lượng dữ liệu khổng lồ. Đối với marketing trong doanh nghiệp, người ta có thể thu thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu, mong muốn.. của người tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn. •    Trí tuệ nhân tạo [AI] là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tạo ra những cỗ máy thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Khi AI trở nên phổ biến hơn, các ứng dụng sử dụng nó phải hoạt động liền mạch với các ứng dụng khác, vì vậy các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tạo điều kiện tích hợp sâu hơn với các ứng dụng và dự án IoT hiện có và tương tác hệ sinh thái phong phú hơn. Đây là công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng như: học tập [tim kiếm, thu thập,  áp dụng các quy tắc sử dụng thông tin], khả năng lập luận [đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần chính xác] và khả năng tự sửa lỗi. Trong marketing, các doanh nghiệp đã sử dụng AI để phần tích dữ liệu khách hàng được thu thập và lưu trữ bởi Big Data và lên các kế hoạch kinh doanh. AI cũng phân tích các nhu cầu của khách hàng và đưa ra các gợi ý về thương hiệu, sản phẩm phù hợp với mong muốn người tiêu dùng. Quan trọng hơn, AI giúp hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể thực hiện tối ưu hóa cho từng cá nhân, đây là mục tiêu thiết yếu mà các doanh nghiệp đang hướng đến. •    Điện toán đám mây [Cloud] là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát triển phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám mây. Chi phí thấp hơn liên quan đến việc áp dụng đám mây không có máy chủ, xuất phát từ khả năng của nhà cung cấp để tập hợp tài nguyên giữa các khách hàng, đã dẫn đến một số công ty đóng cửa các trung tâm dữ liệu độc quyền. •    Internet of Things [vạn vật kết nối] là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc sống thường nhật [điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái,…] với con người, thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng internet duy nhất. Internet vạn vật [IoT] mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối với internet và có thể tự nhận dạng chúng với các thiết bị khác. Theo ước tính sẽ có hơn 24 tỷ thiết bị IoT trên Trái đất vào năm 2020 [khoảng bốn thiết bị cho mỗi con người trên hành tinh này] và 6 tỷ đô la sẽ chảy vào các giải pháp IoT. •    Cloud [Điện toán đám mây] cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin nhờ vào các nhà cung cấp chẳng hạn như Facebook, Office 365, Youtube,. Mọi dữ liệu đề được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ này nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp. •    In 3D còn được gọi là sản xuất phụ gia, cho phép tạo ra các mô hình 3D vật lý của các đối tượng. Nó được sử dụng trong phát triển sản phẩm để giảm thời gian tung ra thị trường, rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm và tạo ra các hệ thống sản xuất và tồn kho linh hoạt hơn với chi phí thấp hơn. •    Data mining biến dữ liệu thô thành cái nhìn sâu sắc để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Các công ty tiếp tục đầu tư vào phân tích để tiếp cận gần hơn với khách hàng của họ và xác định các cơ hội thị trường, nhưng họ vật lộn với việc mở rộng hoạt động này thành sử dụng hàng ngày trên toàn tổ chức thay vì chỉ trong một số khu vực chức năng. •    Augmented Reality [AR] là sự kết hợp màn hình, âm thanh, văn bản và hiệu ứng do máy tính tạo ra với trải nghiệm thế giới thực của người dùng, mang đến một cái nhìn thống nhất nhưng nâng cao về thế giới.

•    Tự động quy trình robotic [RPA] là quá trình tự động hóa các hoạt động kinh doanh thông thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi AI, có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động. Những robot này có thể thay thế con người cho các nhiệm vụ phổ biến như xử lý giao dịch, quản lý công nghệ thông tin và công việc trợ lý.

Tìm hiểu bài viết: Công nghệ 4.0? Ứng dụng công nghệ 4.0 trong thời đại 4.0 hiện nay

Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn là những cơ hội mà nó tạo ra, khi phá vỡ thị trường lao động. Áp dụng công nghệ 4.0 để tự động hóa toàn bộ sức người, thay thế người lao động bằng máy móc, việc này có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động, đồng thời làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt giữa các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trước những thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu đặt ra đối với Đảng và mỗi người trong xã hội ngày càng lớn hơn, để thích ứng tốt với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 này, điều đầu tiên là cần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng bước thực hiện chính sách tiền lương bảo đảm đời sống cho người lao động và có tích lũy từ tiền lương; đồng thời, mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp, nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp. Tiếp theo là nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình độ cao, ngày càng làm chủ được khoa học - công nghệ, nâng cao hiểu biết về công nghệ 4.0, có kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật. 

Với tâm thế đón đầu và sự chuẩn bị tốt, giai cấp công nhân Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội từ công nghệ 4.0, đồng thời luôn sẵn sàng đối đầu với những thách thức mà Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, xây dựng đội ngũ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

4. Lợi ích và hạn chế của cách mạng công nghiệp 4.0

4.1 Lợi ích

Công nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung ứng.  Nó cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh tế và bền vững. Trong môi trường của Công nghiệp 4.0, tất cả các bên trong chuỗi cung ứng chia sẻ dữ liệu từ các trang web sản xuất, phương tiện, kho hàng và cơ sở dữ liệu của họ trong thời gian thực [real time]. Real time POS  [Point of Sale] và dữ liệu hàng tồn kho được cập nhật liên tục để người dùng hiểu tình hình kinh doanh. Đơn đặt hàng khẩn cấp của khách hàng có thể được cập nhật kịp thời và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Tình trạng và vị trí của sản phẩm có thể theo dõi và kiểm soát được. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt hơn và hàng tồn kho được quản lý tốt hơn. Cài đặt thiết bị được tự điều chỉnh dựa trên các vật liệu được sử dụng, sản phẩm được sản xuất và các điều kiện môi trường khác. Sản phẩm sản xuất hàng loạt được tùy chỉnh theo nhu cầu của từng khách hàng. Thiết bị có thể được giám sát từ xa và trục trặc có thể được dự đoán chính xác. Dù loại hình kinh doanh là gì, công nghệ có thể kết nối khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, thiết bị sản xuất và sản phẩm trong suốt vòng đời của sản phẩm và dịch vụ. Công nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua hợp tác và liên minh các công ty. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ không còn được xây dựng bởi một công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên. Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp được tóm tắt cụ thể như sau: •    Tăng năng suất và doanh thu Với sự gia tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận.Điều này cũng thúc đẩy cải tiến về năng suất.  Công nghiệp 4.0 là một trong những động lực chính giúp tăng doanh thu và tăng trưởng GDP của các quốc gia.   •    Tối ưu hóa quy trình sản xuất Các nhà máy thông minh đều được kết nối vì vậy một mạng lưới kết nối các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và các hệ thống sản xuất thông minh khác là cực kì cần thiết. Các hệ thống sản xuất vật lý điện tử cho phép các nhà máy và cơ sở sản xuất phản ứng nhanh chóng và đúng đắn với những thay đổi về mức độ nhu cầu của khách hàng, mức độ chứng khoán, lỗi máy và sự chậm trễ không lường trước.  Tiếp thị thông minh, hậu cần thông minh và dịch vụ khách hàng thân mật cũng rất quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị. Việc tích hợp tạo điều kiện cho việc thiết lập và bảo trì các mạng tạo ra và gia tăng giá trị. Nó cũng có thể có nghĩa là sự tích hợp của các mô hình kinh doanh mới trên khắp các quốc gia và thậm chí trên khắp các châu lục, tạo nên một mạng lưới toàn cầu. •    Phát triển công nghệ tăng tốc Công nghiệp 4.0 cung cấp một nền tảng cho cơ sở đổi mới hơn nữa với các công nghệ đang phát triển. Hệ thống sản xuất và dịch vụ có thể được phát triển hơn nữa.  Ví dụ, với các ứng dụng điện thoại di động, ngày càng có nhiều nhà phát triển sử dụng API mở để kết hợp các ứng dụng và xem xét các công nghệ sẽ là một cải tiến trên GPS, RFID, NFC và thậm chí cả cảm biến gia tốc được nhúng trong điện thoại thông minh tiêu chuẩn.   •    Dịch vụ khách hàng tốt hơn

Công nghiệp 4.0 có thể theo dõi phản hồi của khách hàng theo thời gian thực để cung cấp dịch vụ tốt hơn các trải nghiệm khách hàng.

4.2 Hạn Chế

Với ba cuộc cách mạng trước đó nhân loại từng trải qua, những thay đổi cực kì lớn về mặt xã hội đã diễn ra qua từng cuộc cách mạng. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục và con người có thể sẽ không lường trước được các vấn đề xã hội và những tác động đến xã hội như thế nào trong tương lai sắp tới. An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính. Khi mà mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị đe dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược. Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên công nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại. Máy móc tự có những hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có thể khiến doanh nghiệp sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc sẽ là rất lớn.

Tóm lại, Công nghiệp 4.0 cho phép chuỗi giá trị thông minh và tích hợp kỹ thuật số cung cấp các khả năng gần như vô hạn. Các giải pháp công nghiệp 4.0 giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động, năng suất, chất lượng sản phẩm, quản lý hàng tồn kho, sử dụng tài sản, thời gian tiếp thị, nhanh nhẹn, an toàn nơi làm việc và bền vững môi trường.

Tìm hiểu bài viết: Công nghệ 4.0 trong giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề