Đà lạt nằm ở độ cao bao nhiêu năm 2024

Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.105 ha với dân số 180.158 người. Đà Lạt cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây - Nam, cách Buôn Ma Thuột 190 km về Phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông, cách Nha Trang 230 km về phía Đông Bắc. Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lưu với các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền trung.

Điều kiện tự nhiên:

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.105 ha. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Thành phố Đà Lạt còn là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, là trung tâm du lịch nghĩ dưỡng, đào tạo và nghiên cứu khoa học của cả nước. Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1520 m so với mực nước biển, cơ bản có thể phân làm 3 dạng: núi cao, đồi thấp và thung lũng. Nét đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh.Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị chắn bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh. Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi cao độ và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so với những vùng lân cận. Nhiệt độ trung bình năm là 18.30C, biên độ nhiệt trong ngày 11-120C. Khí hậu Đà Lạt chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt 1800 mm. Cường độ mưa tập trung vào các tháng 8,9 hàng năm. Mùa khô kiệt nuớc là tháng 12, 1 và2. Nhìn chung, Đà Lạt có khí hậu ôn hoà dịu mát quanh năm, mùa mưa nhiều, mùa khô ngắn, không có bão. Đất đai Đà Lạt được phong hoá từ nhiều nguồn khác nhau như đá macma, đá trầm tích, đá biến chất… Các loại đất thường gặp ở Đà Lạt là: đất feralit đỏ vàng (Fs), đất feralit vàng đỏ (Fa), đất mùn vàng xám (Fha), đất feralit nâu vàng (Fda), đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit nâu tím phát triển trên đá biến chất (Ft), đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj), đất phù sa (P), đất dốc tụ (Dt). Nhìn chung, độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất bị thoái hoá không đáng kể, tầng dầy đất khá sâu. Mặt hạn chế là đất có độ dốc lớn nên rất dễ bị rữa trôi và xói mòn trong mùa mưa. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao. Do đặc điểm về khí hậu và thổ nhưỡng nên sự phân bố thảm thực vật tự nhiên tại Đà lạt rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu rừng khác nhau. Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang tính chất của vùng á nhiệt đới ẩm. Trong đó, chiếm ưu thế là rừng lá kim với đặc trưng là rừng thông 3 lá. Điều kiện kinh tế xã hội:

Từ năm 1990 đến nay, dân số thành phố Đà Lạt tăng khá nhanh. Năm 2003 Đà Lạt có 180.000 người với 96% là người Kinh. Trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 89,25%, sống ở các khu vực nông thôn là 10,75%. Mặt bằng dân trí trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn có khoảng cách nhất định giữa cư dân sống ở khu vực thành thị và nông thôn. Lao động xã hội tăng nhanh, nhất là lao động nông nghiệp phổ thông (chiếm 38,5%). Lao động có tay nghề chưa được đào tạo theo quy chuẩn và cũng chưa có điều kiện để hoạt động do Đà Lạt chưa có những khu công nghiệp lớn. Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Lạt đã được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông nội thị, hệ thống giao thông tại các khu dân cư nông thôn, khu sản xuất nông nghiệp, các khu vực tham quan du lịch và các khu vực dự kiến phát triển đô thị. Chính quyền địa phương đang tiến hành quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế tại các địa phương vùng ven đô thị và vùng nông thôn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng Du lịch, dịch vụ – Công nghiệp, xây dựng – Nông, lâm nghiệp . Các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước đã được triển khai. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế…. Kinh tế xã hội tại một số khu vực nông nghiệp trọng điểm của thành phố được nâng lên đáng kể, công tác ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất được triển khai nhanh chóng và mang lại hiệu quả kinh tế thích đáng trên từng đơn vị diện tích. Đời sống đại bộ phận dân cư được nâng lên, phúc lợi xã hội được quan tâm chăm sóc, đời sống văn hoá phát triển. Về phát triển kinh tế, ngành Du lịch, dịch vụ được xác định là ngành kinh tế động lực của thành phố trong những năm qua và trong những năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng của ngành được duy trì và phát triển hàng năm, hiện nay đạt 65% trong cơ cấu kinh tế toàn xã hội củ địa phương. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển nhưng còn mang tính dàn trãi, hoạt động xuất khẩu chậm phát triển. Ngành Công nghiệp, xây dựng đang trên lộ trình phát triển với định hướng hình thành những khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương nông nghiệp nông thôn nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản phẩm để tham gia thị trường tiêu dùng trong nước và từng bước tiến đến xuất khẩu. Thành phố đang chú trọng đầu tư phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành chế biến nông sản. Ngành Nông, lâm nghiệp trong những năm trước đây là ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Tuy nhiên, với định hướng phát triển kinh tế Du lịch, dịch vụ – Công nghiệp, xây dựng – Nông, lâm nghiệp; ngành nông nghiệp đã và đang từng bước thực hiện mục tiêu giảm dần tỷ trọng một cách hợp lý trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Hiện nay ngành nông nghiệp Đà Lạt vẫn còn thu hút 38,5% lao động xã hội. Sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đang phát triển về diện tích, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Hàng năm, ngành nông nghiệp Đà Lạt cung ứng cho thị trường tiêu dùng khoảng 200.000 tấn rau các loại, trên 250 triệu cành hoa. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển chậm. Thành phố đang thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng cường tính đa dạng của sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu của thị trừơng tiêu dùng trong nước theo hứơng chất lượng cao và từng bước tạo lập thị trường xuất khẩu nông sản. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.105 ha với dân số 180.158 người. Đà Lạt cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây - Nam, cách Buôn Ma Thuột 190 km về Phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông, cách Nha Trang 230 km về phía Đông Bắc. Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lưu với các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền trung. Thành phố Đà Lạt được xác định có 5 tính chất quan trọng là: Tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm du lịch - nghĩ dưỡng; Trung tâm đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học; Khu vực sản xuất, chế biến rau và hoa chất lượng cao; Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng. Khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới. Đất đai có độ phì nhiêu khá cao, các loại đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp phân bố khá tập trung. Rừng ở Đà Lạt vừa là thắng cảnh, vừa có giá trị bảo vệ môi trường và có vai trò quan trọng trong phát triển mạng lưới du lịch của khu vực Nam Tây nguyên. Thành phố Đà Lạt có chức năng hàng đầu về du lịch nên trong thời gian qua đã duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với trung bình cả nước. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng và đang từng bước phát huy tác dụng. Hàng năm Đà Lạt đóng góp trên 40% vào ngân sách của tỉnh. Thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên, các lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển tốt, nhất là giào dục và thực hiện chính sách đối với người đồng bào dân tộc.

Nguồn: Mạng Lâm Đồng

Tại sao Đà Lạt lại lạnh hơn Bình Dương?

Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mực được biển và được bao quanh bởi các dãy núi cùng hệ thực vật rừng nên nơi đây có khí hậu vô cùng ôn hòa, mát mẻ quanh năm.

Đà Lạt cao hơn mực nước biển bao nhiêu mét?

Thành phố Đà Lạt có diện tích 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển.

Địa hình Đà Lạt cao bao nhiêu?

Địa chí Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 1.500m, có toạ độ địa lý : Kinh độ : từ 108019'23'' đông đến 108036'27'' đông; Vĩ độ : từ 11048'36'' bắc đến 12001'07'' bắc.

Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào khí hậu như thế nào?

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, với độ cao 1.500m so với mực nước biển và được các dãy núi cùng hệ thực vật rừng bao quanh nên Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hoà và dịu mát quanh năm.