Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội các ngành

Được thành lập từ tháng 06 năm 1996, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Thầy Hiệu trưởng, đồng thời nguyên là Phó Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Việt Nam, Chủ tịch Hội khoa học Kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự to lớn.

Khuôn viên nhà trường

Trải qua gần 20 năm phát triển, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2006 và Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2011. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho những nỗ lực và cố gắng không biết mệt mỏi của đội ngũ giảng viên, cán bộ cùng với tập thể sinh viên của Nhà trường. Trong suốt gần 20 năm qua, nhà trường đã phát triển theo định hướng sau:

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một tổ chức hợp tác phi lợi nhuận của các nhà trí thức, tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, tài năng, của cải để xây dựng và phát triển trường một cách bền vững, lấy mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước làm trọng.

Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành và các nhà kỹ thuật thực hành, tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một dàn cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp – những “binh đoàn chủ lực” trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trường lấy đào tạo nghề nghiệp – thực hành làm định hướng chủ yếu, không chỉ quan tâm trau dồi kiến thức, mà trau dồi kiến thức phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn; không chỉ quan tâm phát triển tài năng, mà phát triển tài năng phải đi đôi với bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhằm đào tạo thanh niên thành những cán bộ vừa hồng vừa chuyên.

Hình ảnh cơ sở Từ Sơn của Nhà trường

Thành phần cán bộ của Nhà trường

Trải qua gần 20 năm hoạt động, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đạt được các cột mốc vẻ vang như:

Tiếp nhận 95.000 sinh viên, tốt nghiệp 46.000 Cử nhân và 700 Thạc sỹ. Hầu hết sau khi ra trường đều có công việc ổn định với mức thu nhập cao.

Đội ngũ giảng dạy của Trường gồm 1124 giảng viên cơ hữu, trong số đó, 130 có trình độ Tiến sĩ, Phó Giáo sư, và Giáo sư, 320 có trình độ Thạc sĩ, phần còn lại là Cử nhân, Kỹ sư.

Trường được trang bị 4.000 máy vi tính nối mạng Internet, bảo đảm cho mỗi sinh viên một máy khi học và thực hành.

Đội tuyển Olympic Tin học của Nhà trường

Chương trình đào tạo

Với mục tiêu bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không ngừng phát triển, mở rộng quy mô đào tạo. Cho đến nay, chương trình đào tạo của nhà trường đã phát triển rộng rãi như sau:

Nhóm ngành Kinh tế – Kinh doanh

  • Quản lý nhà nước
  • Quản lý kinh doanh
  • Kinh doanh Thương mại
  • Kinh doanh Du lịch
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Kế toán – Kiểm toán

Nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ

  • Công nghệ Thông tin
  • Kỹ thuật Điện – Điện tử
  • Kỹ thuật Cơ điện tử
  • Kỹ thuật Xây dựng công trình
  • Kiến trúc
  • Mỹ thuật ứng dụng

Nhóm ngành Ngoại ngữ

  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Nga

Về trình độ Cao đẳng, Trường đào tạo 11 ngành [nghề]:

  1. Quản lý nhà nước
  2. Quản lý kinh doanh
  3. Kinh doanh Thương mại
  4. Kinh doanh Du lịch
  5. Tài chính
  6. Ngân hàng
  7. Kế toán – Kiểm toán
  8. Công nghệ Thông tin
  9. Kỹ thuật Điện – Điện tử
  10. Kỹ thuật Cơ điện tử
  11. Kỹ thuật Xây dựng công trình

Về trình độ Thạc sỹ, Trường đào tạo 5 ngành [nghề]:

  1. Quản lý kinh doanh
  2. Tài chính
  3. Ngân hàng
  4. Kế toán – Kiểm toán
  5. Kỹ sư phần mềm

Các hình thức đào tạo

Nhà trường hiện nay có các hình thức đào tạo chính là:

  1. Đào tạo cử nhân chính quy
  2. Đào tạo liên thông
  3. Đào tạo nghề
  4. Đào tạo từ xa [E-learning]
  5. Đào tạo tại chức
  6. Đào tạo thạc sỹ
  7. Đào tạo tiến sỹ

Mọi thắc mắc về chương trình Tuyển sinh - Đào tạo xin vui lòng để lại bình luận bên dưới để được tư vấn.

Bình luận của bạn

comments

Tìm hiểu thêm đại học khác tại Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một cơ sở đào tạo giáo dục tư thục tại Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 405/TTg ngày 14 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ tại Hà Nội.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

HaNoi University of Business and Technology

Địa chỉThông tinLoạiThành lậpSáng lậpMã trườngHiệu trưởngWebsite

Số 29A, ngõ 124 phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng

,

Hà Nội

,

Việt Nam

Đại học tư thục
1996
GS. Trần Phương
DQK
Giáo sư Trần Phương
//hubt.edu.vn

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Quy mô đào tạo
  • 3 Bê bối - sai phạm
    • 3.1 Sai phạm trong đào tạo, tuyển sinh
    • 3.2 Chưa đảm bảo điều kiện đào tạo
    • 3.3 Giáo trình 'đường lưỡi bò'
  • 4 Tổ chức
    • 4.1 Đào tạo trình độ Đại học
    • 4.2 Đào tạo trình độ Cao đẳng
    • 4.3 Đào tạo trình độ Thạc sĩ
    • 4.4 Đào tạo trình độ Tiến sĩ
  • 5 Thành tích
  • 6 Địa chỉ
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Khi mới thành lập vào tháng 6 năm 1996, trường có tên là Trường Đại học dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội và do Giáo sư Trần Phương [Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng] làm hiệu trưởng. Do mở rộng mục tiêu đào tạo sang lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, trường được đổi tên thành Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội kể từ tháng 5 năm 2006, Sau đó trường bỏ tên dân lập và cấp bằng đại học chính quy cho sinh viên tốt nghiệp.

Quy mô đào tạoSửa đổi

Là cơ sở đào tạo đa ngành [trên 25 ngành]; đa cấp [Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ], đa hình thức [Chính quy, Liên thông, Vừa học- vừa làm, Trực tuyến]. Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tếcác nhà kỹ thuật- công nghệ thực hành; Bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trải qua 25 năm hoạt động, Trường đã tiếp nhận 144.600 học viên và sinh viên. Số đã tốt nghiệp là 109.636 người [Cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư: 88.117 người; Thạc sĩ: 3.517 người; Tiến sĩ: 13 người].

Trường có một đội ngũ cán bộ giảng dậy hùng hậu:1139 giảng viên cơ hữu. Trong đó có: 86 Giáo sư, Phó Giáo sư; 122 Tiến sĩ và 670 Thạc sĩ.☃☃↵Trường được trang bị 4.100 máy vi tính[1].

Bê bối - sai phạmSửa đổi

Sai phạm trong đào tạo, tuyển sinhSửa đổi

Năm 2017, trường tuyển sinh trình độ thạc sĩ vượt chỉ tiêu được thông báo. Trong đó khối ngành III [Kinh doanh và quản lý, Pháp luật] vượt 79%; khối ngành V [Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y] vượt 35%. Trường không được thông báo chỉ tiêu văn bằng 2 khối ngành VII [Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng] nhưng trường vẫn tuyển sinh và đào tạo 138 sinh viên ngành ngôn ngữ Anh thuộc khối ngành này.[2]

Năm 2018, trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với chỉ tiêu trường tự xác định ở một số ngành/chuyên ngành. Cụ thể, ngành Tài chính – ngân hàng vượt 36%; ngành Quản lý kinh tế vượt 96,6%; ngành Quản lý công vượt 98%. Đối với tuyển sinh trình độ ĐH chính quy, năm 2018 trường vượt 30,7% và năm 2019 vượt 46,3% so với chỉ tiêu trường tự xác định.[3]

Năm 2019, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ 9/10 ngành/chuyên ngành vượt năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó, ngành Quản lý công vượt 236%, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc vượt hơn 400%.[4]

Chưa đảm bảo điều kiện đào tạoSửa đổi

Kết luận thanh tra của bộ GD&ĐT cũng thông tin hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh năm 2017 của 3 nghiên cứu sinh có dấu hiệu không phải là hồ sơ dự tuyển năm 2017. Một số túi bài thi tự luận kết thúc học phần trình độ ĐH có hiện tượng chấm thi chưa đúng quy định tại Quy chế của Bộ và quy chế của trường. Việc xét tốt nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp sớm hoặc tốt nghiệp bổ sung không thông quả hội đồng xét tốt nghiệp của trường là không đúng theo quy định của quy chế.[5]

Trường tổ chức đào tạo một số học phần trình độ thạc sĩ của 19 lớp ngoài trụ sở chính của trường khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ GD-ĐT, vi phạm quy định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.[6][7]

10 ngành trình độ Đại học, 3 ngành trình độ tiến sĩ của trường không đảm bảo điều kiện duy trì ngành theo quy định của Bộ GD&ĐT.[8]

Giáo trình 'đường lưỡi bò'Sửa đổi

Ngày 5-11, ông Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng trường, cho biết trong quá trình kiểm định, Phòng Khoa học và đảm bảo chất lượng của trường còn phát hiện giáo trình "Tổng quan về Trung Quốc" [NXB Đại học Bắc Kinh, 2018] lồng vào những hình ảnh ghi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là Nam Sa và Tây Sa. Thông báo thu hồi các cuốn sách này được đưa ra vào ngày 21-10.[9]

Tổ chứcSửa đổi

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trường đào tạo đa ngành, đa cấp, đa hình thức.

Đào tạo trình độ Đại họcSửa đổi

Trường đào tạo 28 ngành [nghề]:

Nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh

  • Quản lý nhà nước
  • Quản lý kinh doanh
  • Kinh doanh Quốc tế
  • Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Kế toán
  • Luật kinh tế
  • Kinh tế
  • Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ

  • Công nghệ Thông tin
  • Kỹ thuật Điện - Điện tử
  • Kỹ thuật Cơ điện tử
  • Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Ô tô
  • Kỹ thuật Xây dựng công trình
  • Kiến trúc
  • Thiết kế công nghiệp
  • Thiết kế đồ hoạ
  • Thiết kế nội thất
  • Công nghệ Kỹ thuật môi trường
  • Quản lý Đô thị và Công trình

Nhóm ngành Ngoại ngữ

  • Ngôn ngữ Anh
  • Ngôn ngữ Trung
  • Ngôn ngữ Nga

Nhóm ngành Sức khoẻ:

  • Y Đa khoa
  • Răng Hàm Mặt
  • Dược học
  • Điều dưỡng

Đào tạo trình độ Cao đẳngSửa đổi

Trường đào tạo 8 ngành [nghề]:

  • Kế toán doanh nghiệp
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Công nghệ thông tin
  • Điện điện tử
  • Cơ, điện tử
  • Điều dưỡng
  • Kỹ thuật chế biến món ăn
  • Dược sỹ

Đào tạo trình độ Thạc sĩSửa đổi

  • Tài chính - Ngân hàng
  • Quản lý kinh tế
  • Quản lý công
  • Quản trị kinh doanh
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Công nghệ thông tin
  • Ngôn ngữ Anh
  • Kiến trúc
  • Kế toán

Đào tạo trình độ Tiến sĩSửa đổi

  • Quản trị kinh doanh

Thành tíchSửa đổi

  • Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Huân chương Lao động hạng Nhì.
  • Huân chương Lao động hạng Nhất.

Địa chỉSửa đổi

  • Trụ sở chính: 29A - Ngõ 124, Phố Vĩnh Tuy [đầu cầu Vĩnh Tuy], phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở Từ Sơn: Phường Đình Bảng, Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
  • Cơ sở Lương Sơn: xã Vĩnh Tân, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ HUBT. “Thông tin Tuyển sinh chung năm 2021”. HUBT [bằng tiếng Anh]. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ “Hàng loạt sai phạm ở trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội”.
  3. ^ “Hàng loạt sai phạm tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội”.
  4. ^ “Hé lộ hàng loạt sai phạm tại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ”.
  5. ^ “Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Hàng loạt sai phạm trong tuyển sinh, đào tạo”.
  6. ^ “ĐH Kinh doanh và Công nghệ đào tạo 'chui' 19 lớp thạc sĩ”.
  7. ^ “Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội: đào tại 'chui' 19 lớp thạc sĩ, tuyển sinh vượt 200% chỉ tiêu”.
  8. ^ “ĐH Kinh doanh và Công nghệ tuyển vượt chỉ tiêu, đào tạo 'chui' 19 lớp thạc sĩ”.
  9. ^ “Khẩn trương làm rõ sai phạm vụ giáo trình 'đường lưỡi bò'”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức Lưu trữ 2021-12-05 tại Wayback Machine
  • Chuyên trang tuyển sinh Đại học chính quy
  • Chuyên trang tuyển sinh Đào tạo Liên thông lên Đại học hệ chính quy
  • Chuyên trang tuyển sinh Đào tạo Đại học Văn Bằng 2 hệ chính quy
  • Diễn đàn sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Lưu trữ 2019-09-09 tại Wayback Machine
  • Các ngành nghề đào tạo Cao đẳng nghề Lưu trữ 2018-10-15 tại Wayback Machine

Video liên quan

Chủ Đề