Đại học Luật Hà Nội học máy năm

Trường Đại học Luật Hà Nội

-

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2022

*******

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

* Ký hiệu:LPH

* Địa chỉ: Số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

* Điện thoại: [024]38351879;Hotline: 19001205;Fax: [024]38343226

* Website: www.hlu.edu.vn ; Email:

Đại học Arizona [UA] và Đại học Luật Hà Nội [HLU] cung cấp chương trình đổi mới để sinh viên có thể nhận được bằng Cử nhân ngành Luật từ UA và Cử nhân Luật từ HLU chỉ trong bốn năm. Sự hợp tác cho phép sinh viên tại Việt Nam học hoàn toàn tại Hà Nội và nhận được bằng cấp được công nhận tại Hoa Kỳ.

Tìm hiểu cách thức

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về trường đại học Luật Hà Nội
  • 2. Lịch sử phát triển của trường Đại học Luật Hà Nội
  • 3. Sứ mệnh và tầm nhìn của Trường Đại học Luật Hà Nội
  • 4. Vì sao nên chọn trường Đại học Luật Hà Nội làm nguyện vọng xét tuyển?
  • 5. Những yếu tố phải có của một cử nhân Đại học Luật Hà Nội
  • 5.1. Kỹ năng giao tiếp lưu loát
  • 5.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • 5.3. Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
  • 5.4. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán
  • 5.5. Sự bản lĩnh, nhiệt tâm và uy tín đặt lên hàng đầu

1. Khái quát về trường đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội – tên tiếng Anh là Hanoi Law University [HLU], địa chỉ 87 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội, được thành lập vào năm 1979 trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam.

Đây xứng đáng là ngôi trường đi đầu trong hệ thống đào tạo Luật ở Việt Nam với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Hệ thống đào tạo của trường bao gồm chương trình đào tạo Cử nhân Đại học, Đại học liên thông, chương trình đào tạo Đại học vừa học vừa làm, Đại học văn bằng 2 chính quy và chương trình đào tạo sau Đại học [Thạc sỹ, Tiến sỹ].

2. Lịch sử phát triển của trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội với nhiệm vụ: “Quyết tâm đưa Trường Đại học Pháp lý Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá pháp lý”

Trong những năm đầu khi mới thành lập và bước vào hoạt động, Trường gặp rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy của Trường còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm ở xa trung tâm Hà Nội [tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ]; quy mô tuyển sinh của Trường chỉ hạn chế ở 3 bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học với số lượng nhỏ.

Đến năm 1982, đáp ứng yêu cầu tăng cường đào tạo cán bộ pháp luật, Bộ Tư pháp đã quyết định mở rộng quy mô Trường và thống nhất một đầu mối đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở Việt Nam bằng cách sáp nhập Trường Trung học chuyên nghiệp Pháp lí I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào Trường Đại học Pháp lí Hà Nội.

Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, Trường đã được mang tên gọi mới là Trường Đại học Luật Hà Nội [theo Quyết định số 369/QĐ-BTP ngày 06/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp].

Trải qua 40 năm phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Ngày 04 tháng 4 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Thực hiện Đề án 549, từ năm 2013 đến nay, Trường đã có những bước phát triển vượt bậc với đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại, có mô hình quản trị tiên tiến, không ngừng khẳng định vị trí của cơ sở đào tạo hàng đầu và vai trò dẫn đầu trong mạng lưới cơ sở đào tạo luật của Việt Nam.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn quan tâm duy trì đảm bảo chất lượng đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các cơ sở đào tạo luật trong cả nước, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong hệ thống đào tạo Luật ở Việt Nam. Ngày 21 tháng 9 năm 2019, Trường Đại học Luật Hà Nội được gần 70 cơ sở đào tạo Luật của Việt Nam bầu là Trưởng ban điều hành mạng lưới cơ sở đào tạo luật của Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2022.

Năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành Chiến lược phát triển Trường đến năm 2030 trong đó định hướng phát triển Trường trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; trường trọng điểm về đào tạo pháp luật, trung tâm nghiên cứu và truyền bá tư tưởng pháp lý hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

3. Sứ mệnh và tầm nhìn của Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học có định hướng nghiên cứu; có sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước, cung cấp các sản phẩm khoa học và dịch vụ pháp lý chất lượng cao cho Nhà nước, xã hội và người dân, tham gia tích cực trong công tác xây dựng pháp luật và chính sách, phản biện xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Trường Đại học Luật Hà Nội xác định tầm nhìn trở thành trường đại học trọng điểm đào tạo pháp luật và cán bộ về pháp luật ở Việt Nam, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo luật có uy tín, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý, trung tâm truyền bá khoa học pháp lý hàng đầu của Việt Nam và có thương hiệu trong khu vực Đông Nam Á.

4. Vì sao nên chọn trường Đại học Luật Hà Nội làm nguyện vọng xét tuyển?

  • Trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở dẫn đầu về quy mô và chất lượng đào tạo trong lĩnh vực Luật; cung cấp trên 90% cán bộ giảng dạy pháp luật cho các cơ sở đào tạo luật trong toàn quốc.
  • Chất lượng sinh viên ở tất cả các hệ, đặc biệt là hệ chính quy, khá ổn định và từng bước được nâng cao. Sinh viên tốt nghiệp của Trường được các đơn vị tuyển dụng đánh giá có kiến thức và năng lực tốt hơn so với mặt bằng chung của sinh viên luật hiện nay.
  • Các Câu lạc bộ nghiên cứu, học tập hoạt động rất hiệu quả, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên giao lưu, học hỏi, ứng dụng các kiến thức đã học đến gần hơn với thực tiễn: CLB Luật gia trẻ, CLB Tranh tụng, CLB Hùng biện, CLB pháp luật học đường…
  • Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phòng học, thư viện xây dựng mới, tiện nghi. Tuy nhiên, khuôn viên hẹp, không có sân chơi cũng là một điểm trừ của Đại học Luật Hà Nội.
  • Chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội; thành lập các Câu lạc bộ về âm nhạc – nghệ thuật, thể dục – thể thao, tổ chức các cuộc thi Văn nghệ, giải đấu thể thao nhằm tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho sinh viên.
  • Thư viện của Trường phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với nguồn tài liệu phong phú và cung cấp đủ giáo trình cho sinh viên. Công tác quản lý thư viện và phục vụ bạn đọc từng bước được tin học hoá.

5. Những yếu tố phải có của một cử nhân Đại học Luật Hà Nội

5.1. Kỹ năng giao tiếp lưu loát

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội,cơ sở vật chấtvà mứchọc phí trường Đại học Luật Hà Nộiđem lại cho ngôi trường này một môi trường cực kỳ tốt cho sinh viên, bao gồm cả việc trau dồikỹ năng giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động đòi hỏi sự tương tác không thể thiếu trong cuộc sống cơ bản của hầu hết mọi người. Đó là cách chúng ta có thể giao lưu với người khác thông qua ngôn ngữ cơ thể, lời nói hằng ngày, sử dụng mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt một người có kỹ năng giao tiếp tốt cơ hội thành công cao hơn 70% so với người đang gặp phải hạn chế giao tiếp.

Trong ngành luật, cụ thể là những bạn trẻ đã tốt nghiệptrường Đại học Luật Hà Nội,kỹ năng giao tiếp thực sự tốtsẽ mang đến cho luật sư lợi thế rất lớn trong việc xây dựng lòng tin và sự an tâm với khách hàng cũng như việc thuyết phục họ trong quá trình ra quyết định.

5.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Quan điểm cá nhân của mỗi người thường là rất khác nhau khi trực tiếp tiếp xúc với mỗi sự việc, người luật sư giỏi khi được đào tạo tốt trong môi trường trườngĐại học Luật Hà Nộisẽ tìm thấy cái không ổn từ đó đưa ra hướng giải quyết. Đây chính là lúc luật sư của chúng ta cần vận dụng kỹ năng để có thể đưa sự việc không theo kế hoạch về đúng lộ trình đã được định sẵn.

Để thành thạo kỹ năng này, các bạn trẻ tốt nghiệptrường Đại học Luật Hà Nộicần phải có sự hiểu biết về nghề và khả năng phân tích rõ ràng tính chất đúng sai của sự việc. Điều quan trọng hơn là luật sư phải nhìn vào đúng bản chất thật sự của sự việc, tránh tư duy kiên định tới mức bảo thủ để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

5.3. Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập

Trong lúc làm việc, học tập và trải nghiệm tạiĐại học Luật Hà Nội, bất kỳ ai đôi lúc cũng cần những người đồng đội cho mình để hỗ trợ nhau đẩy nhanh tiến độ và đối mặt với “nhiều cái đầu” thì sẽ có nhiều cách giải quyết, hướng đi tối ưu hơn. Luật sư tốt nghiệp từtrường Đại học Luật Hà Nộicòn cần phải thấy được ưu điểm của từng người để có thể tận dụng nguồn lực hiệu quả nhất.

Thay vìlàm việc nhóm, không ít trường hợp mà những người luật sư phải hoạt động độc lập. Thiếu kỹ năng này chính là nguyên nhân lớn nhất khiến luật sư cảm thấy dễ bị bế tắc trong quá trình giải quyết công việc. Người luật sư theo đó cần phân định rõ vấn đề đang gặp phải là gì và từng bước tiến hành giải quyết nó với tinh thần luôn vững vàng, quyết tâm cao độ để không bị cảm xúc chi phối.

5.4. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán

Đây là kỹ năng được cho là tối quan trọng đối với nghề tư vấn nói chung và lĩnh vực nghề luật nói riêng. Nếu bạn đã trải nghiệm môi trườngtrường Đại học Luật Hà Nộivà muốn trở thành một luật sư giỏi, trên hết là bạn cần học cách thuyết phục được khách hàng hoặc đối tác tham gia ký kết hợp đồng. Vì luật sư mà chỉ có cho mình kiến thức từ trường, đưa ra nhiều phương án giải quyết vấn đề nhưng không cókhả năng trong việc thuyết phục người xung quanhthì hiệu quả cuối cùng vẫn chỉ là con số không.

5.5. Sự bản lĩnh, nhiệt tâm và uy tín đặt lên hàng đầu

Nghề luật sư tuy cao quý nhưng mặt trái của nó là luôn phải đối diện với muôn vàn cám dỗ, hiểm nguy. Đây là điều mà sinh viêntrường Đại học Luật Hà Nộiai ai cũng phải hiểu. Để trở thành một luật sư được mọi người coi trọng, tin tưởng thì bên cạnh trí tuệ uyên bác, bạn cần phải có đạo đức, đạo đức đối với nghề và cái tâm trong quá trình làm việc.

Nghề luật sư hiện nay thật sự không hề "dễ sống", do đó bạn phải tích cực học hỏi, tu dưỡng, phải hành nghề bằng toàn bộ tâm của mình và xây dựng uy tín cá nhân, coi đó là danh dự thực tế cần có của bản thân. Đừng để mình rơi vào vòng xoáy “cơm – áo – gạo – tiền” khó khăn và đầy thách thức của cuộc sống, nghề luật nói chung và sinh viên tốt nghiệptrường Đại học Luật Hà Nộinói riêng phải bảo vệ được quyền và lợi ích của người đang trong thế yếu, từ đó góp phần làm nên sự công bằng trong cuộc sống.

Video liên quan

Chủ Đề