Dàn ý bài văn thuyết minh về món an

Đề : Thuyết minh về một món ăn Việt Nam.Đáp án1 /Kĩ năng: Nắm phương pháp viết văn bản thuyết minh: biết giới thiệu những chi tiết,đặc điểm nội dung cần thiết về đối tượng thuyết minh ; biết vận dụng phốihợp các thao tác (tự sự, miêu tả, phân tích và các biện pháp nghệ thuật (sosánh, ẩn dụ …) Vận dụng các phương pháp trong văn thuyết minh.2/ Nội dung: Lời giới thiệu được đặc trưng của bánh xèo, nội dung cần thuyết minh(cách làm bánh, cách thưởng thức, v.v…) của đối tượng thuyết minh làmón bánh Xèo.Dàn bài chung Dàn bài gợi ý I .Mở bài: Nêu lời giới thiệu về mónbánh Xèo.II. Thân bài:1. Cách làm bánh : qua cácbước sơ chế (rửa nguyênliệu, xử lý các phụ liệu) đếnchiên bánh Xèo.I. Mở bài: Bánh xèo là một loại bánh Việt Nam, có bột bên ngoài,bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặnhình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nammà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2phong cách : đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai.II. Thân bài:1) Đậu xanh ngâm nước nóng ấm khoảng 1 tiếng cho bóc vỏ. Đãivỏ sạch, hấp/luộc chín sao cho đậu vẫn còn nguyên dạng hạt,không bị bể.2) Giá rửa sạch để ráo.Hành lá rửa sạch cắt nhỏ.3) Tôm lột vỏ, làm sạch đường chỉ. Ướp tôm thịt với một tí xíumuối, tiêu, tỏi ép nhỏ khoảng nửa tiếng cho ngấm gia vị.4) Cho bột gạo, bột bắp, muối, bột nghệ và nước soda vào trộnđều. Cho hành lá vào. Bỏ hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng nửa tiếngtrước khi làm.5) Chiên bánh :- Chảo nóng, cho một ít dầu vào. Dầu nóng, cho ít lát thịt heo vàvài ba con tôm vào xào chín tái, thơm. Dùng vá tròn to( loại múccanh) múc một vá hỗn hợp bột bánh xèo (4) đổ tròn vào chảo. Vừađổ vừa quay cán chảo cho bột chạy dàn đều một lớp mỏng khắpđáy chảo.]2. Cách thưởng thức với các đặc trưng một số địa phương:- Rắc một ít đậu xanh đều lên bề mặt, cho giá vào phần nửa cáibánh. Đậy nắp lại, đợi khoảng 2~3 phút cho bánh chín vàng. Dùngvá dẹp bẻ gập bánh lại làm đôi. Lấy bánh ra.- Cứ thế lập lại cho đến khi hết bột và tôm thịt rau.- Khi ăn cuốn với rau sà lách hoặc cải cay và rau thơm, chấm vớinước mắm pha chua ngọt.- Pha nước chấm bánh xèo sao cho có đủ vị ngọt-chua-cay nhưngrất nhạt, nhạt đến độ có thể húp chén mắm như canh vậy. Thamkhảo cách pha nước chấm ở đây. Tuy nhiên, phải gia giảm đường-nước và nước mắm sao cho thoả điều kiện trên. Mình thường phatheo tỉ lệ gồm : 2 phần đường, 1 phần mắm và 4 phần nước.- Vị ngọt của chén nước mắm chấm bánh xèo lấy từ nước dừa tươivà đường (nếu không có dừa tươi thì dùng nước dừa tươi đóng lon/hoặc không nữa thì phải dùng đường thay thế)- chua của chanhhoặc dấm -cay của ớt- thơm của tỏi.- Nếu không có nước dừa thì phải dùng nước nấu sôi để nguộicũng được nhưng dĩ nhiên là chất lượng sẽ thay đổi- Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thườngkèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc.Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ănbánh xèo chấm nước mắm chua ngọt. Tại miền Bắc Việt Nam,nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củđậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi.Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng rất đa dạng. Cầu kỳ nhất làở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quảvả chát, khế chua Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ nhưmón này thực sự được bắt nguồn từ Huế.- Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác làIII. Kết bài:- Cảm nghĩ của em về mónbánh Xèo.- Trong cuộc sống hiện đại,liệu chiếc áo dài còn có đượcvị trí , vai trò như trước nữakhông, khi người ta có nhiềusự lựa chọn khác ?bánh nhỏ chỉ bằng một nửa và không cuốn với rau xà lách mà ănchung với nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt).III. Kết bài :- Bánh Xèo là một trong những món ăn rất “đậm đà” hương vị củangười Việt Nam. Ngày nay, bánh Xèo đã được quảng bá ra bênngoài không gian nước Việt. Nhiều nghệ nhân làm bánh như cụMười Xiềm đã đi Mỹ để thực hiện việc làm món bánh Xèo.- Ngày nay, cuộc sống xuất hiện nhiều thị hiếu ẩm thực đa dạng.Tuy nhiên, món bánh Xèo vẫn được trân trọng. Bánh Xèo vẫnngon nhờ vào cách phối hợp dinh dưỡng, đa dạng có chất béo,đạm, chất xơ v.v Món ngon Bánh Xèo góp phần tôn lên vẻ đẹpvà tính khoa học của ẩm thực Việt Nam./.3/ Biểu điểm:- Điểm 8-9-10: Nắm vững các phương pháp thuyết minh , sử dụng ngônngữ chính xác , cô đọng , chặt chẽ . Bài làm kết hợp tốt các biện pháp nghệthuật . thuyết minh khá tốt về đặc điểm của đối tượng - Điểm 6 - 7: Đạt khá các yêu cầu trên. Sai không quá 3 lỗi dùng từ, diễnđạt.- Điểm 5: Đạt trung bình, thiếu kết hợp các biện pháp nghệ thuật .- Điểm 3- 4: Bài làm sơ sài, chưa kết hợp các biện pháp nghệ thuật, giớithiệu đặc điểm của đối tượng thuyết minh còn sơ sài . thiếu ý . Sai nhiềulỗi diễn đạt .- Điểm 1-2: Chưa nắm vững các phương pháp thuyết minh , viết lan man, chưa trình bày được đặc điểm của đối tượng , mắc nhiều lỗi chính tả, dùngtừ.

Bài văn mẫu thuyết minh về một món ăn dưới đây là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh và thầy cô. Thông qua bài văn mẫu này, các em nhanh chóng củng cố kiến thức về văn thuyết minh và có ý tưởng khi bắt tay vào viết bài.

Cách đặt đồ ăn, gọi món với GrabFood Hãy thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Thuyết minh về cây lúa Việt Nam Hướng dẫn đặt món ăn trên ứng dụng Now

Tên bài viết: Em hãy thuyết minh về một món ăn

Dàn ý bài văn thuyết minh về món an

Văn thuyết minh về món ăn yêu thích

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

1. Bài số 1
2. Bài số 2
3. Bài số 3
4. Bài số 4
5. Bài số 5
6. Bài số 6
7. Bài số 7
8. Bài số 8
9. Bài số 9

I. Dàn ý thuyết minh về một món ăn yêu thích

Lập dàn ý là rất cần thiết khi các em viết một bài văn bất kỳ. Với dàn ý thuyết minh về món ăn dưới đây sẽ giúp các em nhanh chóng có được ý tưởng viết văn.

1. Mở bài

- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng
- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc lịch sử

- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:

- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.

... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

II. Bài văn mẫu thuyết minh về một món ăn yêu thích

1. Bài văn mẫu 1

Bài văn mẫu này thuyết minh về món canh chua thường xuất hiện trên mâm cơm của người dân Nam Bộ.

Bài làm

Trên mâm cơm hàng ngày thường có ba món: món canh, món mặn, món xào. Món canh thì rất phong phú, đa dạng như canh rau tập tàng, canh bí đỏ, canh cải nấu cá thác lác... Nhưng món canh ăn hoài không biết chán, có mặt thường xuyên trên mâm cơm của người Nam bộ là món canh chua.

Tương tự gỏi chua, canh chua là món có nước nhưng vẫn mang đủ hương vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm, rất dễ ăn.

Đi làm việc về, trời trưa nắng chang chang, được người thân nấu cho tô canh chua vừa miệng, còn gì thích hơn. Mùa đông trời lạnh, ăn canh chua ấm lòng.... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Dàn ý bài văn thuyết minh về món an

Thuyết minh về món bánh xèo

2. Bài văn mẫu 2

Bài văn mẫu thuyết về một món ăn này thuyết minh món bánh xèo thơm ngon, đặc trưng cho nền ẩm thực của miền Tây và giờ xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Bài làm

Trong các món bánh mặn của Nam bộ, bánh xèo là món phổ biến, được người ăn ưa thích nhất.

Ăn bánh xèo có đông người mới vui vì khi làm bánh phải qua nhiều công đoạn nên cần nhiều người. Người ta phân công nhau bằng những câu vè vui vẻ như: "Người nào xấu xấu xay bột, lật hành. Người nào lanh lanh băm nhân, dò bánh..."

Muốn cho bánh ngon phải chịu khó, chịu cực một chút. Bột bánh là phần quan trọng nhất, bánh có ngon hay không là ở khâu này. Dân nông thôn không chịu loại bột gạo bịch sẵn, bày bán ở chợ vì đó là gạo dơ ngâm nước cho bã ra nhiều nước rồi gạn lấy bột nên chất bột bị chua và lạt, không còn bổ dưỡng, thơm ngon.... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

3. Bài văn mẫu 3

Nem chua Thanh Hóa cũng là món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Sau đây là bài thuyết minh về món nem chua Thanh Hóa hay.

Bài làm

Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...

Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay thịt, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.

Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. ... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Dàn ý bài văn thuyết minh về món an

Thuyết minh về món Mỳ Quảng

4. Bài văn mẫu 4

Bên cạnh các bài văn mẫu trên, các em có thể tham khảo thêm bài văn thuyết minh về một món ăn truyền thống được yêu thích dưới đây.

Bài làm

Mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi tỉnh có một đặc sản riêng, nó là tiếng nó chung sở thích chung mà ông cha ta để lại. Mang tầm nhìn văn hóa đối với vùng đó, dân tộc đó. Cũng vì vậy mà khi đến từng nơi mọi người thường hay thưởng thức đặc sản ở đó và mua về làm quà cho gia đình cho bạn bè.

Cũng vậy đến với vùng văn hóa của miền trung, gé thăm Quảng Nam. Ở đây đặc sản nỗi tiếng là mỳ quảng và gà ta Tam Kỳ. Đi một tí là chúng tôi thấy quán mỳ quảng và gà ta. Dù biết hai món này được bán rất nhiều ở thành phố nhưng chúng tôi vẫn thích ăn.

Ghé bên đường, chúng tôi vào một quán mỳ quảng nhỏ thôi. Nhưng cách phục vụ ở đây rất chu đáo, bà chủ nhìn chúng tôi vói ánh mắt trìu mến như gọi mời đến với xứ Quảng vậy. Không chỉ vậy à còn trò chuyện hỏi thăm rồi làm cho chúng tôi mỗi người một tô mỳ quảng đặc biệt. Khi ăn chúng tôi ăn từng miếng một thưởng thức một cách từ và nhẹ nhàng, hương vị nó khác xa so với ở thành phố mà chúng tôi ăn. Có vị đậm đà, mặn mà của thịt và tôm, mùi thơm của chén nước mắm bốc lên làm chúng tôi rất thích.... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

5. Bài văn mẫu 5

Bài văn mẫu thuyết minh về một món ăn này có lời mở đầu gián tiếp, dẫn dắt vào bài hấp dẫn và sử dụng câu ca dao để nói về món ăn ngon.

Bài làm

Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ lâu đời đã mang tính "thực vật - sông nước", tính "thực vật - sông nước" được thể hiện trong các mặt của đời sống con người như ăn, ở, mặc, đi lại...Về mặt ẩm thực, ta có thấy các món ăn truyền thống của dân tộc đều gắn với các loài thực vật, hải sản như "canh rau muống", "cà dầm tương":

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

(Ca dao)

Hay như món "tép kho" cũng là một món ăn đặc trưng của dân tộc ta từ xa xưa, ngày nay tính "thực vật - sông nước" vẫn được thể hiện rõ ràng và món canh chua cá lóc cũng được xếp vào một trong những món ăn ngon của nền ẩm thực Việt thể hiện được tính chất này.... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủTẠI ĐÂY

6. Bài văn mẫu 6

Mỗi người yêu thích một món ăn khác nhau, trong bài thuyết minh về một món ăn thì bài văn mẫu này thuyết minh về bánh ít, bánh gai.

Bài làm

Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tựtay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.

Từ một câu ca đến những huyền thoại

"Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi"

(Ca dao)

Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại..... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủTẠI ĐÂY

7. Bài văn mẫu 7

Bài văn mẫu này lại nói về món đặc sản ở Hà Nội, chính là món phở. Các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu này để có ý tưởng hay viết bài.

Bài làm

Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.

Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,... Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi. ... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

8. Bài văn mẫu 8

Còn bài văn mẫu thuyết minh về một món ăn này lại viết về món bún tôm Hải Phòng - món ăn quen thuộc với người dân ở Hải Phòng.

Bài làm

Người Hải Phòng còn làm hài lòng du khách với những món ăn đặc sản của biển và nhiều cuộc khám phá đầy ấn tượng trên vùng đất được tạo hóa và con người của nhiều thế hệ vun đắp nên.

Từ lâu món bún tôm của miền biển này đã trở thành một đặc sản, hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn ở nguyên liệu và bí quyết độc đáo riêng.

Nguyên liệu chính làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này chính là những con tôm biển còn tươi nguyên được đưa lên từ Hải Phòng. Sau đó, chúng được bóc bỏ vỏ, xào cùng một chút hành khô cho thật săn. Cùng với tôm là những miếng chả cá vàng ươm, vài miếng chả lá lốt, thêm ít dọc mùng

... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

9. Bài văn mẫu 9

Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.

Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.

... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

https://9mobi.vn/thuyet-minh-ve-mot-mon-an-26840n.aspx
Các em muốn học tốt văn thuyết minh, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu thuyết minh khác như bài văn Thuyết minh về cây lúa Việt Nam, bài văn mẫu Hãy thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam, bài văn Thuyết minh về ngôi trường em đang học .... Những bài văn mẫu này đều được 9mobi tuyển chọn và chia sẻ dựa theo tiêu chí hay, theo thang điểm chấm.