Đánh giá bệnh viện y học cổ truyền tiền giang

Nhân buổi họp mặt kỷ niệm 58 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam [27-2-1955 – 27-2-2013], Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang vui mừng đón nhận Huân chương Lao động hạng II của Chủ tịch nước và Cờ thi đua hạng Nhất của UBND tỉnh [năm 2012]. Trong thành tích và tặng thưởng kép đó bệnh viện đã thực hiện tốt 9 điều Y huấn cách ngôn của Y tổ Hải Thượng Lãn Ông, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và thực hiện tốt 12 điều Y đức, 10 điều Dược đức của Bộ Y tế.

Bác sĩ đang khám bệnh tại khoa khám. Ảnh: Nguyễn Vinh

Xác định đúng đắn nhiệm vụ, bệnh viện quán triệt trong đội ngũ cán bộ, nhân viên là  khám, chữa bệnh kết hợp giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại; đồng thời khôi phục, thừa kế nền Y học cổ truyền của dân tộc; nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng kế thừa phục vụ nhiệm vụ của ngành cho hôm nay và mai sau… Trong đó, nhiệm vụ khắc phục nền Y học cổ truyền là việc làm cấp bách để tập hợp vốn quý hàng ngàn năm ông cha ta dày công tích lũy và lưu truyền cho đến bây giờ.

So với thời gian trước, hiện nay bệnh viện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền Y học cổ truyền của dân tộc ta, nhất là về cơ sở vật chất, cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ. Hiện nay, bệnh viện có quy mô 80 giường nội trú, 30 giường ngoại trú với 81 cán bộ, nhân viên đang ngày đêm phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Mỗi năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị không ngừng được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Thống kê của bệnh viện trong 5 năm, số lượng người đến khám, chữa bệnh tăng nhanh hàng năm, từ 9.100 người [năm 2007] lên đến 106.600 người [năm 2011]. Đặc biệt, công tác điều trị miễm phí hàng năm cũng tăng cao, từ 10,7 triệu đồng [năm 2007] đến 800 triệu đồng [năm 2011]; các hoạt động khám, chữa bệnh từ thiện ở tuyến cơ sở ngày một mở rộng, chủ yếu phục vụ cho đối tượng là những gia đình nghèo.

Bên cạnh công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, bệnh viện còn tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Trong 5 năm [2007-2011], bệnh viện đã thực hiện 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được nghiệm thu công nhận và đưa vào ứng dụng thực tiễn tại bệnh viện đạt kết quả tốt. Chẳng hạn như: Đề tài “Đánh giá hiệu quả kéo cột sống điều trị giảm đau trong thoái hóa cột sống cổ”, đề tài “Điều trị nứt kẻ hậu môn bằng phương pháp nong bằng tay kết hợp bôi dung dịch mật ong- nghệ”…

Hiệu quả nhất là đề tài “Đánh giá hiệu quả laser nội mạch điều trị chứng tê trong bệnh di chứng tai biến mạch máu não và thoái hóa cột sống” đã và đang ứng dụng thực tế lâm sàng mang lại hiệu quả rất cao trong điều trị [mức độ tê giảm 70-100%]; hay đề tài “Hiệu quả bài thuốc Quy tỳ thang trong điều trị tai biến mạch máu não”.

Bệnh viện cũng đã xây dựng phác đồ điều trị các bệnh như: thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, liệt thần kinh VII ngoại biên, di chứng tai biến mạch máu não, bệnh trĩ… Bệnh viện tổ chức mời những lương y giỏi tay nghề vào khám, chữa bệnh tại khoa khám nhằm kế thừa kinh nghiệm quý về Y học cổ truyền, góp phần nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các bác sĩ, bệnh viện thường xuyên cử các bác sĩ tham dự các cuộc hội nghị khoa học - kỹ thuật ở TP. Hồ Chí Minh [Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Bách khoa, Viện Y học cổ truyền…].

Ngoài ra, Bệnh viện còn cử 10 cán bộ phụ trách các huyện, thị, thành và hỗ trợ chuyên môn, theo dõi hoạt động Y học cổ truyền tuyến cơ sở trong công tác khám, chữa bệnh, hành nghề Y Dược học cổ truyền tư nhân; xây dựng xã đạt tiên tiến về Y học cổ truyền; thực hiện tốt chính sách Quốc gia về công tác Y Dược cổ truyền giai đoạn 2003-2010; tích cực phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của ngành Y tế và Y học cổ truyền.

Nét nổi bật của Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang trong những năm gần đây là đội ngũ cán bộ, y-bác sĩ luôn quán triệt và thấm nhuần đạo lý của ngành: “Lương y như từ mẫu”, thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức nhiều đợt học tập các chuyên đề về tư tưởng và tấm gương của Bác Hồ, qua đó nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo dức của người thầy thuốc phục vụ nhân dân. Trong quá trình làm nhiệm vụ của mình, mỗi cán bộ, nhân viên có ý thức tự giác thực hiện tốt quy tắc ứng xử, văn hóa giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho mọi người.

Với những thành tích xuất sắc đạt được trong thời gian qua, Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng II; Bộ Y tế tặng Cờ thi đua; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen; nhiều năm liền được UBND tỉnh tặng “Cờ thi đua xuất sắc”

Chiều tối 23.7, Văn phòng UBND tỉnh Tiền Giang phát đi công văn có nội dung UBND tỉnh Tiền Giang chấp thuận sử dụng Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Tiền Giang làm nơi điều trị cho các bệnh nhân  Covid-19 nặng.

Khu điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng này thuộc quản lý của Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang.

Trước đó, ngày 21.7,  UBND tỉnh Tiền Giang đã có công văn trưng dụng Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu và kỹ thuật cao Tiền Giang để làm khu khám, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Thời gian trưng dụng đến ngày 31.12. Khu điều trị theo yêu cầu và kỹ thuật cao Tiền Giang này liên danh giữa Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang và Công ty TNHH Thuận Phú, quy mô 1 triệt, 3 lầu, 156 giường bệnh.

Thêm 4 ca Covid-19 tử vong ở Tiền Giang, một người trẻ tuổi không bệnh nền

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên về việc thay đổi khu điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, ông Trần Văn Dũng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Tiền Giang, nói: 'Nhà nước trưng dụng thì phải được thôi. Nhưng mà làm thì cũng phải sữa chữa như bên đây thôi [Bệnh viện Y học cổ truyền - PV] mà trưng dụng thì phải tính toán lại chuyện liên doanh giữa Công ty Thuận Phú và Bệnh viện đa khoa tỉnh, rồi người lao động trong khu điều trị nữa rất phức tạp. Và việc đàm phán với liên danh này mất thời gian nên UBND tỉnh lấy Bệnh viện Y học cổ truyền là cơ sở của nhà nước làm cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng cho thuận lợi'.

\n

Người dân TP.Mỹ Tho đang trải qua những ngày tháng hết sức khó khăn do dịch Covid-19

ẢNH: B.B

Cũng theo ông Dũng, tuy công văn là sử dụng Bệnh viện Y học cổ truyền nhưng thực tế chỉ lấy một phần phía trước bệnh viện này. Các bệnh nhân đang được điều trị bị ảnh hưởng về không gian sẽ được chuyển đến khu vực phía sau bệnh viện để tiếp tục chăm cứu, điều trị vật lý trị liệu... 'Khu điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng có lối đi riêng nên sẽ không ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh', ông Dũng nói.

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang, tính đến ngày 23.7, trên địa bàn tỉnh đã có 26 trường hợp dương tính với Covid-19 tử vong. Tổng số ca F0 trong cộng đồng 1.548 ca.

Chủ Đề