Đánh giá kiến thức thái độ thực hành năm 2024

Bệnh nhân, máu, phơi nhiễm, lây nhiễm, Huế

Tóm tắt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên bệnh viện đối với sự phơi nhiễm, lây nhiễm với máu và dịch tiết từ bệnh nhân tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 157 nhân viên y tế bằng bộ câu hỏi về kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên bệnh viện đối với sự phơi nhiễm, lây nhiễm với máu và dịch tiết từ bệnh nhân. Kết quả: Phần lớn nhân viên y tế có kiến thức đúng về phơi nhiễm, lây nhiễm với máu dịch tiết bệnh nhân. Tỷ lệ cao nhân viên y tế có thái độ đúng trong việc dự phòng phơi nhiễm, lây nhiễm. 100% đồng ý với quan điểm cần thông báo tình trạng mắc các tác nhân gây bệnh qua đường máu để nhân viên y tế cẩn thận hơn trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Thực hành dự phòng và xử trí phơi nhiễm, lây nhiễm của nhân viên y tế bệnh viện tỷ lệ đúng chiếm 78,4%; tỷ lệ thực hành không đúng còn cao 21,7%. Kết luận: Cần thường xuyên tập huấn để nâng cao kiến thức, thái độ và giám sát tốt thực hành để đạt được hiệu quả phòng ngừa phơi nhiễm, lây nhiễm tốt hơn cho nhân viên y tế.

Từ khoá: Bệnh nhân, máu, phơi nhiễm, lây nhiễm, Huế.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012) Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh. Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012. 2. Trần Thị Bích Hải (2013) Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng Bệnh viện Ung bướu Hà Nội 2013. Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng. 3. Ngô Thị Thu Hương (2017) Khảo sát hành vi và thái độ của nhân viên y tế về thực hành ngăn ngừa tổn thương do vật sắc nhọn và phòng ngừa phơi nhiễm tại bệnh viện nhân dân 115. Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Thị Mỹ Khánh và cộng sự (2019) Kiến thức, thực hành phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre năm 2018. Y học thực hành, số 3/2019, tr. 55-58. 5. Lê Anh Thư và cộng sự (2016) Nguy cơ và thực trạng lây nhiễm nghề nghiệp của nhân viên y tế trên thế giới và tại Việt Nam. Tạp chí Y học dự phòng, 26(11), tr. 184. 6. Hoàng Trung Tiến (2019) Kiến thức và thực hành dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2019. Khoa học Điều dưỡng, 02(03), tr. 22-30. 7. Dương Khánh Vân (2013) Nghiên cứu tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội 2013. Luận án tiến sỹ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. 8. Rapisarda V et al (2019) Incidence of sharp and needle-stick injuries and mucocutaneous blood exposure among healthcare workers. Future Microbiol 14(9s): 27-31. 9. WHO (2002) The world health report 2002: Reduce risk, promoting healthy life, Geneva. 10. Yazie TD et al (2019) Knowledge, attitude, and practice of healthcare professionals regarding infection prevention at Gondar University referral hospital, northwest Ethiopia: a cross-sectional study. BMC Res Notes 12(1): 563.

Article Sidebar

Đánh giá kiến thức thái độ thực hành năm 2024

Trích dẫn bài viết này

Đình BìnhT., Doãn HiếuT., Viết TứN., Tuấn KhôiT., Lê Bích NgọcH., Trường SơnN., Thanh LoanT., Thị Mỹ LinhN., & Thị VyP. (2020). Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế đối với sự phơi nhiễm, lây nhiễm với máu và dịch tiết từ bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế . Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 15(7). Truy vấn từ https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/492

Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chăm sóc sức khỏe và dân số sau nhiều năm cải cách. Tuy nhiên, giống với nhiều quốc gia khác, quá trình phát triển thường đi kèm với những tác động đến môi trường. Những tác động có thể bao gồm ô nhiễm không khí, đất, ô nhiễm nguồn nước và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng gánh nặng bệnh tật.

Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến vệ sinh nguồn nước ngày càng phức tạp. Mặc dù, các cơ quan chức năng đã dung nhiều biện pháp để bảo vệ nguồn nước, tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm ngày một gia tăng do công nghiệp hóa và đô thị. Đã có nhiều dự án được tiến hành liên quan đến nước nhưng tính bền vững và sự tham gia của các bên liên quan còn chưa được ổn định.

Việc tiến hành các hoạt động có thể cải thiện được sự hợp tác và nâng cao được năng lực của địa phương/các ban ngành liên quan về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường là rất quan trọng. Với sự tài trợ của USAID, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển tiến hành dự án “Các hoạt động của địa phương Việt Nam vì sức khỏe môi trường” tại tỉnh Thanh Hóa và Hà Nam. Dự án nhằm xây dựng mạng lưới làm việc về sức khỏe môi trường rộng và bền vững hơn, với sự tham gia tích cực hơn của các ban ngành địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến vệ sinh nguồn nước.

Viện nghiên cứu y xã hội học triển khai nghiên cứu điều tra ban đầu trước triển khai dự án, giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về địa bàn nghiên cứu trước khi triển khai can thiệp. Cụ thể, điều tra này sẽ đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người dân địa phương về nước sạch, sức khỏe và vệ sinh môi trường.

Mục tiêu Nghiên cứu được triển khai với các mục tiêu cụ thể sau:

  1. Tính tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi;
  2. Đánh giá kiến thức của người dân về nước sạch, sức khỏe và vệ sinh môi trường;
  3. Đánh giá thái độ của người dân về nước sạch, sức khỏe và vệ sinh môi trường;
  4. Đánh giá thực hành của người dân về nước sạch, sức khỏe và vệ sinh môi trường

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu

Nghiên cứu đã phỏng vấn tổng số 1040 người dân. Đối tượng được tuyển mộ từ danh sách các hộ gia đình tại địa bàn can thiệp. Tại mỗi hộ, đối tượng nghiên cứu ưu tiên lựa chọn là các chủ hộ có độ tuổi từ 18-60 tuổi và nắm bắt rõ thông tin về hộ.

Địa bàn và thời gian triển khai Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thanh Hóa và Hà Nam trong năm 2018

Kết quả sơ bộ

Kết quả điều tra cho thấy kiến thức về nước sạch còn chưa cao, chỉ có 2.3% người dân biết rằng nước sạch cần đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế và cơ quan nhà nước. Tỷ lên người dân biết được lượi ích đầy đủ của rửa tay còn chưa cao, đặc biệt tỷ lệ biết đầy đủ các bước rửa tay với xà phòng rất thất, chỉ có 2.5% trả lời đúng… Mặc dù là nghiên cứu cắt ngang và chỉ được tiến hành ở một số địa bàn nhỏ nên chưa đủ tính dại diện để nhân rộng kết quả. Tuy nhiên nghiên cứu cũng góp phần đánh giá của nhu cầu của người dân để có thể triển khai can thiệp phù hợp.

Tài trợ

Nghiên cứu triển khai với sự tài trợ từ USAID qua khoản viện trợ cho Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD).