Đánh giá tri thức khoa học là gì

Just for you: FREE 60-day trial to the world’s largest digital library.

The SlideShare family just got bigger. Enjoy access to millions of ebooks, audiobooks, magazines, and more from Scribd.

Read free for 60 days

Cancel anytime.

【Tri thức là gì】Ví dụ về tri thức giáo dục và tri thức ...

Nội dung chính

  • Khái niệm tri thức khoa học là gì?
  • Vai trò của tri thức khoa học
  • Phân biệt tri thức khoa học với tri thức thông thường
  • Video liên quan
  • Video liên quan

//topkinhdoanh.com/tri-thuc-la-gi

Tri thức tồn tại dưới 2 dạng là tri thức ẩn và tri thức hiện. Tri thức hiện là những tri thức thể hiện qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh, kí hiệu…dễ dàng truyền đạt bằng hình thức giáo dục. Ví dụ về tri thức hiện: sách giáo khoa, giáo trình đại học, nhạc lý…

Trong mục tiêu phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của tri thức và tri thức khoa học có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy Tri thức khoa học là gì?

Khái niệm tri thức khoa học là gì?

Tri thức khoa học là hệ thống tri thức khái quát về tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như quy luật vận động của chúng, tri thức khoa học được xác lập trên căn cứ chính xác được kiểm nghiệm và có tính ứng dụng cao.

Tri thức khoa học được chí thành hai dạng chính là tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm.

Trong đó tri thức lý luận dựa trên hệ thống kiến thức, lý luận nghiên cứu. Còn tri thức kinh nghiệm được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ chính các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

Vai trò của tri thức khoa học

Nội dung trên đã giải thích được khái niệm Tri thức khoa học là gì? theo đó tri thức khoa học có vai trò như sau:

– Đối với đời sống xã hội

+ Tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại.

+ Bao trùm trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực từ lao động sản xuất [công, nông nghiệp] tới cả chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế,…

+ Trong thời đại ngày nay tri thức góp mặt và trở thành lực lượng lao động trực tiếp quan trọng nhất tạo ra những thay đổi lớn lao trong quản lý, sản xuất kinh doanh mà còn làm thay đổi đáng kể cuộc sống của con người theo hướng tích cực hơn.

+ Con người không chỉ biết mà còn phải áp dụng được cả tri thức và tri thức khoa học coi đó là kim chỉ nam cho các hành động nhằm cải tạo thế giới đáp ửng toàn diện nhu cầu vật chất của cuộc sống con người.

– Đối với nền kinh tế

+ Tri thức đóng vai trò rất quan trọng cho ra đời những phát minh khoa học kỹ thuật phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Nhờ tri thức mà nền kinh tế có sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Trong nền kinh tế tri thức những ngành áp dụng được nhiều thành tựu nhất của khoa học công nghệ và dựa vào tri thức như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,…cũng không nằm ngoài danh sách được thừa hưởng và ứng dụng khoa học công nghệ cao.

+ Xã hội đã tạo nên một nền kinh tế tri thức mà sản phẩm được sản xuất dựa trên thành tựu mới của khoa học công nghệ, dựa trên những tri thức mà con người đã đạt được ngày càng phong phú, đáp ứng được cái yêu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Tuy nhiên tri thức khoa học cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến nền kinh tế dẫn đến tồn tại nhiều mặt trái của nền kinh tế như phân hóa giữ nước giàu với nước nghèo về thu nhập, tuổi thọ,…

Phân biệt tri thức khoa học với tri thức thông thường

Ngay từ khi xuất hiện, để tồn tại con người phải lao động. Cùng với lao động con người nhận thức thế giới xung quanh.

Nhận thức trước hết để thích ứng, tồn tại cùng với môi trường, sau đó để vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Quá trình nhận thức của con người được thực hiện với nhiều trình độ, bằng các phương thức khác nhau và tạo ra hai hệ thống trí thức về thế giới:

– Tri thức thông thường

Trong cuộc sống đời thường, con người tiếp xúc với thiên nhiên, với xã hội,  phải giải quyết những công việc thực tế hàng ngày.

Bằng các tri giác quan, con người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới xã hội xung quanh, từ đó mà có kinh nghiệm sống, những hiểu biết mọi mặt. Đó chính là tri thức thông thường.

Tri thức thông thường được tạo ra từ phép quy nạp đơn giản, không có mô hình lý thuyết.

Do vậy, nó chưa chỉ ra được bản chất bên trong, chưa phát triển được các quy luật của những sự vật, hiện tượng, hiện tượng và chưa thành một hệ thống vững chắc.

– Tri thức khoa học

Sự phát triển của lao động sản xuất và hoạt động xã hội là nguyên nhân khiến con người phải đi sâu nghiên cứu đầy đủ hơn về thế giới và tìm hiểu khả năng nhận thức của chính mình.

Tri thức khoa học là hệ thống trí thức khái quát về các sự vật, hiện tượng của thế giới và các quy luật vận động của chúng.

Đây là hệ thống tri thức được xác lập trên căn cứ xác đáng, có thể kiểm tra được và có tính ứng dụng.

Tri thức khoa học và tri thức thông thường tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tri thức khoa học có thể xuất phát từ tri thức thông thường, theo gợi ý của những hiểu biết thông thường để tiến hành những nghiên cứu một cách sâu sắc.

Tuy nhiên tri thức khoa học không phải là tri thức thông thường được hệ thống hóa lại hay những tri thức thông thường được hoàn thiện. Tri thức khoa học là kết quả của hoạt động nghiên của khoa học đặc biệt.

Mong rằng qua nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin hữu ích để quý độc giả sẽ có thêm những kiến thức mới về tri thức khoa học.

Video liên quan

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.

Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học [discipline] như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…

Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH nầy như sau:

* Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.

* Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.

* Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.

* Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.

* Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

* Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.

Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.

* Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.

* Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.

Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.

Đề tài: “Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.

Mục tiêu của đề tài:

1. Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.

2. Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.

Chủ Đề