Đánh giá về chương trình hoạt động của khoa năm 2024

Nghiên cứu của nhóm tác giả Anh Ngoc Nguyen và cộng sự tìm hiểu thực trạng việc tích hợp các yếu tố của Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) trong các chương trình đào tạo giáo viên hiện nay, dựa trên các khía cạnh nội dung giảng dạy, đầu ra học tập và cách tiếp cận sư phạm, thông qua việc phân tích 429 chương trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Việt Nam).

Bài liên quan
  • Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng (Phần 1)
  • Những thách thức đối với giáo dục STEM trong bối cảnh trung học tại Việt Nam
  • Thực trạng triển khai Chương trình dạy học ngoại ngữ Anh đổi mới ở Việt Nam: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên

Để đạt được sự phát triển bền vững hiệu quả đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong cách mỗi chúng ta suy nghĩ và hành động. Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) nhằm mục đích thúc đẩy kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ cần thiết để mỗi người vượt qua những thách thức bền vững và tạo ra những thay đổi lớn lao. Tương ứng với mục tiêu trên, các cơ sở đào tạo giáo viên cũng cần định hướng lại về chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo và thiết kế lại các chương trình này theo hướng tích hợp và thực hiện các nguyên tắc của Giáo dục vì sự phát triển bền vững, nhằm phát triển năng lực cho giáo viên phổ thông để có thể thực hiện được các yêu cầu của Giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Đánh giá về chương trình hoạt động của khoa năm 2024

Một số nghiên cứu gần đây đã bắt đầu quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững trong giáo dục. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều thông tin về mức độ tích hợp các yếu tố của Giáo dục vì sự phát triển bền vững (theo cách tiếp cận toàn diện) trong các chương trình đào tạo giáo viên hiện nay, và đây cũng là nhận định của UNESCO trong thập niên vừa qua. Do đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả coi việc tích hợp Giáo dục vì sự phát triển bền vững như một cách tích hợp toàn diện dựa trên ba khía cạnh: (1) nội dung học tập, (2) năng lực bền vững của sinh viên theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, và (3) cách tiếp cận sư phạm toàn diện nhằm thúc đẩy việc học tập lấy người học làm trung tâm, theo định hướng hành động và chuyển đổi.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích kết hợp định lượng và định tính. Phân tích định tính bao gồm cả phương pháp tiếp cận diễn dịch và quy nạp với sự hỗ trợ của phần mềm MAXQDA. Kết quả phân tích định tính sẽ được chuyển đổi sang Excel cho mục đích thống kê.

Trong trường hợp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một số yếu tố của Giáo dục vì sự phát triển bền vững đã xuất hiện trong chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, sự vắng mặt của năng lực tư duy hệ thống trong định hướng đầu ra học tập, một số lượng tương đối lớn các đề cương môn học không tích hợp bất kỳ nội dung nào về phát triển bền vững (76%) trong nội dung giảng dạy hoặc năng lực bền vững (28,9%) trong năng lực đầu ra, và những hạn chế của các phương pháp sư phạm trong việc khuyến khích học tập theo định hướng hành động và chuyển đổi phản ánh sự thiếu vắng một cách tiếp cận có hệ thống trong việc xây dựng chương trình theo các nguyên tắc của Giáo dục vì sự phát triển bền vững. Do đó, chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của các thay đổi cả về mặt quan điểm xây dựng chương trình và cả góc độ cá nhân (giảng viên) để tích hợp và thực hiện Giáo dục vì sự phát triển bền vững. Điều này sẽ giúp yêu tố phát triển bền vững và Giáo dục vì sự phát triển bền vững xuất hiện rõ ràng trong các chương trình đào tạo giáo viên của trường và đẩy mạnh sự đóng góp của lĩnh vực đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển bền vững.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Nguyen, A. N., Nguyen, T. P., Kieu, K. T., Nguyen, Y. T. H., Dang, D. T., Singer, J., Schruefer, G., Tran, T. B., & Lambrechts, W. (2022). Assessing teacher training programs for the prevalence of sustainability in learning outcomes, learning content and didactic approaches.

Hiện nay, việc đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn đánh giá trong nước và quốc tế là vấn đề rất cần thiết ở các trường đại học. Trong bối cảnh chung đó, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK) đã và đang tích cực triển khai các hoạt động tự đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và các bên liên quan.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính (Computer Science and Engineering, gọi tắt là CSE) của VNUK được định kỳ rà soát, hiệu chỉnh nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành và phù hợp với nhu cầu xã hội. Mục tiêu chung của chương trình là đào tạo các kỹ sư Khoa học và Kỹ thuật máy tính xuất sắc cho thị trường lao động trong và ngoài nước, trang bị cho các kỹ sư tốt nghiệp từ chương trình này năng lực về chuyên môn hoàn thiện, khả năng theo học các bậc học cao hơn và khả năng học tập trọn đời.

Đánh giá về chương trình hoạt động của khoa năm 2024

Sinh viên có cơ hội chuyển tiếp học tập ra nước ngoài cao, đặc biệt các trường đại học đối tác ở Anh Quốc và Úc.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như: Phân tích, thiết kế, phát triển các dự án; lập kế hoạch, hoạch định chính sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư Khoa học và kỹ thuật máy tính: Sinh viên có thể học tập nâng cao trình độ lên các chương trình Thạc sỹ và Tiến sỹ trong nước và ngoài nước, đặc biệt các trường đại học đối tác ở Anh Quốc và Úc.

Tại buổi rà soát chương trình đào tạo ngày 12/8/2022, dưới sự chủ trì của PGS.TS. Đinh Thành Việt – Trưởng ban Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục (ĐBCLGD), Đại học Đà Nẵng – cùng đại diện lãnh đạo Viện, các giảng viên của ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính, và các bộ phận liên quan, tổ rà soát hồ sơ minh chứng đã nắm được kỹ thuật mã hóa, lựa chọn minh chứng đánh giá phù hợp với yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đồng thời cập nhật cơ sở dữ liệu đến ngày 12/8/2022. Tổ cũng đã lập danh mục minh chứng cấp viện để thuận tiện cho các ngành tra cứu dữ liệu dùng chung, phục vụ cho công tác bảo đảm chất lượng cấp chương trình.

Đánh giá về chương trình hoạt động của khoa năm 2024

PGS.TS. Đinh Thành Việt – Trưởng ban Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Đà Nẵng nêu những mục tiêu cần đạt của việc rà soát CTĐT

Bên cạnh đó, Ban cũng đã hướng dẫn VNUK báo cáo, đọc và đối sánh báo cáo tự đánh giá của chương trình đào tạo với yêu cầu của mốc chuẩn được quy định tại Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng.

Đánh giá về chương trình hoạt động của khoa năm 2024

Chuyên viên Ban hướng dẫn thành viên các nhóm chuyên trách rà soát báo cáo tự đánh giá của chương trình đào tạo

Nhóm chuyên trách ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính đã báo cáo về kết quả thực hiện công tác chuẩn bị đánh giá của chương trình và chỉ ra một số tồn tại mà hai nhóm còn vướng mắc như một số minh chứng về hoạt động của các phòng máy tính computer lab cần bổ sung hoàn thiện thêm.

Đánh giá về chương trình hoạt động của khoa năm 2024

Các nhóm chuyên trách ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính tham gia thực hiện rà soát và cải tiến chất lượng

Kiểm định chất lượng giáo dục cũng như việc rà soát lại toàn bộ quá trình đào tạo của mình một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người học, góp phần khẳng định uy tín, vị thế của VNUK với toàn xã hội là một việc rất quan trọng và cần thiết.

Kết luận tại phiên họp, PGS.TS. Đinh Thành Việt đề nghị các đơn vị chức năng trong Viện cần tiếp tục phối hợp, tham gia tích cực hơn nữa vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài chất lượng các chương trình đào tạo sắp tới; Hội đồng cần rà soát lại một số nội dung, minh chứng của các nhóm chuyên trách để hoàn thiện báo cáo. Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục tiếp tục phát huy vai trò thường trực, hỗ trợ hoạt động đánh giá chất lượng của các chương trình đào tạo, hỗ trợ VNUK tổng hợp, phân tích và bổ sung các hoạt động, điều kiện ĐBCLGD và minh chứng cần thiết để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cũng như đảm bảo kiểm định chất lượng CTĐT thành công trong thời gian đến.