Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là gì

Miễn dịch qua trung gian tế bào là một loại miễn dịch thích ứng- tạo ra kháng thể đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên. Trong quá trình miễn dịch thích ứng, kháng nguyên được nhận biết đầu tiên thông qua các thụ thể của tế bào lympho, và các bản sao tế bào miễn dịch được tạo ra để tấn công kháng nguyên cụ thể đó. 

Miễn dịch qua trung gian tế bào là phản ứng miễn dịch không liên quan đến kháng thể. Đúng hơn, miễn dịch qua trung gian tế bào là sự kích hoạt các tế bào thực bào, tế bào lympho T gây độc tế bào đặc hiệu với kháng nguyên, và giải phóng các cytokine khác nhau để đáp ứng với một kháng nguyên .

Đây là miễn dịch qua trung gian tế bào T đặc hiệu với kháng nguyên, được tạo ra trong tủy xương và được trưởng thành trong tuyến ức. Sau khi chúng xâm nhập vào máu, tế bào T xuất hiện có thể được tìm thấy trong máu cũng như trong mô bạch huyết. 

►►► XEM THÊM: Miễn dịch tế bào là gì? Tầm quan trọng của miễn dịch tế bào


Phân biệt của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào 

Một khi tế bào T gặp kháng nguyên, chúng sẽ sinh sôi nảy nở và biệt hóa thành tế bào “tác động vũ trang”. Các tế bào T gây độc tế bào tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh và kích thích tế bào B trong huyết tương sản xuất kháng thể. 

IgG và IgM là hai loại kháng thể chính do tế bào trợ giúp T tạo ra để đáp ứng với tế bào B trong huyết tương. Tính năng đặc trưng chính của miễn dịch qua trung gian tế bào là nó tiêu diệt các mầm bệnh nội bào.

2. Cơ chế hoạt động của miễn dịch trung gian tế bào

Miễn dịch qua trung gian tế bào chủ yếu hướng vào các vi khuẩn sống sót trong tế bào thực bào và vi khuẩn lây nhiễm sang các tế bào không thực bào. Nó có hiệu quả nhất trong việc loại bỏ các tế bào bị nhiễm virus; tham gia bảo vệ chống sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh như ung thư , vi khuẩn nội bào. 

►►► XEM THÊM: Cơ chế hoạt động của tế bào T hỗ trợ trong hệ miễn dịch


Cơ chế tác động của miễn dịch

Miễn dịch trung gian  tế bào bảo vệ cơ thể thông qua:

  • T-cell qua trung gian miễn dịch hay tế bào T miễn dịch: kích hoạt đặc hiệu kháng nguyên tế bào T gây độc tế bào mà có thể gây ra apoptosis trong các tế bào cơ thể hiển thị các epitope của kháng nguyên trên bề mặt ngoài của họ, chẳng hạn như virus -infected tế bào, các tế bào với vi khuẩn nội bào , và ung thư tế bào hiển thị kháng nguyên khối u ;

  • Hoạt động của đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên: cho phép tiêu diệt mầm bệnh thông qua nhận dạng và tiết ra các hạt gây độc tế bào [đối với tế bào giết tự nhiên] và thực bào [đối với đại thực bào]

  • Kích thích các tế bào tiết ra nhiều loại cytokine ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào khác liên quan đến phản ứng miễn dịch thích ứng và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh.

3. Vai trò của miễn dịch trung gian tế bào với cơ thể

Miễn dịch trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng trọng việc ngăn cản sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại từ môi trường, ngoài ra còn:

  • Kiểm soát sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư: do khả năng điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch tự thân từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển các tế bào ung thư.

  • Miễn dịch qua trung gian tế bào cũng đóng một vai trò quan trọng trong thải ghép.


Vai trò của miễn dịch trung gian tế bào trong điều trị bệnh

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư truyền thống bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,.. người bệnh phải chịu đựng những đau đớn trong suốt quá trình điều trị. Điều trị bằng các phương pháp này cũng mang lại nhiều tác dụng phụ đi kèm như rụng tóc, mất ngủ, thiếu máu, giảm khả năng miễn dịch …. ảnh hưởng đến cả tình thần và sức khỏe của người bệnh. 

Hiện nay, các liệu pháp tăng cường miễn dịch bằng tế bào gốc đã thay thế dần các phương pháp điều trị ung thư truyền thống bởi hiệu quả điều trị cao, không gây tác dụng phụ và an toàn tuyệt đối. Liệu pháp này rút ngắn thời gian phục hồi và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau điều trị. 

Bệnh viện Quốc tế Mescells được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động, áp dụng công nghệ tế bào gốc giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất tân tiến, hiện đại đi kèm dịch vụ chất lượng “Tận tâm & Tinh tế", Mescells cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm toàn diện nhờ kết hợp phác đồ điều trị riêng biệt nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả tuyệt đối. 

Liên hệ với Mescells để được tư vấn và tìm hiểu thêm về phương pháp tăng cường miễn dịch qua trung gian tế bào.

►►► XEM THÊM: Phương pháp tăng cường hệ thống miễn dịch ứng dụng công nghệ tế bào

-------------

Mescells - Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ Tế Bào chuẩn Nhật Bản đầu tiên ở Việt Nam

Tận tâm - Tinh tế - Chuẩn Nhật Bản!

Hotline: 024 3563 1888 - 0936 588 688 - 19000326

Email: 

Fanpage: Viện Nghiên Cứu Tế Bào Gốc Mescells

Trò chuyện cùng Mescells: m.me/mescellsvn

Fanpage: Viện Nghiên Cứu Tế Bào Gốc Mescells và Bệnh Viện Quốc Tế Mescells

Trò chuyện cùng Mescells: m.me/101812145486272

1. NGUỒN GỐC TẾ BÀO LYMPHO T

Gọi là tế bào T vì trong quá trình biệt hoá để trưởng thành nó hoàn toàn phụ thuộc tuyến ức [Thymus]

Bất đầu từ  tế bào gốc, quá trình biệt hoá đã phân ra dòng lympho và từ đó tách ra 2 dòng nhỏ là Lympho  T và lympho B. Đối với lympho T khi qua tuyến ức bị giữ lại phần lớn ở vùng vỏ tuyến ức [90-95%]. Tại đây nhờ các hormon của tuyến ức chúng được biệt hoá trưởng thành rồi đi vào vùng tuỷ ức để tiếp tục chín.

2. QUÁ TRÌNH BIỆT HOÁ

Trong thời gian biệt hoá tại tuyến ức tế bào lympho T có khả năng nhận biết kháng nguyên và phân biệt kháng nguyên của mình [cái tôi] với cái lạ [không phải của tôi] thông qua sự chọn lọc để loại trừ, chính vì vậy một số lympho T sẽ bị chết nếu trong quá trình “huấn luyện” ở tuyến ức không đảm bảo chức năng trên.

Sự xuất hiện các protein khác nhau trên bề mặt tế bào T được coi là sự xuất hiện các: “Dấu ấn” bề mặt của tế bào và dựa vào “Dấu ấn” này ta có thể xác định giai đoạn chín của lympho T.

“Dấu ấn” được gọi là CD kèm theo số thứ tự phát hiện ra nó [cluster ofdyferen-ciation]. CD cũng chính là kháng nguyên của tế bào mang nó và giúp ta phân biệt các nhóm T khác nhau như CD4, CD8, CD2, v.v. Kết quả quá trình biệt hoá tại tuyến ức chỉ còn tồn tại 2 dòng nhỏ là CD4 có khả năng nhận biết các phân tử MHC lớp II và CD8 có khả năng nhận biết phân tử MHC lớp I..

 

Hình 23: Quá trình biệt hoá của tế bào lympho T

3. CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO LYMPHO T

3.1. Nhận biết kháng nguyên của lympho T

– Đối với kháng nguyên ngoại sinh.

Tế bào đặc trách việc nhận biết kháng nguyên do MHC lớp II trình diện là lympho T có CD4 gọi theo chức năng đó là Th [Helper]. Phân tử CD4 gắn đặc hiệu với phân tử  MHC lớp II do đó Th có điều kiện tiếp cận với kháng nguyên do MHC lớp II trình diện trên bề mặt tế bào đại thực bào. Tế bào Th chỉ có duy nhất một vị trí trực tiếp nhận biết kháng nguyên đó là thụ thể của tế bào T ký hiệu là TCR [ T Cell Receptor]. Như vậy có thể nói rằng về cấu trúc thụ thể này phải tương tự như kháng thể thì mới có thể nhận biết đươc kháng nguyên .

– Đối với kháng nguyên nội sinh: được các phân tử MHC lớp I  của tế bào chủ đưa kháng nguyên ra bề mặt tế bào chủ [tế bào K] tế bào đặc trách nhận biết kháng nguyên loại này là lympho TcCD8 hoặc gọi theo chức năng là T gây độc ký hiệu Tc [Cytotoxicily] gọi là T gây độc vì sau khi nhận ra kháng nguyên nó diệt luôn tế bào chủ bằng độc tố tiết ra. Tc nhận biết kháng nguyên trực tiếp qua thụ thể TCR cũng như Th.

 

Hình 24: Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho lympho T

– Các phân tử bám dính : Giúp cho sự liên kết giữa tế bào trình diện kháng nguyên với tế bào nhận biết kháng nguyên chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Ngoài những cặp kết dính như :

+  MHC[II] – CD4.

+  MHC[I] – CD8.

+ TCR với kháng nguyên.

Ngoài ra còn rất nhiều phân tử kết dính đã được tìm ra như: kết dính liên tế bào

[CAM-1] hoặc kháng nguyên chức năng của lympho bào [LFA-3].

–  Các cytokin: Chính là các hoạt chất do tế bào tiết ra nhằm tác động lên các tế bào lân cận. Có thể có các cytokin với các tên gọi khác nhau ví dụ leukin nếu do bạch cầu tiết ra, lymphokin do bạch cầu lympho tiết ra, monokin do bạch cầu mono tiết ra,  Interleukin nếu do 1 bạch cầu tiết ra tác dụng lên một bạch cầu khác viết tắt [IL]… có thể nói cytokin có vai trò rất quan trọng trong quá trình Th và Tc nhận biết kháng nguyên, nó được coi như tín hiệu cần và đủ để các tế bào được hoạt hoá.

Ví dụ: ThCD4 nhận biết kháng nguyên qua TCR để tiếp nhận Peptit kháng nguyên lạ trên MHC lớp II của đại thực bào trình diện được coi là tín hiệu thứ nhất. Còn hiện tượng đại thực bào tiết ra inteleukin-1 tác động lên Th là tín thứ 2 cần và đủ để Th trở nên hoạt hoá.

3.2. Chức năng điều hoà miễn dịch

Do tế bào Th đảm nhận và chi phối toàn bộ hoạt động của các tế bào miễn dịch. Th có thể tiết ra Interleukin thích hợp: IL-2, IL- 4, IL- 6  giúp các tế bào hiệu ứng hoạt động đủ mức, sinh sản đủ mức để loại trừ kháng nguyên.

3.3. Chức năng kiểm soát miễn dịch

Chức năng này do Ts là phân nhóm của TCD8 đảm nhận. Ts có dấu ấn bề mặt như Tc. Ts còn gọi là T ức chế, có chức năng kìm hãm các phản ứng loại trừ kháng nguyên khi phản ứng quá mạnh. Đối với những dòng tế bào Th tự phản ứng với những kháng nguyên của bản thân thì Ts còn có tác dụng kìm hãm suốt đời những quần thể tế bào đó. Nhờ đó mà cơ thể không mắc bệnh tự miễn.

3.4. Chức năng loại trừ kháng nguyên

Do tế bào Tc đảm nhận còn được gọi là T gây độc. Đối tượng chủ yếu để Tc chống lại chính là tế bào bản thân có mang kháng nguyên nội sinh [tế bào K, tế bào nhiễm virus] sau khi Tc nhận biết kháng nguyên trên MHC lớpI qua thụ thể TCR được Interleukin-2 tác động thì Tc trở nên hoạt hoá và  tiết ra các độc tố gây độc tế bào đã trình diện kháng nguyên,  đó chính là yếu tố hoại tử u [TNF-Tumor-necrosis-factor] .

– Gây quá mẫn muộn: do TDTH đảm nhận [TDTH có dấu ấn CD4] cũng nhận biết kháng nguyên ngoại sinh do MHC lớp II giới thiệu. Dưới tác dụng của Interleukin-2, TDTH được hoạt hoá  sẽ sản xuất ra các lymphokin có tác dụng thu hút đại thực bào tới và chính đại thực bào loại trừ trực tiếp kháng nguyên. Các lympho kin chủ yếu là:

Hình 25: Vai trò của Th trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể

+ MIF [Macrophage-Inhibition-Factor] yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào, để đại thực bào tập trung nhiều ở ổ viêm.

+ MAF [Macrophage-Activation- Factor] yếu tố hoạt hoá đại thực bào làm tăng cường khả năng nuốt, tiêu kháng nguyên của đại thực bào.

+ Khả năng tiêu diệt tế bào mang kháng nguyên do tế bào K, NK đảm nhận.

2. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO

2.1. Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho tế bào lymphoT

Đại thực bào sau khi ăn và sử lý kháng nguyên sau đó trình diện nhóm quyết định kháng nguyên qua phân tử MHC [biểu lộ lên trên bề mặt tế bào] để lymphoT nhận diện, quá trình trên đòi hỏi tế bào lymphoT và đại thực bào cùng nhóm MHC [kháng nguyên hoà hợp mô].

2.2 Hoạt hoá tế bào lymphoT

– Mẫn cảm lymphoT lần 1 [viêm không đặc hiệu] khi đưa kháng nguyên vào cơ thể tại chỗ tiêm hình thành vùng viêm tấy do có thâm nhiễm tế bào mono và lympho. Những tế bào này đến hạch và tăng sinh ở đó. Trên bề mặt tế bào lympho xuất hiện những Receptor đặc hiệu với nhóm quyết định của kháng nguyên để nhận diện kháng nguyên lạ và tiêu diệt.

– Mẫn cảm lần sau [viêm đặc hiệu]

Nếu kháng nguyên đặc hiệu vào lần sau,  sau 10 giờ [tối đa 48-72 giờ] ổ viêm điển hình xuất hiện với đặc điểm: cứng, đỏ có thể có hoại tử, lở loét. Về tổ chức học có thâm nhiễm bạch cầu mono, tế bào của mô biểu bì, lymphoT.

– Kết quả đáp ứng miễn dịch tế bào.

+  Gây hoạt hoá các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.

+ Tăng sinh quần thể tế bào T.

+ Tập trung nhiều tế bào đến nơi có kháng nguyên gây viêm đặc hiệu,  gây quá mẫn chậm.

+ Tạo ra các tế bào T để đáp ứng miễn dịch thứ phát.

+ Phát triển các tế bào lymphoT để tiêu diệt các tế bào đích

+ Tạo ra những Cytokin: MIF ; MAF; NIF; IFN; Interleukin1, 2, 3, 4, 5, 6.

 

Hình 26: Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho Th [ hình trái trên]

và tế bào mang kháng nguyên nội sinh trình diện kháng nguyên cho Tc [ hình phải dưới]

Th.s B.s Lâm Văn Tiên

Giảng viên chính ĐH Y Dược Thái Nguyên

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/08\/Hnh_23%20-%20yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/08\/Hnh_23%20-%20yhocbandia.jpg","subHtml":"Qu\u00e1 tr\u00ecnh bi\u1ec7t ho\u00e1 c\u1ee7a t\u1ebf b\u00e0o lympho T"},{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/08\/Hnh_24%20-%20yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/08\/Hnh_24%20-%20yhocbandia.jpg","subHtml":"\u0110\u1ea1i th\u1ef1c b\u00e0o tr\u00ecnh di\u1ec7n kh\u00e1ng nguy\u00ean cho lympho T"},{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/08\/Hnh_25%20-%20yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/08\/Hnh_25%20-%20yhocbandia.jpg","subHtml":"Vai tr\u00f2 c\u1ee7a Th trong \u0111\u00e1p \u1ee9ng mi\u1ec5n d\u1ecbch c\u1ee7a c\u01a1 th\u1ec3"},{"src":"\/\/yhocbandia.vn\/wp-content\/uploads\/2010\/08\/Hnh_26.jpg","thumb":"\/\/yhocbandia.vn\/wp-content\/uploads\/2010\/08\/Hnh_26.jpg","subHtml":"Mi\u1ec5n dich h\u1ecdc"}]

Video liên quan

Chủ Đề