Đạp xe 1 vòng Hồ Tây bao nhiêu lâu

hồ tây, 1 vòng hồ tây bao nhiêu km, một vòng hồ tây bao nhiêu km, vòng hồ tây bao nhiêu km, 1 vòng hồ tây dài bao nhiêu km, bảo vệ môi trường hồ Tây bằng cách tuân thủ ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường

Một góc cảnh đẹp Hồ Tây

Đối với bất kỳ một đô thị nào, diện tích cây xanh, mặt hồ luôn là nhân tố quan trọng trong việc điều hòa vi khí hậu, tạo môi trường sống lành mạnh. Chẳng phải tự nhiên mà trong việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các khu đô thị, hồ điều hòa luôn là tiêu chí quan trọng.

Đối với thành phố Hà Nội, hồ Tây cũng có vai trò như vậy. Chúng ta chạy hoặc đạp xe một vòng hồ Tây vào buổi sáng sẽ thấy bầu không khí trong lành và khỏe khoắn. Ấy vậy mà nhiều người sống ở thủ đô nhiều năm, uống cafe ven hồ Tây, ăn kem bờ hồ, chạy thể dục quanh hồ nhưng thực sự chưa biết 1 vòng hồ tây dài bao nhiêu km. Vậy các bạn hãy cùng Thủ Đô Xanh giải đáp vấn đề này nhé.

Muốn biết 1 vòng hồ tây dài bao nhiêu km, trước hết hãy tìm hiểu lịch sử hồ Tây

Trong một số tư liệu đã chỉ ra  hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Trước đây hồ có nhiều tên gọi khác như  Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Đoài Hồ, Dâm Đàm. Hồ được ghi nhận là đã có từ thời các vua Hùng, trải qua nhiều triều đại, nhiều biến cố lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau, phạm vi diện tích hồ đã bị thu hẹp đi nhiều, nước hồ cũng không còn trong xanh như xưa.
Song song với quá trình đô thị hóa, hồ bị bao quanh bởi các khu dân cư dày đặc: Bưởi, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân,Thụy Khuê, Quảng An, Xuân La và Phú Thượng. Nước thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý triệt để và một lượng lớn xả ra hồ Tây làm chất lượng nước kém đi trầm trọng, dẫn đến sự kiện cá chết hàng loạt năm 2016 [chừng 200 tấn].

Cá chết tại hồ Tây năm 2016

Vậy 1 vòng hồ Tây bao nhiêu km?

Sau nhiều lần bị thu hẹp, diện tích hồ Tây hiện tại khoảng 5,2km2 [hơn 500ha]. Chiều dài vòng hồ là 14,8km. Vậy nên nếu bạn đã chạy được một vòng hồ thì đó là một thành tích hết sức đáng nể đấy nhé.

Làm sao để làm giữ môi trường hồ Tây xanh - sạch - đẹp

Hiện đã có nhiều dự án thí điểm để làm sạch hồ Tây. Hiện đã có Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây với công suất 15.000 m3/ngày đêm được đưa vào hoạt động, nhưng công suất trên vẫn là chưa đủ. Ở tầm vĩ mô thì đó là trách nhiệm của UBND thành phố Hà Nội. Điều có thể làm đối với mỗi công dân Thủ Đô đó là cố gắng để không xả rác ra hồ, nâng cao tinh thần tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường trong cộng đồng.

Về khía cạnh quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cần thắt chặt vấn đề thanh tra, kiểm tra để phát hiện các đơn vị kinh doanh, dịch vụ [nhà hàng, khách sạn, garage ô tô...] mà có xả thải ở gần khu vực hồ Tây đã đủ các điều kiện pháp lý và kỹ thuật về môi trường chưa. Với các cơ sở đang hoạt động, cần có giấy pháp xả nước thải, quan trắc môi trường định kỳ để kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra. Nếu chưa đảm bảo, cần xây dựng, lặp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn. Với các cơ sở sắp đi vào hoạt động, cần được phê duyệt đánh giá tác động môi trường [ĐTM] hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường [tùy theo loại hình và quy mô] để có cơ chế pháp lý thực hiện giám sát. Trong đó đặc biệt cần lưu ý kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ sở quy mô vừa, vì đây là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhưng lại thường bị các cơ quan quản lý về môi trường bỏ sót.

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?Xem tại đây

Trên đây là lời giải đáp của Thủ Đô Xanh về câu hỏi 1 vòng hồ tây bao nhiêu km. Đọc xong bài này, các bạn hãy cùng Thủ Đô Xanh nêu cao tinh thần giữ gìn vệ sinh môi trường cho hồ Tây nói riêng và các hồ ở Hà Nội nói chung để giữ lấy lá phổi xanh cho thủ đô nhé.

Sau những căng thẳng mệt mỏi, người Hà Nội dạo quanh Hồ Tây. Những tiếng nước, tiếng gió, không gian xanh mát hòa cùng tiếng mõ, tiếng tụng kinh đâu đó vang vọng, lan tỏa trong không gian, làm êm dịu lòng người. Tuy đẹp là thế, bình yên là thế, nhưng đã mấy ai đã đi hết một vòng Hồ Tây? Vậy chúng ta sẽ cũng tìm hiểu thử xem một vòng Hồ Tây bao nhiêu km? Thử thách chạy 1 vòng Hồ Tây? Tại sao không?

Đừng bỏ lỡ: Đêm nhạc “Vang tình yêu” Acoustic Live chỉ có tại Meat Plus Hồ Tây thứ 4,6 hàng tuần

Nội Dung

Lịch sử Hồ Tây

Sách Tây Hồ Chí ghi rằng: Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, lúc bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng. Thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây. Gồm nhiều loại thực vật như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm…

Cùng với một số loại thú quý hiếm sinh tồn. Dưới thời này xung quanh hồ có rất ít người sinh sống, và họ thường sống chủ yếu bằng nghề săn bắt. Như: thú rừng, các loại tôm, cua, cá và trồng trọt. Dưới thời Lý, Trần, đây là một thắng cảnh được khai thác. Nhân dân thời đó đã biến nơi đây thành nơi khai hoang, lập ấp, nuôi tằm và dệt lụa. Các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí.

Qua nhiều năm lịch sử, hồ có nhiều tên gọi khác nhau. Như: bến Lâm Ấp, bến Nước, đầm Xác Cáo, hồ Lãng Bạc, hồ Kim Ngưu, hồ Dâm Đàm, Đoài Hồ. Mỗi một tên gọi đều liên quan đến những câu chuyện, truyền thuyết, huyền thoại. Về khoa học, địa lý, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, hình thành chủ yếu là do tác dụng xâm thực của sông hồng.

Hồ Tây được coi là lá phổi xanh của Thủ đô

Từ một chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua công khai khẩn, xây dựng của biết bao nhiêu thế hệ, các triều đại lịch sử. Hồ Tây bây giờ đã trở thành một thắng cảnh văn hóa – du lịch nổi tiếng của Thủ Đô.

Hồ Tây trọn vẹn tour du lịch 1 ngày

Chung quanh hồ còn nhiều làng cổ truyền thống, mang đậm sắc thái văn hóa dân gian. Làng Nghi Tàm, quê hương Bà Huyện Thanh Quan, có chùa Kim Liên với kiến trúc độc đáo. Làng Nhật Tân vẫn gồng mình lên giữ đất – giữ nghề trồng hoa đào nổi tiếng. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng oai hùng.

Xem chi tiết: Review Giá tiền, Menu thịt nướng, Không gian Meat Plus Hồ Tây

Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền, có đền Đồng Cổ là nơi bá quan văn võ hội thề từ thời Lý. Làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng mà ai nghe đến cũng tủm tỉm cười… Và đặc biệt là đền Quán Thánh ở góc đường Thanh Niên nổi tiếng trong và ngoài nước.

Hồ Tây là địa điểm yêu thích của nhiều người khi ghé thăm Hà Nội

Hồ Tây được xem là góc lãng mạng nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu. Là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn, nghệ sỹ…Với nhiều bài viết, bài hát về Hồ Tây làm nao nao lòng người. Hồ Tây không những đẹp bởi mặt nước xanh mệnh mông. Mà còn bởi sắc rực rỡ của bằng lăng tím, cánh hoa phượng đỏ mỗi khi hè về. Của những rặng liễu rũ những chiều đông, cái lung linh của ban mai tinh khiết, của cái nắng hoàng hôn lãng mạng.

1 Vòng Hồ Tây bao nhiêu km?

Vẻ đẹp của Hồ Tây trong trẻo, dịu dàng ấy đã trở thành điểm hẹn của biết bao nhiêu người. Mỗi bài tập dưỡng sinh buổi sáng của ông bà, mỗi bước chạy bộ của những cô cậu thanh niên. Những vòng đạp xe của lũ trẻ con, hay điểm hẹn hò của bao cặp tình nhân.

1 Vòng Hồ Tây khoảng gần 17km

Có người tìm đến một góc nhỏ nào đó để hóng gió, để nhâm nhi tách trà, xả stress sau một ngày đầy mệt mỏi, tận hưởng cái không gian xanh mát, mượt mà, thoáng đãng. Có người chỉ thích dạo quanh hồ để thõa mái hít hà những luồng khí trong trẻo. Nhưng để đi hết được một vòng Hồ Tây là một điều chẳng dễ dàng gì.

Vì một vòng ngoài của Tây Hồ có chiều dài khoảng 14 km. Riêng con đừng ven hồ có chiều dài lên đến 18km [đó cũng là chu vi của Hồ Tây]. Nên rất ít người đi bộ được hết một vòng hồ, chỉ có những bạn trẻ hay tập thể dục bằng xe đạp. Các khách du lịch phương xa thích ngắm cảnh và chinh phục cung đường này.

Thử thách chạy 1 vòng Hồ Tây?

Thật là không thể nào kể hết những địa danh nổi tiếng quanh Hồ Tây. Chỉ biết ở đây vẫn ươm đầy những chứng tích lịch sử và phong tục văn hóa. Mỗi địa danh đều mang trong mình những huyền tích cổ xưa nhưng vẫn hiển hiện qua tên làng, tên đất. Đến đây, đi chậm rãi trong hương cây, hương gió, ta thấy lòng thư thái giữa cái ồn ào của phố xá thời mở cửa.

Chạy bộ quanh Hồ Tây là điều mà nhiều người yêu thích

Hồ Tây với Thủ đô Hà Nội không chỉ là một cái hồ lớn mà còn là một “bảo tàng văn hóa” ngoài trời. Hơn nữa, nó còn là “lá phổi” của thành phố. Thủng thẳng đi hết một vòng Hồ Tây dài gần 18 km, càng khẳng định đây là báu vật của Thủ đô. Vui mừng là quanh hồ đã có đường to, đường đẹp. Và người ở Hà Nội dẫu vui hay buồn đều lên Hồ Tây để hòa vào trời nước mênh mông.

Khi trong lòng không yên hay đầu óc căng thẳng, những người hiểu biết ở Hà Nội thường ra Hồ Tây. Nước, gió, mây trời, hương thơm, tiếng cá quẫy, tiếng mõ, tiếng tụng kinh đâu đó vọng ra, lan tỏa trong không gian, làm dịu êm lòng người. Nếu không vội, “làm” một vòng Hồ Tây, sẽ thấy nhiều điều hay và bao điều còn trăn trở… Hãy thử dạo hết 1 vòng Hồ Tây? Tại sao không?

“Nạp lại năng lượng”  tại nhà hàng thịt nướng Meat PLus Hồ Tây

Sau một ngày dài chạy lượn lờ quanh Hồ Tây. Vivu sẽ gợi ý cho bạn một địa điểm ăn uống nổi tiếng nhất khu Hồ Tây giúp bạn tái tạo lại năng lượng cho bản thân.

Nhà hàng thịt nướng Meat Plus Hồ Tây luôn được các thực khách ưu ái lựa chọn cho những ngày như thế. Nổi tiếng với danh xưng “vua thit nướng” khắp Tây Hồ. Tọa lạc tại 73 Trích Sài, Meat Plus Hồ Tây không chỉ gây ấn tượng với khách hàng bởi 6 loại thịt hảo hạng nhất mà còn là view Hồ Tây cực đẹp và chill. Vừa thưởng thức món thịt nướng nóng hổi vừa ngắm view hồ triệu đô thì còn gì tuyệt vời hơn.

Dịch vụ tại đây được đánh giá cao bởi thái độ nhiệt tình của nhân viên tới sự chu đáo của đầu bếp và quản lý nhà hàng. Nếu là những tín đồ của thịt nướng thì chắc chắn menu của nhà hàng sẽ không làm bạn thất vọng. Bởi món thịt nướng nơi này hảo hạng đúng chuẩn vị Hàn.

Chưa kể từng món ăn đều mang hương vị riêng chỉ có tại Meat Plus Hồ Tây. Thịt nướng không qua tẩm ướp, giữ được độ tươi ngon trong từng thớ thịt. Bên cạnh đó còn là rất nhiều các món ăn kèm như mì lạnh, canh dẻ sườn bò,…cho bạn đổi khẩu vị. Chỉ với 350.000VNĐ/người cho một bữa thịt nướng chất lượng tại Meat Plus Hồ Tây là bạn đã có thể “lấp đầy” chiếc bụng đói, tiếp thêm phần năng lượng cho một ngày.

Chủ Đề