Đấu giá gỗ sưa ở hà nội

Chiều 11.9, ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính [xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội], cho biết kế hoạch bán đấu giá số gỗ sưa đỏ quý hiếm dự kiến được tổ chức vào ngày mai, 12.9, lại tiếp tục bị hủy bỏ vì không có người mua hồ sơ tham gia.

Theo ông Tuyến, trong thời gian tới, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính sẽ tiếp tục họp bàn để đưa ra phương án tổ chức đấu giá đạt hiệu quả.

Cận cảnh cây sưa đỏ cổ thụ giá hàng trăm tỉ đồng ở Hà Nội - Video tư liệu

2 cây sưa quý được khai thác vào ngày 27.1

Ảnh Trần Cường

Trước đó, đầu tháng 7, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính mở bán hồ sơ để tổ chức bán đấu giá số gỗ 2 cây sưa ở đình Phụ Chính. Một số cá nhân, tổ chức đã mua hồ sơ tham gia đấu giá, tuy nhiên không ai bỏ tiền ra đặt cọc vì cho rằng số gỗ sưa chưa được loại bỏ phần vỏ ít giá trị.

Ngày 22.8, người dân thôn Phụ Chính thuê người về đẽo bỏ toàn bộ phần vỏ, chỉ để lại lõi và tiếp tục tổ chức bán đấu giá đợt 2.

Công nhân đẽo bỏ phần vỏ  sau khi  đấu giá lần một không thành

Ảnh Trần Cường

Theo thông báo đấu giá đợt 2, số gỗ sưa khai thác từ 2 cây sưa quý được chia thành 5 nhóm. Trong đó, nhóm đặc biệt gồm 2 khúc với trọng lượng 2.040 kg, giá khởi điểm 32 triệu đồng/kg. Tương tự, gỗ nhóm 1 có giá 28 triệu đồng/kg; nhóm 2 là 22 triệu đồng; 15 triệu đồng/kg gỗ nhóm 3 và nhóm thấp nhất là 6,5 triệu đồng/kg đối với gốc nhỏ, rễ các loại.

Giá trị của số gỗ khai thác được [6.533 kg] tính theo giá khởi điểm là 146,4 tỉ đồng. Để tham gia đấu giá, các tổ chức, cá nhân cũng phải đặt cọc từ 1,5 đến 9,8 tỉ đồng tùy thuộc vào nhóm gỗ.

Như Thanh Niên đưa tin, tại đình thôn Phụ Chính [xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội] có 2 cây sưa hàng trăm năm tuổi, trong đó có 1 cây sưa đỏ quý hiếm. Thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây sưa đỏ quý này được trả giá lên tới hơn 100 tỉ đồng.

Trước đó, năm 2015, một nhánh của cây sưa đỏ quý này đã được giao dịch với giá hơn 31 tỉ đồng, gây xôn xao dư luận. Nhận thấy giá trị gỗ sưa cao, nhiều kẻ gian tìm cách cưa trộm, cộng với nhánh cây còn lại đang có hiện tượng mối mọt, người dân thôn Phụ Chính đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng cho phép khai thác để lấy tiền xây dựng các công trình phúc lợi.

2 cây sưa quý trong đình Phụ Chính trước khi được khai thác

Ảnh Trần Cường

Tháng 10.2018, UBND thành phố Hà Nội có văn bản chỉ đạo các ban, ngành liên quan hướng dẫn người dân thôn Phụ Chính khai thác cây sưa theo đúng trình tự pháp luật. Đến ngày 27.1.2019, chính quyền và nhân dân thôn Phụ Chính đã tổ chức khai thác 2 cây sưa để bán đấu giá.

Tin liên quan

Cuộc đấu giá trực tuyến được tổ chức sáng 10/8.

Sáng nay [10/8], Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt [Hà Nội] đã tổ chức phiên đấu giá trực tuyến với tài sản là 7 cây gỗ sưa thanh lý [cây đã chết] của Cục Quản trị Văn phòng Chính phủ.

Cuộc đấu giá được tổ chức trên trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt và có sự giám sát của đại diện Cục Quản trị Văn phòng Chính phủ. Việc này được thực hiện theo Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản giữa hai bên.

7 cây gỗ sưa được đưa ra đấu giá có tổng khối lượng trên 14,9 m3 [Ảnh: L.V]

7 cây gỗ sưa này có khối lượng từ 1,068 m3 đến 3,682 m3 [tổng khối lượng trên 14,9 m3] có mức giá khởi điểm là trên 146 tỷ đồng. Trải qua rất nhiều phiên trả giá, cuối cùng một khách hàng đã trúng đấu giá, tổng số tiền 234.942.820.000 đồng - giá chưa bao gồm thuế VAT.

Ngay trong sáng 10/8, Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt đã có văn bản gửi Cục quản trị Văn phòng Chính phủ để thông báo kết quả của cuộc đấu giá tài sản.

Đồng thời đề nghị Cục Quản trị Văn phòng Chính phủ hoàn thành thủ tục cần thiết để ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với khách hàng trúng đấu giá và bàn giao tài sản cho khách hàng trúng đấu giá sau khi khách hàng trúng đấu giá thanh toán số tiền mua tài sản cho Cục Quản trị Văn phòng Chính phủ theo hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

Các cây gỗ sưa này có khối lượng từ 1,068 m3 đến 3,682 m3 mỗi cây [Ảnh: L.V].

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp [Bộ Tư pháp] cho biết, hiện nay có 4 phần mềm đấu giá trực tuyến đã được phê duyệt là của Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt, Công ty đấu giá hợp danh số 5 Quốc Gia, Trung tâm dịch vụ Đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng và Công ty Đấu giá hợp danh Rồng Việt.

Đấu giá qua Zoom, Microsoft Team sẽ không được công nhận kết quả

Đại diện Cục Bổ trợ tư pháp phản ánh, hiện nay đang có tình trạng một số tổ chức bán đấu giá do dịch bệnh đã thay đổi hình thức đấu giá sang đấu giá qua phần mềm Zoom, Microsoft Team và coi đó là đấu giá trực tuyến.

Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định việc sử dụng Zoom hoặc Microsoft Team để khách hàng trả giá không phải là đấu giá trực tuyến như Luật Đấu giá quy định và việc đấu giá như vậy vi phạm các quy định về hình thức đấu giá, sự tham gia, giám sát, trả giá của khách hàng,… Cách thức đấu giá này không được công nhận và kết quả đấu giá thông qua hình thức tương tự sẽ bị đề nghị hủy.

"Chỉ có phần mềm đấu giá trực tuyến được Sở Tư pháp phê duyệt mới được đấu giá trực tuyến"- vị đại diện Cục Bổ trợ tư pháp cho hay.

Thế Kha

TPO - Ông Đinh Văn Lai, trưởng thôn Phụ Chính mới đây cho biết việc đấu giá lô gỗ sưa trăm tỷ của thôn Phụ Chính lần thứ 5 tạm hoãn lại do tình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố đang trong thời gian giãn cách xã hội.

Trao đổi với PV, ông Đinh Văn Lai, trưởng thôn Phụ Chính [xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội] cho biết đã chuẩn bị xong các thủ tục liên quan đến việc đấu giá lô gô sưa trăm tỷ từ 2 tuần trước, nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến càng phức tạp nên đã quyết định dừng.

"Chúng tôi đã làm xong thủ tục, chuẩn bị đăng tải thông tin để đấu giá nhưng do dịch bệnh COVID-19 phức tạp, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nên tôi quyết định dừng việc đấu giá, hiện lô gỗ sưa vẫn đang được bảo quản trong thùng container tại nhà văn hóa", ông Lai cho biết.

Lô gỗ sưa trăm tỷ tại thôn Phụ Chính chưa thể đấu giá lần thứ 5 do tình hình dịch COVID-19.

Theo kế hoạch trước đó, ông Lai cho biết sẽ mở bán đấu giá lô gỗ sưa đang được cất trong thùng container lần thứ 5 vào khoảng tháng 7/2021. Việc đấu giá sẽ nhờ các cơ quan Sở Tư pháp tư vấn, làm thủ tục, đăng tải thông tin để đấu giá như những lần trước.

Trưởng thôn Phụ Chính khẳng định việc đấu giá thành công số tiền bán được sẽ tuyệt đối không chia sẽ dùng tu bổ các công trình phúc lợi trên địa bàn thôn trong đó có 1 chùa và 2 nhà văn hóa.

Lô gô sưa được bảo quản trong thùng container.

Để bảo quản lô gỗ sưa này cũng khá tốn chi phí, mất hàng trăm triệu/tháng, vì vậy, người dân thôn Phụ Chính mong muốn có thể bán được sớm. “Càng để lâu thì giá càng xuống, bán không trôi, hơn nữa tốn cả chi phí nên tôi cũng sốt ruột, bán càng nhanh càng tốt”. ông Lai nói.

Trước đó, hồi tháng 1/2019, người dân trong thôn Phụ Chính cùng lực lượng chức năng chặt hạ 2 cây sưa tại chùa Vĩnh Phúc. Người dân sau đó kiểm đếm gỗ và cho vào trong thùng container, bảo quản, trông giữ nghiêm ngặt chờ thời điểm đem ra bán đấu giá.

Người dân chặt hạ cây gỗ sưa 130 năm tuổi ở Phụ Chính vào tháng 1/2019.

Số gỗ sưa nói trên được chia làm 5 nhóm, trong đó, số gốc nhỏ, rễ cây sưa sẽ được bán với giá sàn [mức thấp nhất] là 6,5 triệu đồng/kg; phần thân cây sưa, tuỳ theo chất lượng gỗ sẽ được phân thành các loại giá sàn khác nhau: loại 32 triệu đồng/kg [nhóm đặc biệt]; loại 28 triệu đồng/kg [nhóm 1]; loại 22 triệu đồng/1kg [nhóm 2]; loại 15 triệu đồng/kg [nhóm 3]. Tổng giá trị giá của cả 5 nhóm tạm tính theo khởi điểm là hơn 146 tỷ đồng.

Tính đến nay, sau hơn 2 năm đã trải qua 4 lần đấu giá, lô gỗ sưa vẫn chưa tìm được chủ nhân mới, giá trị của lô gỗ cũng mất 1/3. “Giá từ 146 tỷ, giờ định lại chỉ còn 100 tỷ thôi, hụt mất 1/3 rồi. Đầu năm 2019 bắt đầu bán đấu giá, đến nay cũng qua 4 đợt, gần nhất là tháng 6/2020, đều do giá cao không ai mua”, ông Lai chia sẻ.

Số phận lô gỗ sưa 'trăm tỷ' ở Hà Nội ra sao sau dịch COVID - 19?

Vì sao lô gỗ sưa 'trăm tỷ' chỉ được bán đấu giá dù liên tiếp thất bại?

Lô gỗ sưa 'trăm tỷ' nằm trong thùng container chuẩn bị bán đấu giá lần 5

Duy Phạm

Video liên quan

Chủ Đề