Dấu hiệu nhận biết người tâm thần

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Cứ trong 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữ thanh xuân). Bệnh tiến triển mạn tính, bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng lao động, sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tâm thần phân liệt có thể điều trị được. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm có thể làm giảm tối đa các triệu chứng.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh

Theo TS. BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, có một số dấu hiệu cảnh báo sớm giúp những người chăm sóc hoặc gia đình tìm đến sự can thiệp y tế sớm, bao gồm:

- Sự cách ly xã hội:

Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với những người khác, ngay cả đối với những người thân trong gia đình bệnh nhân cũng không muốn nói chuyện.

Điều này có thể do khả năng nói chuyện của bệnh nhân bị giảm sút do bệnh hoặc do bệnh nhân không muốn nói chuyện với người khác vì có hoang tưởng sợ người ta hại mình.

- Mất đi ý muốn làm việc:

Đầu tiên bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục làm việc tốt tại cơ quan hay học tập tốt trong trường học. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ không còn làm tốt được các công việc hằng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn … và nặng nhất là bệnh nhân sẽ không chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống kém …

- Giảm sự biểu lộ tình cảm:

Sự biểu lộ tình cảm của bệnh nhân bị giảm sút nhiều. Bệnh nhân hoặc sẽ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn hoặc ngược lại đối với sự  kiện vui thì bệnh nhân buồn và đối với sự kiện buồn thì bệnh nhân tỏ ra vui.

Chú ý: tình trạng này được gây ra do bệnh chứ không phải tại bệnh nhân lười biếng.

- Rối loạn khả năng suy nghĩ:

Lời nói bệnh nhân trở nên khó hiểu, đang nói bệnh nhân bỗng đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu bệnh nhân muốn nói gì.

- Hoang tưởng:

Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được.
Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là:

Hoang tưởng tự cao: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù bệnh nhân chưa từng đi bộ đội hoặc bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa các loại bệnh khó như bệnh ung thư dù bệnh nhân không học ngành y…

Hoang tưởng bị hại: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng những người hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc bệnh nhân…

Hoang tưởng bị chi phối: thí dụ như bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình…

Bệnh nhân sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung hoang tưởng thí dụ như bệnh nhân sẽ từ chối không ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn nếu bệnh nhân nghi có ai tìm cách đầu độc mình…

- Ảo thanh: Là bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay vang bên tai. Nội dung của ảo thanh thường là: đe doạ, buộc tội, chưởi bới hay nhạo báng bệnh nhân.Bệnh nhân cũng sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung của ảo thanh thí dụ như bệnh nhân  sẽ bịt tai khi nội dung của ảo thanh là chưởi bới, bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ nếu nội dung của ảo thanh là đe doạ…

Bệnh tâm thần phân liệt không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bị bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Do đó, khi phát hiện ra người thân có những biểu hiện tâm thần, dù nhẹ, người nhà cũng nên đưa bệnh nhân đi khám ngay để có phương pháp điều trị, thuốc cũng như các biện pháp tâm lý cần thiết, sớm đưa người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Cứ trong 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữ thanh xuân). Bệnh tiến triển mạn tính, bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng lao động, sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tâm thần phân liệt có thể điều trị được. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm có thể làm giảm tối đa các triệu chứng.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh

Theo TS. BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, có một số dấu hiệu cảnh báo sớm giúp những người chăm sóc hoặc gia đình tìm đến sự can thiệp y tế sớm, bao gồm:

- Sự cách ly xã hội:

Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với những người khác, ngay cả đối với những người thân trong gia đình bệnh nhân cũng không muốn nói chuyện.

Điều này có thể do khả năng nói chuyện của bệnh nhân bị giảm sút do bệnh hoặc do bệnh nhân không muốn nói chuyện với người khác vì có hoang tưởng sợ người ta hại mình.

- Mất đi ý muốn làm việc:

Đầu tiên bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục làm việc tốt tại cơ quan hay học tập tốt trong trường học. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ không còn làm tốt được các công việc hằng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn … và nặng nhất là bệnh nhân sẽ không chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống kém …

- Giảm sự biểu lộ tình cảm:

Sự biểu lộ tình cảm của bệnh nhân bị giảm sút nhiều. Bệnh nhân hoặc sẽ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn hoặc ngược lại đối với sự  kiện vui thì bệnh nhân buồn và đối với sự kiện buồn thì bệnh nhân tỏ ra vui.

Chú ý: tình trạng này được gây ra do bệnh chứ không phải tại bệnh nhân lười biếng.

- Rối loạn khả năng suy nghĩ:

Lời nói bệnh nhân trở nên khó hiểu, đang nói bệnh nhân bỗng đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu bệnh nhân muốn nói gì.

- Hoang tưởng:

Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được.
Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là:

Hoang tưởng tự cao: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù bệnh nhân chưa từng đi bộ đội hoặc bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa các loại bệnh khó như bệnh ung thư dù bệnh nhân không học ngành y…

Hoang tưởng bị hại: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng những người hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc bệnh nhân…

Hoang tưởng bị chi phối: thí dụ như bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình…

Bệnh nhân sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung hoang tưởng thí dụ như bệnh nhân sẽ từ chối không ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn nếu bệnh nhân nghi có ai tìm cách đầu độc mình…

- Ảo thanh: Là bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay vang bên tai. Nội dung của ảo thanh thường là: đe doạ, buộc tội, chưởi bới hay nhạo báng bệnh nhân.Bệnh nhân cũng sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung của ảo thanh thí dụ như bệnh nhân  sẽ bịt tai khi nội dung của ảo thanh là chưởi bới, bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ nếu nội dung của ảo thanh là đe doạ…

Bệnh tâm thần phân liệt không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bị bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Do đó, khi phát hiện ra người thân có những biểu hiện tâm thần, dù nhẹ, người nhà cũng nên đưa bệnh nhân đi khám ngay để có phương pháp điều trị, thuốc cũng như các biện pháp tâm lý cần thiết, sớm đưa người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

Hồng Vân

Bệnh tâm thần là hình thức tâm lý hoặc hành vi cá biệt, người bệnh thường mất đi khả năng ứng xử và phát triển bình thường, trở nên đau khổ, ảnh hưởng những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ xã hội.

Bệnh tâm thần là bệnh lý do rối loạn hoạt động não bộ gây ra những biến đổi bất thường về lời nói, tác phong, tình cảm, hành vi, ý tưởng... Bệnh tâm thần điển hình bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, hành vi gây nghiện và rối loạn ăn uống.

Sức khỏe tâm thần được gọi là bệnh tâm thần khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường xuyên gây căng thẳng và ảnh hưởng đến cuộc số hàng ngày. Bệnh tâm thần có thể khiến cho người bệnh đau khổ và gây ra những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như làm việc hay các mối quan hệ trong xã hội. Đa số trường hợp, những triệu chứng bệnh tâm thần có thể được điều trị hiệu quả nhờ sự kết hợp giữa thuốc và tư vấn tâm lý.

Dấu hiệu nhận biết người tâm thần

Bệnh tâm thần có thể được điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý

Nguyên nhân mắc bệnh tâm thần vẫn chưa được xác định rõ. Hàng loạt yếu tố di truyền và môi trường được cho là nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Di truyền: Những gia đình có tiền sử có người mắc bệnh tâm thần sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Yếu tố sinh học: Những sang chấn từ bên ngoài có thể dẫn tới bệnh tâm thần như: Chấn thương sọ não, có tiếp xúc với chất độc hại, virus,... khi còn ở trong bụng mẹ.
  • Rối loạn sinh hóa não: Những thay đổi xảy ra trong não bộ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Những chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng ở một số bệnh nhân tâm thần. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Cuộc sống: Khi cuộc sống gặp khó khăn như thất bại trong công việc, học tập,... sẽ khiến cho tâm lý căng thẳng kéo dài và làm gia tăng nguy cơ dẫn tới bệnh tâm thần. Ngoài ra, có thể do giáo dục từ gia đình sẽ dẫn tới lối tư duy lệch lạc, không lành mạnh như có tiền sử lạm dụng tình dục, thể chất, lòng tự trọng kém,...

Dấu hiệu nhận biết người tâm thần

Những áp lực trong công việc và cuộc sống kéo dài làm tăng nguy cơ bị tâm thần

Triệu chứng bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần được xuất hiện dưới dạng bệnh lý về thể chất bao gồm:

Ngoài ra người bệnh còn hiểu hiện qua hành vi như:

  • Bất thường trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi
  • Cảm thấy buồn chán
  • Luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng
  • Nhầm lẫn tư duy
  • Xa lánh bạn bè và các hoạt động
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Cảm thấy ảo giác, tác rời khỏi thực tại
  • Mất khả năng đối phó với những vấn đề hàng ngày hoặc căng thẳng
  • Lạm dụng rượu, bia, ma túy
  • Thay đổi tình dục
  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Quá tức giận, thù địch hoặc bạo lực
  • Có suy nghĩ tự sát

Dấu hiệu nhận biết người tâm thần

Người mắc bệnh tâm thần thường có suy nghĩ muốn tự sát

Hiện này có trên 50% bệnh nhân tâm thần đều do nguyên nhân liên quan đến tâm lý như: Các chứng trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu,... Yếu tố di truyền, kinh nghiệm sống, và các yếu tố sinh học đều có thể ảnh hưởng đến sinh hóa não liên quan đến bệnh tâm thần, do vậy người ta dễ mắc bệnh tâm thần. Một trong những nguyên nhân khiến cho con người dễ mắc bệnh tâm thần như:

4.1. Áp lực công việc và học tập

Nhịp sống hiện nay luôn đòi hỏi con người phải luôn phấn đấu, trau dồi những kỹ năng như ngoại ngữ, công nghệ thông tin,... để có thể cập nhật nhanh chóng những tri thức và kĩ năng mới. Do đó, giờ làm việc sẽ tăng lên dẫn tới chế độ sinh hoạt thất thường, cùng với áp lực, lo lắng bị đuổi việc, phá sản,... sẽ dẫn tới stress, tâm thần.

Đối với học sinh, sinh viên áp lực học tập cũng khiến cho trẻ nhanh chóng rơi vào các rối loạn hành vi, trầm cảm, lo âu. Thời gian học tăng lên, học trên trường, đi học thêm, tự học ở nhà,... khiến cho trẻ không có thời gian nghỉ ngơi, tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh, không được giao tiếp xã hội, cuộc sống gò bó. Từ đó, sự học sẽ trở thành nỗi ám ảnh, sợ đến trường và dễ xuất hiện những rối loạn hành vi và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ.

4.2. Biến động trong cuộc sống

Những biến động trong cuộc sống như đổ vỡ tình cảm, thất bại trong kinh doanh, gia đình có người thân, bạn bè mất đột ngột,... cần đến sự bản lĩnh của con người để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số người yếu đuối, phụ thuộc,... họ không thể vượt qua được, tình trạng stress kéo dài sẽ làm cho họ dễ mắc các rối loạn tâm thần hơn.

Dấu hiệu nhận biết người tâm thần

Stress kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn tâm thần của người bệnh

4.3. Sự khác biệt giữa các thế hệ trong gia đình

Cấu trúc gia đình ở thời hiện đại đã dường như thay đổi. Cách suy nghĩ, lối sống của thế hệ trước khác biệt rất nhiều với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, người lớn thường có thói quen áp đặt suy nghĩ của mình lên con cháu. Do đó, sẽ dẫn tới mâu thuẫn và nếu không được giải quyết cả hai bên đều căng thẳng kéo dài. Lúc này stress, trầm cảm có thể xuất hiện.

4.4. Phụ nữ sau sinh

Tỷ lệ phụ nữ trầm cảm tăng gấp đôi so với nam giới, đặc biệt là trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Sau khi sinh, phụ nữ thường thay đổi nội tiết tố, hormone do đó tính cách cũng thay đổi. Hơn nữa, phụ nữ hiện nay ngoài thiên chức làm mẹ, làm vợ cũng gánh vác trách nhiệm công việc xã hội như nam giới, cùng với trách nhiệm gia đình, nuôi con áp lực tăng lên. Vì vậy, họ là đối tượng rất dễ bị trầm cảm sau sinh, tâm thần nếu không được người chồng san sẻ công việc gia đình.

Tóm lại, bệnh tâm thần là hình thức tâm lý hoặc hành vi khác biệt, làm mất đi khả năng ứng xử và phát triển bình thường ở người bệnh. Hiện nay, xã hội phát triển gia tăng các áp lực công việc, học tập, môi trường ô nhiễm,... khiến cho con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Nếu căng thẳng kéo dài sẽ dễ mắc bệnh tâm thần. Vì vậy, con người cần phải cân bằng lại cuộc sống để có thể hòa nhịp với cuộc sống hiện đại. Khi căng thẳng quá mức, hay có những biểu hiện rối loạn hành vi, cảm xúc,... cần nhanh chóng đi khám để có thể được tư vấn, can thiệp một cách hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bạn có đang bị trầm cảm không?

XEM THÊM: