Dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai

  • Nhỏ tai bằng Axit axetic và corticosteroid

  • Đôi khi kháng sinh tại chỗ cần thiết

Trong viêm tai giữa cấp tính nhẹ và trung bình, thuốc kháng sinh và corticosteroid tại chỗ có hiệu quả. Đầu tiên, các mảnh biểu bì và tổ chức bệnh phải được lấy nhẹ nhàng và triệt để từ ống tai bằng ống hút hoặc que tăm bông dưới ánh sáng đầy đủ. Chống chỉ định bơm nước vào tai.

Bệnh viêm ống tai ngoài nhẹ có thể được điều tbằng cách thay đổi độ pH của ống tai bằng axit axetic 2% [hoặc dung dịch dấm] và bằng cách làm giảm viêm với hydrocortisone tại chỗ; liều là 5 giọt 3 lần ngày trong vòng 7 ngày.

Viêm ống tai ngoài mức độ trung bình phải cần thêm dung dịch kháng khuẩn hoặc huyền phù, chẳng hạn như ciprofloxacin, ofloxacin, hoặc neomycin/polymyxin [thành phần neomycin có tính nhạy cảm cao và dị ứng là phổ biến]. Khi viêm ống tai tương đối nặng, nên đặt một meches tai vào ống tai và nhỏ với dung dịch Burow [5% nhôm acetate] hoặc thuốc kháng sinh 4 lần mỗi ngày. Meches tai giúp những giọt thuốc sâu hơn vào trong ống tai ngoài khi ống tai bị sưng lên rất nhiều. Meches tai thay mỗi 24 đến 72 giờ [hoặc có thể rơi tự phát], sau đó sưng tấy có thể giảm đi đủ để cho phép nhỏ tai giọt trực tiếp vào ống tai.

Viêm ống tai ngoài nặng hoặc sự xuất hiện của viêm tấy mở rộng ra ngoài ống tai có thể cần kháng sinh toàn thân, như cephalexin 500 mg uống 4 lần mỗi ngày trong 10 ngày hoặc ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Một thuốc giảm đau, chẳng hạn như NSAID hoặc thậm chí là thuốc uống opioid, có thể là cần thiết trong 24 đến 48 giờ đầu tiên.

Viêm tai ngoài do nấm đòi hỏi phải làm sạch toàn bộ ống tai và dùng thuốc chống nấm tại chỗ [ví dụ như tím gentian, cresylate acetate, nystatin, clotrimazole, hoặc thậm chí là cả axit acetic và rượu isopropyl]. Tuy nhiên, các giải pháp này không nên được sử dụng nếu màng nhĩ bị thủng bởi vì chúng có thể gây ra đau nặng hoặc tổn thương tai trong. Làm thuốc tai hàng ngày và điều trị là cần thiết để có thể loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng.

Tránh nước vào tai [ví dụ, đội mũ tắm, tránh bơi] được khuyên với bệnh nhân viêm tai ngoài và viêm tai ngoài do nấm. Một máy sấy thổi ở chế độ thấp cũng có thể được sử dụng để giảm độ ẩm và độ ẩm trong ống tai.

Nhọt ống tai, nếu rõ ràng, nên được trích rạch và dẫn lưu mủ. Tuy nhiên, vết trích rạch có ít giá trị nếu bệnh nhân được nhìn thấy ở giai đoạn sớm. Thuốc kháng sinh tại chỗ không có hiệu quả; kháng sinh đường uống chống tụ cầu cần được dùng. Thuốc giảm đau, như oxycodone với acetaminophen, có thể là cần thiết để giảm đau. Nhiệt khô cũng có thể làm giảm bớt đau đớn và nhanh hồi phục hơn.

  • Nhỏ một vài giọt hỗn hợp 1: 1 cồn và dấm [miễn là màng nhĩ còn nguyên vẹn] ngay sau khi bơi có thể giúp ngăn viêm ống tai ngoài do bơi [và cũng là một phương pháp điều trị tốt cho nấm ống tai.].

Bạn bị sưng đau vành tai sau bấm khuyên tai [bông tai], tổn thương tai hay các nguyên nhân khác. Đó có thể là dấu hiệu của viêm sụn vành tai. Đây là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chức năng của vành tai nếu như không được điều trị phù hợp. Bạn không nên chủ quan mà nên đến khám bác sĩ, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

1. Cấu tạo và chức năng của vành tai người

  • Vành tai – còn gọi là loa tai – là một phần của tai ngoài.
  • Vành tai có những chỗ lồi lõm giúp ta thu nhận âm thanh từ mọi phía. Vì vậy chúng ta không cần cử động tai hoặc xoay đầu về phía tiếng động như các loài động vật khác.
  • Vành tai được cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và cơ. Sụn vành tai có tác dụng tạo hình dáng của loa tai. Ở dái tai không có sụn mà chỉ có mô mỡ. Bấm khuyên tai không đảm bảo vô trùng hoặc bấm vào vùng sụn vành tai có thể dẫn đến viêm sụn vành tai.

Cấu tạo của Sụn vành tai

Viêm sụn vành tai là một tình trạng nhiễm trùng của sụn, màng sụn của vành tai. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng của vành tai.

3. Nguyên nhân của Viêm sụn vành tai

Bệnh có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:

Bấm lỗ tai: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến sưng đau vành tai. Đau và sưng vừa phải sau khi bấm là bình thường, có thể biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, sưng nề cũng có thể do dị ứng hay viêm nhiễm. Nếu sưng đau vành tai không biến mất hay có dấu hiệu tăng thêm, bạn nên đến khám bác sĩ. Những trường hợp bấm khuyên tai sau đây dễ dẫn đến viêm sụn vành tai hơn:

  • Bấm khuyên tai không đảm bảo vô trùng ở những cơ sở không chuyên.
  • Bấm khuyên tai vùng sụn vành tai nhiều nguy hơn hơn [so với bấm vùng dái tai].

Sau quá trình điều trị không phù hợp trong những bệnh lý như: viêm ống tai ngoài cấp, viêm mô tế bào tai ngoài,… 

Sau tai nạn có tổn thương loa tai.

Sau phẫu thuật không đảm bảo vô trùng.

Đôi khi bệnh gây ra do dị ứng và tự miễn [rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể].

Tác nhân gây viêm sụn vành tai thường gặp nhất là vi khuẩn Pseudomonas và tụ cầu khuẩn.

Xỏ lỗ tai không đảm bảo vô trùng có thể gây viêm sụn vành tai

Biểu hiện của bệnh thay đổi tùy theo khoảng thời gian kể từ khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Tùy mỗi giai đoạn mà xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Ban đầu chỉ thấy ngứa rát, hơi đau nơi bị tổn thương. Sau đó có biểu hiện nóng, sưng, đỏ vành tai.
  • Khi viêm tấy thành mủ thì đau tăng rõ, sưng nhiều hơn. Vành tai sưng nề nhiều làm mất các nếp bình thường.
  • Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm sụn hoại tử với các biểu hiện: Đau dữ dội, sưng tấy, căng mọng lan rộng cả một phần của vành tai. Mất các nếp của vành tai.
  • Nếu bệnh không được xử trí tốt, sụn bị hoại tử, sưng tấy hoá mủ và vỡ mủ làm cho vành tai bị co rúm, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
  • Người bệnh có thể có các triệu chứng khác của viêm nhiễm như sốt, mệt mỏi,…

Biểu hiện của viêm sụn vành tai

Khi phát hiện vành tai có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Điều này giúp tránh khỏi những biến chứng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của vành tai.

Thường viêm sụn vành tai sẽ được bác sĩ chẩn đoán dễ dàng khi thăm khám vành tai. Trong trường hợp vành tai có tụ dịch, mủ, bác sĩ sẽ cấy tìm vi khuẩn. Qua đó chọn lựa kháng sinh điều trị phù hợp.

6. Điều trị Viêm sụn vành tai

6.1. Điều trị bằng thuốc

Khi mới viêm tấy da vành tai, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng các cách sau:

  • Chiếu tia hồng ngoại
  • Chườm nóng, sát khuẩn vết thương vành tai bằng Betadin.
  • Để chống viêm, hoại tử sụn có thể chấm nitrat bạc, acid boric, đặt bấc tẩm Betadin hay kháng sinh tại chỗ.
  • Làm sạch mô nhiễm trùng.

Tùy theo mức độ và tình trạng nhiễm trùng có lan rộng hay chưa mà bạn sẽ được dùng kháng sinh uống hay kháng sinh chích.

Cần theo dõi sát diễn biến của bệnh. Uống kháng sinh đầy đủ theo toa bác sĩ. Điều này có thể giúp bạn tránh hoại tử sụn.

Bác sĩ có thể kết hợp thêm kháng viêm, giảm đau tùy từng tình trạng cụ thể.

6.2 Phẫu thuật

Khi vành tai đã tụ mủ, bạn sẽ được trích rạch rộng để tháo mủ. Nếu sụn đã hoại tử, bạn sẽ được cắt bỏ các mảnh sụn hoại tử. Trong một số trường hợp, có thể tạo hình da vành tai.

7. Các biến chứng có thể xảy ra là gì?

Nếu không được điều trị kịp thời, vành tai có thể bị biến dạng và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Tuy hiếm, vi khuẩn tại chỗ có thể lan qua đường máu gây nhiễm trùng toàn thân. Đây là một biến chứng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy bạn nên đến khám bác sĩ khi nghi ngờ mình mắc bệnh để được điều trị phù hợp.

Biến chứng của viêm sụn vành tai

  • Nếu muốn bấm lỗ tai, bạn nên đến các cơ sở y tế để đảm bảo vô khuẩn.
  • Tránh đâm trực tiếp các vật lạ như kim loại xuyên sụn vành tai.
  • Nếu bị thương ở vành tai, nên đến khám để được điều trị phù hợp.
  • Tránh đè ép vùng da sụn vành tai trong thời gian dài như đeo headphone hay đội mũ bảo hiểm quá chật ôm sát tai.

Viêm sụn vành tai là một bệnh có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của vành tai. Nguyên nhân phổ biến trong cộng đồng thường do việc bấm lỗ tai không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra còn có thể do chấn thương hay những nguyên nhân khác. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm sụn vành tai, bạn nên đến khám bác sĩ ngay để được điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Video liên quan

Chủ Đề