Uống sữa chua đúng cách

Sữa chua là một món ăn ngon bổ dưỡng vị thanh mát giúp giải nhiệt cho cơ thể, tốt cho sức khỏe và cải thiện làn da. Tuy nhiên, để đạt được công dụng tối đa chúng ta cần biết ăn sữa chua đúng cách, chọn thời điểm ăn sữa chua tốt nhất, ăn bao nhiêu và khi nào không nên ăn sữa chua. 

Để biết sữa chua có tác dụng gì trước hết phải tìm hiểu các thành phần bên trong sữa chua bao gồm: năng lượng [kcal], chất béo, protein, đường, canxi, vitamin C, D, kẽm, axit lactic, probiotics… Dưới đây là những tác dụng của việc ăn sữa chua đúng cách bạn nên biết.

Trong sữa chua có chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng khác nhau và đều là những chất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Việc ăn sữa chua đúng thời điểm là tối quan trọng để cơ thể hấp thụ một cách toàn diện các chất dinh dưỡng.

Ăn sữa chua mỗi ngày, đặc biệt là loại chứa men vi sinh [probiotics – lợi khuẩn] có thể hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh từ đó thúc đẩy hệ miễn dịch tăng cường, làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Vitamin D trong thành phần của sữa chua còn được chứng minh là rất có tác dụng trong việc ngăn ngừa một số bệnh như cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

Magie, kẽm và selen là những chất đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể và việc ăn sữa chua là cách đơn giản nhất để chúng ta dung nạp được toàn bộ các vi lượng này.

>> Bạn có thể xem thêm Sinh Long Đường Chữa nấm da đầu dân gian Tại Đây.

>>> Bạn có thể xem thêm Sinh Long Đường Chữa Các Bệnh nữ giới Tại Đây!

Qua nhiều thí nghiệm thực tế cho thấy các chất dinh dưỡng có trong sữa chua, đặc biệt là chất béo bão hòa giúp cơ thể sản sinh ra nhiều cholesterol tốt HDL hơn, bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn. Bằng chứng qua các nghiên cứu so sánh thực tế giữa người thường xuyên ăn sữa chua và không ăn sữa chua cho thấy: Đối tượng ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày có tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch ít hơn rất nhiều so với các đối tượng không ăn.

Một số chất cần thiết để duy trì sức khỏe xương có nhiều trong sữa chua đó là: canxi, vitamin D, photpho, kali và protein. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp làm giảm nguy cơ loãng xương, bảo vệ xương chắc khỏe, toàn diện.

Trong cơ thể có 2 loại hormone giảm thèm ăn là peptide YY và GLP-1. Được biết canxi và protein là những chất giúp cơ thể thúc đẩy quá trình sản xuất peptide YY và GLP-1. Vậy nên, việc ăn sữa chua có thể giúp chúng ta giảm cảm giác thèm ăn, giảm được lượng thức ăn mỗi ngày, rất tốt cho việc giảm cân.

Sữa chua tuy rất tốt cho cơ thể nhưng không vì vậy mà chúng ta có thể ăn nhiều, ăn mọi lúc. Vậy thời điểm thích hợp nhất để ăn sữa chua là khi nào?

Bạn tuyệt đối không nên ăn sữa chua lúc đói hay trước bữa ăn bởi lượng acid lactic trong sữa chua có thể phá hủy acid chính trong dạ dày, làm dạ dày mất khả năng tiêu hóa thức ăn sau đó và có thể tăng nguy cơ bị viêm loét. Hơn nữa, thành phần protein trong sữa chua sẽ khiến bạn có cảm giác no dẫn tới ăn không ngon miệng.

Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho bạn là sau bữa trưa cách khoảng 1 – 2 giờ. Trong thời gian này, acid dạ dày đã loãng hơn trước, thuận lợi cho acid lactic phát huy tác dụng một cách hiệu quả.

Buổi tối là khoảng thời gian chúng ta hầu như không vận động và chuẩn bị nghỉ ngơi. Vậy nên, nhu cầu năng lượng là không cần thiết, không nên ăn quá nhiều để tránh tăng cân, béo phì,.. Sữa chua là một thức ăn có hàm lượng calo thấp, với 227g sữa chua chỉ có 180g calo nên bạn có thể yên tâm mà sử dụng. 

Trước khi đi ngủ bạn có thể ăn 1 hộp sữa chua không đường để nhận được lượng protein cần thiết cho việc nuôi dưỡng, giúp cơ bắp phát triển trong khi ngủ nhé!

Sau quá trình vận động thể dục thể thao, gym các khối cơ thường xuất hiện cảm giác đau nhức. Điều này là bình thường bởi cơ bắp bị kéo căng trong quá trình tập luyện. Thời gian này, cung cấp protein và carbohydrate ;à cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của các nhóm cơ. Ăn sữa chua kết hợp trái cây là một cách hữu hiệu để chúng ta nạp protein và carbohydrate vào cơ thể thay thế cho các thực phẩm chức năng đắt tiền.

Ai cũng biết đau dạ dày phải kiêng chua, vậy có phải kiêng sữa chua không? Một số nghiên cứu được công bố trong tạp chí dinh dưỡng Hoa Kỳ – American Journal of Clinical Nutrition cho biết: “một hộp sữa chua chứa probiotics [men vi sinh] kết hợp với thuốc điều trị dạ dày cho hiệu quả gấp 4 lần khi chỉ sử dụng thuốc một cách độc lập”.

Ăn sữa chua đúng thời điểm, đúng cách thôi chưa đủ, để không phản tác dụng và làm hại sức khỏe cũng như khiến một căn bệnh nào đó mà bạn đang mắc trở nên nghiêm trọng hơn thì hãy đọc thật kỹ những lưu ý sau:

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sữa chua như: có đường, không đường, sữa chua ít béo, sữa chua dê, cừu,.. Bạn nên chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp về hương vị, hàm lượng dinh dưỡng. Nếu bạn đang giảm cân thì nên loại ngay các loại sữa chua có đường. Sữa chua có nha đam thường được nhiều người lựa chọn bởi hương vị thơm ngon.

Những người bị tiểu đường, động mạch xơ cứng, viêm gan hay viêm tụy thì không nên ăn các loại sữa chua có đường vì nó có thể khiến bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều, cản trở việc điều trị và kéo dài thời gian chữa bệnh.

Sữa chua chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người, tuy nhiên bạn chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 hộp mỗi ngày chia theo 2 bữa trưa và tối.

Thông thường chúng ta hay cho sữa chua vào tủ lạnh để bảo quản. Một số người thích ăn mát, một số lại thích ăn khi đông thành đá. Sữa chua bị đông cứng không làm mất đi dinh dưỡng nhưng đối với một số loại chứa lợi khuẩn thì chúng có thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, sữa chua khi tan sẽ bị tách nước, mùi vị không được hấp dẫn. Lời khuyên cho bạn là nên bảo quản ở nhiệt độ 6 – 8 độ C.

Trên đây là bài chia sẻ kiến thức bổ ích cho bạn về cách ăn sữa chua làm sao cho đúng cùng với một số lưu ý bên lề. Hãy liên tục cập nhật tin tức bổ ích khi đến với Sinh Long Đường nhé!

Bạn cần tư vấn bệnh bạn hãy kết bạn zalo để đuọc bác si tư vấn trực tiếp 0915.180.628 và 0974.07.04.85

Sữa chua không chỉ giữ lại tất cả những lợi ích của sữa, mà một số đặc điểm dinh dưỡng đã được điều chỉnh cho phù hợp và dễ hấp thu với cơ thể con người.

Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi [Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium], giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Vì vậy, có thể xem sữa chua là một “vắc-xin tự nhiên” giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày... Với một số người sợ uống sữa [do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hóa được đường lactoza trong sữa dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa] thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng, vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Tuyệt đối không ăn sữa chua khi đang uống kháng sinh.

Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da, giúp da mịn màng, tươi trẻ.

Khi ăn sữa chua cần lưu ý các điều sau đây:

Nên sử dụng khoảng 2 hộp sữa chua hàng ngày, sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ.

Không ăn sữa chua lúc đói bụng vì khi đó độ chua của dịch dạ dày cao sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày có thể ăn tạm ít hoa quả hoặc bánh quy... sau đó mới ăn sữa chua. Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 - 3 giờ mới nên ăn sữa chua.

Người bị viêm họng nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh 10 phút rồi mới ăn. Tuyệt đối không được đun nóng sữa chua sẽ chết các vi khuẩn có ích trong sữa.

Người tiểu đường, người dư cân chỉ ăn sữa chua không đường. Sau khi ăn sữa chua cần súc miệng và đánh răng thật sạch để tránh các vi khuẩn lactic trong sữa chua còn sót lại, làm hỏng men răng.

Đối với người bị viêm loét dạ dày [đau dạ dày] thường phải dùng thuốc kháng axít nên làm cho vi khuẩn sinh hơi dồn lên, làm bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.

Với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ khỏi tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.

Khi lạm dụng kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Nhưng việc bổ sung cần được tiến hành ngay sau đợt sử dụng kháng sinh chứ không phải trong khi dùng kháng sinh, vì kháng sinh và men vi sinh hoặc sữa chua sẽ đối nhau. Trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn, thì men vi sinh lại làm việc ngược lại là cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh.    


BS. Minh Tâm

Video liên quan

Chủ Đề