Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ là vấn đề rất nhiều người gặp phải, cơn đau nhức ở vùng cổ, vai, gáy ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh do không nắm được triệu chứng của bệnh. Để nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ, chúng ta nên dựa vào những dấu hiệu nào?

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Chắc hẳn mọi người không còn cảm thấy xa lạ với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, khi mắc bệnh, đĩa đệm có dấu hiệu lệch ra khỏi vị trí bình thường của mình, chúng bắt đầu chèn lên tủy sống, rễ thần kinh ở các khu vực xung quanh. Đó là nguyên nhân khiến bạn phải trải qua những cơn đau cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra ở đốt sống cổ C5, C6

Trong đó, thoát vị đĩa đệm cổ là vấn đề khá nhiều người gặp phải, lúc này đĩa đệm ở khu vực cột sống cổ chịu rất nhiều tổn thương nghiêm trọng. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng cổ và gáy, thậm chí khả năng vận động cổ, vai hoặc gáy cũng trở nên kém hơn nhiều. Các bác sĩ cho biết, đa phần bệnh nhân đang gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ C5, C6.

Đặc biệt, căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào, chính vì thế mọi người nên chú ý chăm sóc sức khỏe, vận động vừa sức, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bởi vì bệnh thoát vị đĩa đệm không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm, tích cực điều trị trong thời gian dài thì họ có cơ hội bình phục khoảng từ 80 - 90%.

2. Một số nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Trên thực tế, cột sống cổ phải hoạt động liên tục, chính vì thế chúng có nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa tương đối cao. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, đó là: do tuổi tác, đặc thù công việc, do những chấn thương không được điều trị dứt điểm hoặc một số tư thế ngồi, đứng không phù hợp,… Bất kể là nguyên nhân gì chúng ta cũng không được chủ quan mọi người nhé!

Tư thế ngồi không đúng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra đối với những người lớn tuổi, lúc này đĩa đệm dần bị xơ hóa, cấu trúc đốt sống cũng không đảm bảo chắc khỏe như trước. Chính vì quá trình lão hóa của cơ thể, người lớn tuổi rất dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, đặc biệt ở khu vực cột sống cổ. Ngay từ khi bước vào tuổi 25, cơ thể chúng ta đã chuyển sang giai đoạn lão hóa, chúng ta cần dành nhiều thời gian chăm sóc cơ thể để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, đặc thù công việc cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nhiều bạn phải đứng hoặc ngồi liên tục trong cả một ngày làm việc, hay cúi người hoặc mang vác vật nặng trên vai. Những tư thế này khiến đĩa đệm ở vùng cột sống cổ dễ tổn thương, tạo điều kiện cho bệnh thoát vị phát triển.

Các bác sĩ còn cho biết khá nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ là do từng gặp chấn thương cột sống nhưng không phát hiện và điều trị dứt điểm. Đó là lý do vì sao mọi người nên theo dõi những triệu chứng bất thường của cơ thể và đi chữa trị hoàn toàn, tránh những diễn biến phức tạp về sau.

3. Nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cổ qua những dấu hiệu nào?

Khá nhiều bạn bỏ qua giai đoạn phát triển đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, họ chỉ phát hiện vấn đề sức khỏe khi tình trạng tồi tệ. Lúc này việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn mà không mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu chúng ta nắm được những dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm cổ từ sớm, khả năng phục hồi sức khỏe cao hơn nhiều.

Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức cổ, bả vai

3.1. Các dấu hiệu lâm sàng

Khi cột sống cổ bị tổn thương, gây thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân thường phải đối mặt với những cơn đau nhức, khó chịu. Chúng xảy ra ở đốt sống cổ rồi lan sang các khu vực xung quanh, đặc biệt là bả vai, cánh tay,… Thậm chí, nhiều người còn cảm nhận được cơn đau lan tới hốc mắt và sau đầu.

Những cơn đau này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới khả năng vận động của bệnh nhân. Đa phần những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đều gặp khó khăn khi quay cổ, họ không thể giơ tay lên hoặc đau tay ra phía sau lưng. Đây là những hạn chế thường gặp mà bệnh thoát vị đĩa đệm cổ gây ra. Nếu bạn đang đối mặt với những vấn đề trên, đừng chủ quan mà hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Ngoài ra, khi mắc bệnh, chúng ta còn phải trải qua cảm giác tê bì 2 tay. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đĩa đệm bị thoát vị chèn vào rễ dây thần kinh đốt sống cổ gây ra tình trạng tê bì hai tay. Bệnh nhân sẽ có cảm giác tê bì dọc theo cánh tay lan xuống cẳng tay và các ngón tay.

Nhiều người cảm thấy tê ngứa tay, chân

Đặc biệt, mỗi khi bệnh nhân căng cơ hoặc vận động quá sức, họ có thể cảm nhận rõ cơ bắp ở tay trở nên yếu hơn rõ rệt. Biểu hiện thường gặp đó là tay cầm đồ vật không chắc và hay bị run tay.

3.2. Dấu hiệu tăng dần theo cấp độ

Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng kể trên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ cũng trải qua từng cấp độ bệnh khác nhau. Càng bước sang mức độ nặng, triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Với bệnh nhân ở cấp độ nhẹ, các triệu chứng thường gặp là cứng đốt sống cổ gây hạn chế vận động ở khu vực này. Đồng thời, cơn đau có xu hướng lan sang các bộ phận lân cận, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường.

Ở cấp độ thứ 2, cơn đau dần trở nên nghiêm trọng hơn và lan rộng tới nhiều cơ quan trên cơ thể. Lúc này, bệnh nhân cảm thấy vận động cổ khó khăn hơn rất nhiều, một số người còn phải đối mặt với hiện tượng vẹo cổ.

Nếu bệnh phát triển nghiêm trọng, bên cạnh các triệu chứng đau nhức từ đầu tới bả vai, bệnh nhân còn bị tê ngứa tay chân. Có những lúc thậm bàn tay, bàn chân gần như mất cảm giác, lúc này bạn cần đi khám và điều trị để hạn chế những biến chứng xấu xảy ra.

Cơn đau nhức càng ngày càng nghiêm trọng hơn

Hy vọng rằng qua bài viết này mọi người sẽ nắm được một số dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ. Nếu không kịp thời phát hiện, chất lượng cuộc sống của bạn có thể suy giảm đáng kể. Về lâu về dài, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tới khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý gây cảm giác đau đớn, khó chịu, giảm hoạt động và chất lượng cuộc sống nghiêm trọng cho nhiều người. Điều nguy hiểm là nhiều bệnh nhân nghĩ rằng triệu chứng bệnh chỉ do lao động quá sức hoặc mệt mỏi, dẫn tới điều trị chậm trễ. Bệnh có thể tiến triển gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh và lỗ tủy sống gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng. Mặc dù có 7 đốt sống cổ song tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ chủ yếu xảy ra ở 4 đốt sống C3 và C4, C5 và C6.

Thoát vị đĩa đệm cổ gây chèn ép dây thần kinh

2. Triệu chứng và biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ

Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ, bạn sẽ có những triệu chứng lâm sàng rất rõ ràng.

2.1. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Đau nhức: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi thoát vị đĩa đệm cổ, dây thần kinh bị chèn ép do dịch thoát ra khỏi bao hoạt dịch. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng cổ đột ngột và lan ra các vị trí khác của cơ thể như đầu, cánh tay, bả vai và gây ra hội chứng cổ vai cánh tay.

Tùy vào mức độ bệnh mà mức độ và tần suất của triệu chứng sẽ xuất hiện khác nhau. Nếu bệnh nặng thì ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, vận động của người bệnh.

Đau nhức là dấu hiệu rõ ràng nhất khi cột sống bị tổn thương, dây thần kinh bị chèn ép do dịch thoát ra khỏi bao hoạt dịch

Tê bì một vài vị trí trên cơ thể: Tùy vào dây thần kinh bị chèn ép mà khu vực bị tê bì có thể khác nhau. Nếu đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí vốn có và gây chèn ép lên dây thần kinh thì bệnh nhân có thể sẽ thấy tê bì, dị cảm ở vùng cánh tay, bàn tay và có thể lan sang cả ngón tay, dọc đường đi của dây thần kinh.

Nếu tủy sống bị chèn ép thì cảm giác tê bì sẽ lan đến tứ chi.

Yếu cơ tay chân: Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ càng nặng thì cơ tay chân sẽ càng yếu dần, thường chỉ xảy ra khi nhân nhầy chèn ép vào tủy sống. Thông thường cơ chân sẽ bị yếu trước ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Khi hoạt động gắng sức, cơ đùi và bắp chân thường rung lên, không kiểm soát tốt. Sau đó cơ tay sẽ bị ảnh hưởng, khả năng cầm nắm cũng giảm.

Thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi bao đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài

Hạn chế phạm vi cử động: Khu vực cổ không những bị đau mà cứng hơn, khả năng vận động cũng không còn linh hoạt. Các cử động khó như cúi, ngửa cổ, đưa tay ra sau lưng trở nên khó thực hiện. NẾu cố gắng, người bệnh dễ bị đau đớn hơn hoặc căng cứng cơ vô cùng khó chịu.

Ngoài các triệu chứng điển hình khi dây thần kinh hoặc tủy sống chịu ảnh hưởng do thoát vị đĩa đệm cổ thì bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu về hô hấp và tiêu hóa khi dây thần kinh liên quan chịu ảnh hưởng.

2.2. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ

Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm cổ không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, song triệu chứng và biến chứng bệnh lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cụ thể, một số biến chứng bệnh có thể gặp phải như:

Thoát vị đĩa đệm cổ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

Rối loạn thần kinh

Biến chứng do thoát vị đĩa đệm cổ này gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt, ù tai do rối loạn thần kinh thực vật. Thậm chí, người bệnh nặng có thể bị đau nhức hốc mắt, hiện tượng nhìn mờ từng cơn.

Chèn ép tủy sống

Biến chứng chèn ép tủy sống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và cảm giác của người bệnh.

Thiếu máu lên não

Biến chứng này xảy ra khi đĩa đệm trượt khỏi vị trí của nó và chèn ép lên mạch đốt sống thân.

Teo cơ cánh tay

Những dấu hiệu đau mỏi, co cơ ban đầu khi khối nhân nhầy mới chèn ép lên dây thần kinh sẽ nặng dần nếu không điều trị tốt. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng teo cơ cánh tay nếu không điều trị tốt.

Hẹp ống sống

Dịch đĩa đệm chèn ép lên ống sống gây hẹp ống sống sẽ tiến triển từ từ, ban đầu khi mức độ bệnh nhẹ người bệnh chỉ có cảm giác đau nhức không thường xuyên tại vị trí đốt sống cổ bị tổn thương. Nhưng khi nặng hơn, cơn đau sẽ lan rộng tới vùng bả vai, cánh tay, vai rộng,…

3. Những phương pháp dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và gợi ý phương pháp điều trị phù hợp gồm:

3.1. Thuốc

Khi cơn đau chưa quá nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm cổ mới khởi phát, sử dụng thuốc chống viêm NSAID hoặc thuốc ức chế COX-2 sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

3.2. Điều trị không phẫu thuật

Ngoài dùng thuốc, một số phương pháp điều trị khác có thể giảm tình trạng đau đớn do thoát vị đĩa đệm cổ như: kéo đốt sống cổ, vật lý trị liệu, tập thể dục,…

3.3. Phẫu thuật

Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ nghiêm trọng, triệu chứng không khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng thì người bệnh có thể phải phẫu thuật can thiệp.

Thoát vị đĩa đệm cổ dù không nguy hiểm đến tính mạng song triệu chứng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Điều trị sớm sẽ rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa biến chứng không phục hồi.

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cổ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, hãy tới ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành Cơ Xương Khớp.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi tận tâm là điều khiến MEDLATEC chiếm trọn niềm tin của khách hàng trong suốt 25 năm hoạt động. Liên hệ ngay 1900565656 để được tư vấn miễn phí 24/7 ngay hôm nay.