Dấu hiệu ung thư thận ở trẻ em

Ung thư nguyên bào thần kinh là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh, bố mẹ có thể giúp con có cơ hội điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.

1. Ung thư nguyên bào thần kinh là bệnh gì?

Ung thư nguyên bào thần kinh là khối u ác tính có tính chất cứng. Khối u này bắt nguồn từ mô thần kinh ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông. Thông thường có đến ⅓ trường hợp mắc bệnh này khối u có gốc ở mô tuyến thượng thận trong ổ bụng. Ung thư nguyên bào thần kinh là bệnh đặc trưng ở trẻ nhỏ, có đến 50% các ca ung thư được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh.

Ung thư nguyên bào thần kinh là kết quả của các tế bào bất thường trong thời kỳ phôi thai hoặc bào thai. Các tế bào non liên tục phân chia, phát triển bất thường tạo ra khối u. Đa số sẽ thành ung thư, một số khối u lành tính được coi là u hạch thần kinh.

Hình ảnh 1 khối u nguyên bào thần kinh

2. Dấu hiệu bệnh ung thư nguyên bào thần kinh

2.1. Dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh thường gặp

Áp lực từ các khối u sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng toàn cơ thể cho trẻ. Nếu khối u di căn vào xương, trẻ sẽ có triệu chứng đau nhức khớp xương, trẻ khó khăn trong đi lại, đi khập khiễng…

Ngoài ra, các dấu hiệu phổ biến của u nguyên bào thần kinh còn bao gồm:

Khối u ở ngực, cổ, bụng hoặc vùng chậu xuất hiện nhô lên.

Xuất hiện những tổn thương da, những cục nhỏ dưới da với mảng da màu xanh hoặc tím.

Ung thư lan ra phía sau nhãn cầu sẽ gây ra triệu chứng gây lồi mắt và các quầng thâm, tối quanh mắt.

Những thay đổi bất thường ở mắt như mắt thâm đen, con ngươi co lại, thay đổi thị lực, thay đổi màu mống mắt, sa mí mắt.

Bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau ngực, khó thở, ho dai dẳng.

Đau chân, tay, các khớp xương cũng là 1 dấu hiệu phổ biến.

Bệnh nhân còn cảm thấy đau lưng, yếu chi, tê bì…

Bệnh nhân sốt, các dấu hiệu về thiếu máu do tế bào máu giảm.

2.2. Dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh không thường gặp

Các khác thường về chuyển động đảo mắt và giật cơ đột ngột.

Triệu chứng tiêu chảy và huyết áp cao.

Cử động mắt bị mất kiểm soát.

Bệnh nhân bị liệt chi [lúc này khối u đã di căn đến tủy sống].

Hiếm gặp hơn có những trường hợp bị ung thư nguyên bào thần kinh mà trẻ không có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào. Do đó trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ cần chú ý đến trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời.

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thăm khám định kỳ đúng lịch. Thực hiện các chẩn đoán trước sinh để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Những bất thường ở trẻ như đau, quấy khóc, bất thường ở mắt… cảnh báo bệnh ung thư nguyên bào thần kinh

3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư nguyên bào thần kinh

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ có liên quan đến ung thư nguyên bào thần kinh được các nhà nghiên cứu chỉ ra như sau:

Về độ tuổi: Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Có đến 50% số ca mắc ung thư ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán là bệnh ung thư nguyên bào thần kinh.

Về giới tính: Bệnh xuất hiện ở trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ.

Về chủng tộc: Bệnh hay gặp hơn ở trẻ em da trắng. Trẻ em da màu tỷ lệ bị bệnh ít hơn.

Về lịch sử gia đình: Trong gia đình, họ hàng ruột thịt có người từng mắc ung thư nguyên bào thần kinh thì bệnh nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

4. Chẩn đoán bệnh

Khi trẻ có bất thường được thăm khám lâm sàng, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định làm các chẩn đoán cận lâm sàng để tìm ra bệnh. Các chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm có:

Thực hiện các xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu.

Các xét nghiệm về nước tiểu.

Chụp cộng hưởng từ.

Chụp CT, chụp CAT scan.

Sinh thiết khối u.

Ung thư nguyên bào thần kinh mặc dù xuất hiện ở trẻ sơ sinh nhiều. Nhưng thường bệnh chỉ phát hiện được sau khi trẻ sinh ra. Một số trường hợp, bệnh có thể phát hiện được nhờ siêu âm trong thai kỳ.

Bệnh ung thư nguyên bào thần kinh thường gặp ở trẻ nho và trẻ sơ sinh

5. Điều trị bệnh

Hiện nay đang có 6 phương pháp điều trị bệnh ung thư này. Các phương pháp điều trị đều dựa trên phân loại nguy cơ bệnh.

Phương pháp phẫu thuật [phương pháp điều trị chính để loại bỏ khối u].

Phương pháp hóa trị [có thể áp dụng trước hay sau phẫu thuật hoặc cả hai].

Phương pháp kết hợp hóa trị trước sau đó thực hiện ghép tế bào gốc.

Phương pháp xạ trị [áp dụng sau phẫu thuật].

Phương pháp Cis-retinoic [điều trị duy trì].

Điều trị bằng sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Trong đó, phẫu thuật cắt khối u là phương pháp điều trị quan trọng với bệnh nhân nguy cơ thấp và trung bình.

Hóa trị sử dụng cho trường hợp trẻ bị bệnh nguy cơ trung bình. Hóa trị cũng sử dụng để thu nhỏ khối u để phẫu thuật được triệt để.

Phương pháp xạ trị áp dụng cho trẻ có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao.

Liệu pháp miễn dịch là cách tiếp cận mới nhất để điều trị cho bệnh nhi có nguy cơ co. Phương pháp này sử dụng các kháng thể đơn dòng chống lại các kháng nguyên thần kinh khối u nang kết hợp với cytokine.

Ngày nay với những tiến bộ vượt bậc, việc điều trị bệnh ung thư nguyên bào thần kinh ở trẻ có nhiều bước tiến. Nhiều trẻ có thể sống sót sau ung thư đến tuổi trưởng thành. Nhưng hậu quả về tác dụng phụ thì luôn đeo đẳng bệnh nhân. Do đó, bác sĩ khuyến cáo cần tuân thủ lịch tái khám thường xuyên, hiểu về các tác dụng phụ sau điều trị để chung sống hòa bình với bệnh.

Việc phát hiện sớm dấu hiệu ung thư nguyên bào thần kinh ở trẻ phụ thuộc vào sự hiểu biết của người trực tiếp chăm sóc trẻ. Khi nhận thấy trẻ có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.

Ung thư ở trẻ em chiếm chưa tới 1% tổng số bệnh ung thư được chẩn đoán mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ lệ ung thư ở trẻ em đã tăng nhẹ trong vài thập kỷ qua. Do những tiến bộ điều trị lớn trong những thập kỷ gần đây, hơn 80% trẻ em mắc bệnh ung thư hiện nay sống sót sau 5 năm so với 58% ở những năm 1970. Ung thư là nguyên nhân tử vong thứ hai ở trẻ em từ 1 đến 14 tuổi sau tai nạn giao thông.

Sự khác biệt giữa ung thư ở người lớn và trẻ em?

Ung thư được hình thành khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Các loại ung thư phát triển ở trẻ em thường khác với ở người lớn. Nó không liên quan chặt chẽ đến lối sống hoặc các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

Các khối u ở trẻ em có xu hướng đáp ứng tốt hơn với một số phương pháp điều trị như hoá trị.

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em

Các bệnh ung thư khác nhau có các nguy cơ khác nhau.

Ở người lớn, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống, chẳng hạn như thừa cân, ăn uống không lành mạnh, không tập thể dục và thói quen hút thuốc và uống rượu. Các yếu tố nguy cơ do lối sống thường mất nhiều năm để gây ảnh hưởng đến khả năng gây ung thư, do đó, chúng không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh ung thư ở trẻ em.

Một số yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với bức xạ, trong nhà có người hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư của trẻ.

Một số trẻ em nhận những DNA đột biến di truyền từ cha mẹ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định. Nhưng hầu hết các bệnh ung thư ở trẻ em không phải do những thay đổi DNA di truyền gây ra. Chúng là kết quả của những thay đổi DNA xảy ra sớm trong cuộc đời của trẻ, đôi khi ngay cả trước khi sinh. Một số loại ung thư có thể xảy ra bởi các sự kiện ngẫu nhiên đôi khi xảy ra bên trong tế bào.

Các loại ung thư phổ biến ở trẻ em

Khác với người lớn, các loại bệnh ung thư thường xảy ra ở trẻ em là:

• Khối u não và tủy sống

• U nguyên bào thần kinh

• U nguyên bào thận

• Lymphoma

• Sarcoma

• U nguyên bào võng mạc

• Ung thư xương

Có thể phòng ngừa ung thư trẻ em được không?

Không giống như nhiều bệnh ung thư ở người lớn, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống [chẳng hạn như hút thuốc] không ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư của trẻ. Một vài yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với bức xạ có liên quan đến nguy cơ ung thư ở trẻ em. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tiếp xúc với bức xạ là không thể tránh khỏi, ví dụ như chụp X quang, CT chẩn đoán.

Rất hiếm khi một đứa trẻ nhận gen di truyền mắc một loại ung thư nào đó từ cha mẹ. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật phòng ngừa trước khi ung thư có cơ hội phát triển.

Tóm lại, rất khó để có thể phòng ngừa ung thư ở trẻ em.

Sàng lọc ung thư ở trẻ em

Sàng lọc là kiểm tra để phát hiện một căn bệnh như ung thư ở những người không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh ung thư ở trẻ em rất hiếm, và không có xét nghiệm sàng lọc rộng rãi để xác định ung thư ở những trẻ em không có nguy cơ cao.

Một số trẻ em có khả năng phát triển một loại ung thư cụ thể cao hơn do di truyền từ cha mẹ. Những trẻ này có thể cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, cẩn thận bao gồm các xét nghiệm đặc biệt để tìm các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể có của bệnh ung thư ở trẻ em

Ung thư không phải là bệnh phổ biến ở trẻ em, điều quan trọng là phải cho con của bạn đến gặp bác sĩ nếu chúng có dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường và không biến mất, chẳng hạn như:

• Một khối u hoặc sưng bất thường

• Dễ bầm tím

• Đau liên tục ở một vùng của cơ thể

• Dáng đi bất thường

• Sốt hoặc bệnh không rõ nguyên nhân không biến mất

• Đau đầu thường xuyên, thường kèm theo nôn mửa

• Thay đổi mắt hoặc thị lực đột ngột

• Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Hầu hết các triệu chứng này có thể do các loại bệnh khác ngoài ung thư, chẳng hạn như chấn thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi khám bác sĩ để có thể tìm và điều trị nguyên nhân. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra, tùy thuộc vào từng loại ung thư.

Điều trị trẻ em bị ung thư

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư ở trẻ em chủ yếu dựa vào loại và giai đoạn [mức độ] của ung thư. Các loại điều trị chính được sử dụng cho bệnh ung thư ở trẻ em là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị. Việc điều trị ung thư ở trẻ em được coi là một trong những thành công lớn của y học đương đại, trong đó xạ trị có một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nó cũng gây ra các tác dụng phụ bất lợi [thường xảy ra một thời gian dài sau xạ trị] về tăng trưởng và phát triển, chức năng nội tiết, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng cơ xương, rối loạn chức năng tim, tác dụng nội tiết, và khối u ác tính thứ hai. Vì thế, vấn đề khó khăn nhất trong xạ trị ở trẻ em là giảm thiểu các tác dụng muộn của điều trị. Các tác dụng cấp tính thường biến mất sau khi quá trình xạ trị kết thúc.

Các kỹ thuật xạ trị

Trong xạ trị, bức xạ năng lượng cao từ tia X, tia gamma, hoặc các hạt nguyên tử chuyển động nhanh [xạ trị hạt nặng hoặc proton] được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u.

Xạ trị gồm xạ trị ngoài và xạ trị trong. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em chỉ được điều trị bằng xạ trị ngoài. Liệu pháp xạ trị để điều trị ung thư không phải được thực hiện chỉ trong một lần. Trẻ em thường đến bệnh viện hoặc trung tâm điều trị ngoại trú 4 đến 5 ngày một tuần và trong vài tuần để điều trị [việc điều trị mỗi ngày thường mất vài phút] và ra về ngay sau đó. Việc nhận liều nhỏ hàng ngày của bức xạ giúp bảo vệ các tế bào bình thường khỏi bị hư hại, trong khi những ngày nghỉ cuối tuần giúp họ hồi phục sau chấn thương bức xạ.

Các trẻ quá nhỏ có thể gặp khó khăn khi điều trị, trong những trường hợp này, trẻ có thể được gây mê để giảm tối đa di động trong suốt quá trình điều trị. Để tránh tiếp xúc với bức xạ không cần thiết, cha mẹ không được phép vào phòng điều trị

Từ năm 2013 đến nay, khoa Xạ trị-Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã điều trị xạ trị cho hơn 100 trẻ em với các loại ung thư phổ biến là u não, sarcoma và u nguyên bào thần kinh… Trong đó có đến 1/5 số ca bệnh nhi được điều trị dưới gây mê với sự kết hợp giữa 3 khoa lâm sàng Xạ trị- Xạ phẫu, Nhi và Gây mê nhằm đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.

Với các kỹ thuật điều trị hiện đại, các bệnh nhi được cố định tốt, giúp đảm bảo liều vào các thể tích điều trị và giảm tối đa liều đến các cơ quan lành, tránh các tác dụng phụ cấp tính cũng như lâu dài ở trẻ.

Hệ thống máy TrueBeam STx, Varian CX và CyberKnife tại BV 108

Các kỹ thuật đang được thực hiện tại khoa Xạ trị-Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trên 3 máy Varian CX, TrueBeam STx và CyberKnife. Tuỳ từng loại khối u và giai đoạn, các bác sỹ xạ trị sẽ quyết định liều và kỹ thuật sử dụng để đạt được hiệu quả tiêu diệt khối u cao nhất và giảm tối đa liều trên cơ quan lành cho trẻ.

Các kỹ thuật xạ trị đang được tiến hành tại Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108

1. Xạ trị 3 chiều theo hình dạng khối u [3D CRT] 

- Sử dụng từ 2-4 trường chiếu

- Chỉ đinh rộng rãi trên nhiều mặt bệnh

- Máy điều trị: Varian CX, TrueBeam STx

2. Xạ trị điều biến liều [IMRT] 

- Sử dụng từ 5-9 trường chiếu

- Phân bố liều theo hình dạng khối u, giảm liều cho cơ quan lành

- Máy điều trị: Varian CX, TrueBeam STx

3. Xạ trị quay điều biến thể tích [VMAT]

- Sử dụng các cung tròn

- Phân bố liều theo hình dạng khối u, giảm liều tốt hơn cho cơ quan lành, thời gian điều trị nhanh

- Máy điều trị: TrueBeam STx

4. Xạ trị lập thể định vị thân [Stereotactic body Radiation Therapy – SBRT]

- Điều trị các khối u ngoài não với độ chính xác cao [≤ 1 mm].

- Máy điều trị: TrueBeam STx, Cyberknife

5. Xạ phẫu [SRS]

- Liều cao, 1-5 phân liều, điều trị các khối u trong não

- Máy điều trị: TrueBeam STx, Cyberknife

6. Xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh

- Thường kết hợp với các kỹ thuật xạ tri khác ở trên để đảm bảo điều trị chính xác, nâng cao chất lượng điều trị và giảm tác dụng phụ

- Máy điều trị: Varian CX, TrueBeam STx, Cyberknife.

7. Xạ trị toàn não tủy [CSI]

- Là kỹ thuật xạ trị phức tạp thường áp dụng trong điều trị u nguyên bào tủy ở trẻ em

- Máy điều trị: Varian CX, TrueBeam STx.

Khoa Xạ trị- Xạ phẫu Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108

Tham khảo: sciencedirect.com, cancer.org, sciencedaily.com, quipnip.com

Video liên quan

Chủ Đề