Đâu là thiết bị nhập của máy tính

  1. Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị ngoại vi?

  1. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Chuột

  2. HDD, CD-ROM Drive, FDD, Bàn phím

  3. Bàn phím, chuột, màn hình, máy in

  4. Màn hình, CPU, RAM, Main

  1. Điện thoại thông minh [Smartphone] là gì?

  1. Hỗ trợ tất cả các hệ điều hành

  2. Bền hơn so với điện thoại di động khác

  3. Điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến

  4. Điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi

  1. Trong máy tính, PC là viết tắt của từ nào?

  1. Performance Computer

  2. Personnal Computer

  3. Personal Computer

  4. Printing Computer

  1. Phần cứng máy tính là gì?

  1. Cấu tạo của phần mềm về mặt logic

  2. Cấu tạo của phần mềm về mặt vật lý

  3. Các bộ phận cụ thể của máy tính về mặt vật lý như màn hình, chuột, bàn phím,…

  4. Cả 3 phương án đều sai

  1. Bộ nhớ tạm thời

  2. Bộ nhớ đọc, ghi

  3. Bộ nhớ chỉ đọc

  4. Bộ nhớ ngoài

  1. MB [Megabyte] là đơn vị đo gì?

  1. Đo tốc độ mạng

  2. Đo tốc độ của nguồn máy tính

  3. Đo dung lượng của thiết bị lưu trữ như đĩa cứng

  4. Độ phân giải màn hình

  1. Phát biểu nào là đúng khi nói đến CPU?

  1. CPU được tạo bởi bộ nhớ RAM và ROM

  2. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng

  3. CPU là viết tắt của Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lý, để xử lý dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình

  4. CPU thường được tích hợp với một chip gọi là vi xử lý

  1. Đơn vị tính nhỏ nhất của máy tính là gì?

  1. Byte

  2. Megabyte

  3. Bit

  4. Terabyte

  1. 2 bit

  2. 10 bit

  3. 8 bit

  4. 16 bit

  1. CPU làm những công việc chủ yếu nào?

  1. Lưu trữ dữ liệu

  2. Nhập dữ liệu

  3. Xử lý dữ liệu

  4. Xuất dữ liệu

  1. Khi đọc các thông số cấu hình của một máy tính thông thường: 2GHZ-320GB-4.00GB, con số 4.00GB chỉ điều gì?

  1. Chỉ tốc độ của bộ vi xử lý

  2. Chỉ dung lượng của đĩa cứng

  3. Chỉ dung luojng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM

  4. Chỉ dung lượng của bộ nhớ chỉ đọc ROM

  1. Thành phần nào của máy tính có thể ngăn máy tính khởi động, nếu nó bị hư hỏng hoặc kết nối không đúng cách?

  1. Chuột

  2. Bàn phím

  3. Ổ đĩa cứng

  4. Máy in

  1. Nhóm nào sau đây bao gồm các thiết bị được xếp vào cùng loại?

  1. Đĩa cứng trong, máy in, các loại đĩa quang [CD,DVD], thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  2. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, USB, thẻ nhớ, máy scan, ổ nhớ di động

  3. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang [CD,DVD], thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  4. Máy in, máy scan, màn hình, loa

  1. Hãy chỉ ra đâu là thiết bị nhập?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Loa

  4. Màn hình

  1. Các thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính?

  1. Bộ nguồn

  2. Bộ nhớ RAM

  3. Ổ đĩa mềm

  4. Màn hình

  1. Các thành phần cơ bản của 1 máy tính?

  1. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ

  2. CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập dữ liệu

  3. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ, các thiết bị nhập và các thiết bị xuất dữ liệu

  4. Bộ nhớ, các thiết bị nhập, thiết bị xuất dữ liệu và con người

  1. Máy in và máy quét, thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Cả hai

  4. Không cái nào

  1. Các thiết bị: chuột, bàn phím, máy quét, thuộc khối chức năng nào?

  1. Thiết bị xuất

  2. Thiết bị nhập

  3. Khối xử lý

  4. Các thiết bị lưu trữ

  1. Thiết bị xuất để đưa ra kết quả xử lý cho người sử dụng. Các thiết bị xuất thông dụng hiện nay là?

  1. Màn hình, ổ cứng

  2. Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe

  3. Máy in, ổ mềm

  4. Màn hình, ổ mềm

  1. Phần mềm công cộng là gì?

  1. Là phần mềm có tính phí và bạn có thể chia sẻ cho những người khác mà không mất phí

  2. Là phần mềm không có bản quyền, bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí mà không bị hạn chế

  3. Là phần mềm dùng thử bị hạn chế về thời gian sử dụng và các tính năng sử dụng

  4. Là phần mềm có bản quyền và được thay đổi bới bất cứ ai

*** Lưu ý: Những câu hỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo.

NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

TRUNG TÂM TIN HỌC ĐH KHTN

  • Máy tính cần có thiết bị nhập, xuất và lưu trữ bên ngoài giống như con người cần có các giác quan và các phương tiện ghi chép sự kiện như giấy, bảng,...
  • Thiết bị nhập thông dụng gồm có bàn phím, chuột máy tính. Các thiết bị nhập chuyên dụng có máy quét ảnh [scanner], máy ảnh số,... Máy quét ảnh kết hợp với các phần mềm nhận dạng chữ viết cho phép đưa nội dung các trang báo, mẫu giấy viết tay được đưa vào máy tính nhanh hơn, với độ chính xác khá cao và căn bản là giảm bớt công sức nhập lại bằng tay. Máy ảnh số cho phép ghi hình ảnh theo khuôn dạng chuẩn có thể đưa vào máy tính để xử lý ngay như gửi qua mạng Internet, chỉnh sửa màu sắc, tạo hình mỹ thuật.
  • Máy tính cần có màn hình [monitor] để hiển thị các kết quả đã xử lý. Màn hình được đánh giá khả năng hiển thị ảnh theo màu sắc: 256 màu hay 16bit màu [High color] hay 24bit màu [True color] và theo số điểm ảnh pixel: 640x480 pixel hay 1024x768 pixel... Nhưng nếu chỉ cho phép nhìn thấy thì chưa đạt yêu cầu làm chứng từ cho kế toán vì thế máy in các loại đã được sử dụng: máy in đầu kim, máy in đầu phun, máy in dùng tia laser.
  • Thiết bị lưu trữ ngoài của máy tính đa dạng theo nhu cầu của người sử dụng:
  • Ổ đĩa và đĩa mềm [FLOPPY DISK] với dung lượng 1,44Mb cho phép người dùng dễ dàng sao chép các văn bản từ máy tính đến máy tính khác.
  • Đĩa cứng với dung lượng có thể hiện nay là 40Gb cho phép người dùng cài đặt và thực hiện những chương trình có giao diện đồ hoạ ba chiều hiện đại. Các hệ điều hành hiện nay đòi hỏi phải có ổ đĩa cứng dung lượng cao khi hoạt động.
  • Ổ đĩa và đĩa quang với dung lượng tối thiểu là 650Mb là phương tiện hữu hiệu cho việc lưu trữ các hệ điều hành hiện đại, phần mềm dạy học tiện ích theo công nghệ đa phương tiện, phần mềm giải trí video,...
  • Có nhiều loại đĩa quang: loại chỉ có thể ghi CD-R [Compact Disk Recordable], loại có thể ghi lại CD-RW [Compact Disk Rewritable]
  • Ổ đĩa và đĩa quang từ [Magneto-Optic disk] là phương tiện dễ thao tác ghi/đọc thông tin với dung lượng tối thiểu là 650Mb. Người sử dụng sử dụng đĩa MO để sao chép các tệp tin có dung lượng vượt quá đĩa mềm. Ngoài ra đĩa MO được tạo bởi chất liệu có độ bền cao hơn đĩa mềm nên tránh được rủi ro mất mát dữ liệu khi sao chép.
  • Ổ đĩa và đĩa Zip cũng là một phương tiện dễ thao tác ghi/đọc thông tin với dung lượng tối thiểu là 100Mb
  • Hiện nay với sự phát triển của chuẩn công nghệ mới USB [Universal Serial Bus] cho phép các thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính chỉ thông qua một loại cổng. Điều này đã cho các nhà sản xuất thiết bị ngoại vi thiết kế ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD và ổ đĩa MO thành những thiết bị có thể di chuyển được [removable disk].

Để hệ điều hành nhận diện các thiết bị ngoại vi không nằm trong danh mục các thiết bị hỗ trợ sẵn của hệ điều hành, các nhà sản xuất luôn cung cấp phần mềm điều khiển đĩa [driver software] đi kèm với phần cứng để người dùng thực hiện cài đặt.

Video liên quan

Chủ Đề