Đầu năm 1929 Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội

Giữa nhịp điệu hối hả của phố phường Thủ đô, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến vẻ bình lặng đến bất ngờ ở một "địa chỉ đỏ" liên quan đến lịch sử Đảng. Đó là Di tích lịch sử Nhà 5D Hàm Long [phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội] - nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam [3/1929].

Khác hẳn với vẻ bình lặng bên ngoài, Di tích Nhà 5D Hàm Long ẩn chứa nhiều thông tin quý về những phong trào, những chiến sĩ cộng sản, những tổ chức tiền thân có liên quan trực tiếp đến Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930.

Tham quan di tích, trong không gian tĩnh lặng, du khách có dịp "ngược dòng thời gian" cùng những tư liệu lưu trữ mang đậm dấu ấn lịch sử Đảng có chủ đề "Bối cảnh lịch sử dẫn tới sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên - Chi bộ 5D Hàm Long". Theo đó, tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Hà Nội thành lập ngày 27/6/1926 tại làng Dịch Vọng [Từ Liêm]. Để có cơ sở hoạt động vừa bảo đảm bí mật, vừa thuận tiện cho các thành viên trong quá trình liên lạc, hội họp, tổ chức này đã thuê Nhà 5D Hàm Long cho vợ chồng đồng chí Trần Văn Cung [bí danh Quốc Anh, cải trang là người ở quê lên Hà Nội thuê nhà] đến sinh sống, tìm việc làm. Nhà 5D Hàm Long lúc đó nằm ở khu vực vắng vẻ vì bên phải nhà là nơi để các thùng vệ sinh. Hơn nữa, đằng sau nhà có lối thoát hiểm [thông sang phố Lê Văn Hưu], rất tiện lợi và bảo đảm an toàn trước sự rình rập, truy sát gắt gao của mật thám Pháp.

Khách tham quan di tích Nhà 5D Hàm Long. Ảnh: Thanh Nghị

Thời gian đặt trụ sở tại Nhà 5D Hàm Long, tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Hà Nội đã nhanh chóng phát triển thêm nhiều hội viên. Qua ba năm duy trì hoạt động, phát triển lực lượng, nhận thấy điều kiện đã chín muồi, tháng 3/1929, các thành viên Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Hà Nội quyết định thành lập Chi bộ 5D Hàm Long - Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam lúc đó. Chi bộ có 7 đảng viên, là những thành viên ưu tú có uy tín nhất của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Hà Nội như: Trần Văn Cung, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Tuân, Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính.

Tại hội nghị thành lập, đồng chí Trần Văn Cung [cải trang là chủ nhà] đã được bầu là Bí thư Chi bộ. Kể từ thời điểm thành lập Chi bộ 5D Hàm Long, việc liên lạc, hội họp, vạch ra phương hướng phát triển tổ chức, mở rộng địa bàn hoạt động và phát động các phong trào đấu tranh trong giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi. Thời điểm cao nhất, chi bộ phát triển được hơn 200 thành viên, địa bàn hoạt động không những ở Hà Nội mà còn lan sang một số tỉnh lân cận. Đặc biệt, Chi bộ 5D Hàm Long đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công hàng loạt cuộc đấu tranh có tiếng vang, nổi bật là cuộc đấu tranh của công nhân: Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Nhà máy sửa chữa ô tô Aviat. Sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại Việt Nam là cơ sở quan trọng tiến tới thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng [6/1929], một trong ba tổ chức cộng sản tiền thân tham gia Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng [Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam] tháng 2/1930.

Gần 90 năm qua, địa điểm thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam- Nhà 5D Hàm Long trở thành "địa chỉ đỏ" trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng. Kết cấu, bài trí bên trong Di tích Nhà 5D Hàm Long được trùng tu, tôn tạo trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ban đầu và gắn với chức năng bảo tồn, trưng bày, giới thiệu một cách phù hợp, bao gồm: Phòng trưng bày, phòng khánh tiết, phòng làm việc, công trình phụ trợ. Đến với Di tích Nhà 5D Hàm Long, tham quan phòng trưng bày, du khách sẽ có thêm nhiều thông tin, tư liệu lịch sử thú vị, bổ ích về thời kỳ trước năm 1930 đến khi thành lập Đảng, phản ánh về những phong trào, tổ chức cách mạng tiền thân có ảnh hưởng và liên quan đến sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại Việt Nam.

Nổi bật ở vị trí chính giữa phòng trưng bày là câu nói của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trích trong tác phẩm "Đường Kách mệnh" được lưu treo trang trọng: "Trước hết chúng ta phải có Đảng cách mệnh, trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là Chủ nghĩa Lênin".

Ngôi nhà số 5D phố Hàm Long [Hà Nội] được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1964. Ảnh: Dân trí

Một số hiện vật tư liệu quý cũng giúp du khách hiểu thêm về bối cảnh lịch sử giai đoạn 1925-1930 dẫn đến sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên [3/1929]; thành lập Đảng [2/1930] như: Công văn của Bộ Thuộc địa Pháp gửi Toàn quyền Đông Dương thông báo về hoạt động của Hội Tương tế Đông Dương, ngày 24/6/1927; truyền đơn của Tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội gửi Hoa kiều và chính phủ Quốc Dân Đảng, yêu cầu thả những người Việt Nam bị bắt ở Quảng Châu [năm 1929]; báo cáo của Khâm sứ Trung Kỳ [10/3/1930] về hoạt động của Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng giai đoạn 1925-1930; lời kêu gọi ủng hộ nước Nga, giai cấp công - nông đoàn kết đánh đổ chủ nghĩa đế quốc và phong kiến của Đông Dương Cộng sản Đảng [năm 1929]; truyền đơn của Đảng Cộng sản Việt Nam đòi bãi bỏ chế độ hà khắc của thực dân Pháp [năm 1930]; Chân dung và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; tiểu sử, chân dung 7 chiến sĩ cách mạng tiền bối tham gia thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên - Chi bộ 5D Hàm Long; lá cờ của Đảng Cộng sản Đông Dương được treo ở tỉnh Hà Nam ủng hộ Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930... Cùng với đó, bộ bàn ghế, giường nằm, rèm che, bếp đun… của gia đình đồng chí Trần Văn Cung thường dùng, bộ quần áo dài của đồng chí Ngô Gia Tự mặc hóa trang để hoạt động cách mạng [năm 1928]; chiếc mâm đồng mà đồng chí Ngô Gia Tự dùng đổ thạch in tài liệu [1928-1929]… được giữ gìn, khôi phục nguyên mẫu.

Theo nữ cán bộ quản lý khu di tích Trần Thị Tình, nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng, Ban Quản lý di tích, danh thắng Hà Nội phối hợp với một số ban, ngành, đoàn thể, nhà trường phổ thông tổ chức cho đoàn viên, hội viên, học sinh tham quan di tích, giúp mọi người hiểu rõ thêm về một giai đoạn lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng Việt Nam.

Cùng với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng: Nhà số 90 Thợ Nhuộm [cơ sở bí mật của cơ quan Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 2/1930 đến tháng 10/1930]; nhà số 48 Hàng Ngang [nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập tháng 9/1945]; nhà số 8 phố Lê Thái Tổ [nơi Bác Hồ làm việc bí mật lâu nhất sau Cách mạng Tháng Tám 1945 ];… di tích Nhà 5D Hàm Long là "địa chỉ đỏ" mang đậm dấu ấn lịch sử của Đảng, cách mạng và Bác Hồ kính yêu.

Thế Vĩnh

60 điểm

NguyenChiHieu

Số nhà 5D phố Hàm Long [Hà Nội] là nơi diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời [3/1929]. B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên [5/1929]. C. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng [6/1929].

D. Thành lập An Nam Cộng sản Đảng [7/ 1929].

Tổng hợp câu trả lời [3]

Đáp án đúng là A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời [3/1929]. Giải thích: Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội, lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Đáp án đúng là A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời [3/1929]. Giải thích: Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội, lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Đáp án đúng là A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời [3/1929]. Giải thích: Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội, lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu được thực hiện từ năm 1985 nhằm mục đích gì? Tăng cường quyền lực cho Đảng Cộng sản. B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa nhân văn tích cực của nó. C. Đưa đất nước phát triển nhanh chóng về mọi mặt. D. Củng cố sự vững mạnh của phe xã hội chủ nghĩa.
  • Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba [1959] là ai? A. N. Manđêla B. Phiđen Cátxtơrô C. G. Nêru D. M. Ganđi
  • Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau năm 1975? A. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại B. Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa C. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài D. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  • Năm 1997 ASEAN đã kết nạp thêm các nước nào
  • Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu? A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu B. Cộng đồng than, thép châu Âu C. Cộng đồng kinh tế châu Âu D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
  • Đâu không phải là những thách thức đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trong xu thế phát triển mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các nước lớn B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia C. Nguy cơ bị tụt hậu, đánh mất bản sắc dân tộc D. Vấn đề biến đổi khí hậu
  • Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì? A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. C. Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. D. Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng.
  • Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật? A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc B. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước châu Á D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV
  • Đáp án cho Heo đi thi ngày 07/08/2021 1. Đến với quốc gia này, bạn sẽ được chào đón bằng thứ đồ uống truyền thống có tên “Mojito”. A. Cuba 2. Cá kho làng Vũ Đại nguyên gốc được làm bằng loại cá gì là chính? B. Cá trắm 3. Đâu là một trong những vật sính lễ mà Sơn Tinh – Thủy Tinh phải đem đến để rước Mị Nương? A. Cơm nếp
  • Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì? A. “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm. D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề