Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có những biện pháp nào

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời câu hỏi: Đâu chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học?

Câu hỏi:

Đâu chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học?

A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

D. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

Đáp án đúng D.

Đâu chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học: tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng, để bảo vệ đa dạng sinh học cần nghiêm cấm khai thác rừng, săn bắn động vật, xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Giải thích lý do vì sao chọn D là đúng

Thực trạng tài nguyên môi trường hiện nay:

– Về tài nguyên: Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng bị thu hẹp, động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, chất lượng đất suy giảm, đất canh tác bị thu hẹp, tài nguyên biển cũng suy giảm đáng kể.

– Về môi trường: Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

– Mục tiêu bảo vệ môi trường

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên.

+ Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

– Phương hướng bảo vệ môi trường

+ Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương.

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.

+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.

Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Bảo vệ tài nguyên môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng; có ý nghĩa đối với cả hiện tại và tương lai, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

– Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điạ phương và ở nơi mình hoạt động.

– Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 60 SGK Địa lí 12

Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Đa dạng sinh học.

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. 

- Ban hành Sách đỏ Việt Nam.

- Quy định việc khai thác lâm sản, thủy sản và động vật quý.

- Thực hiện các chương trình giáo dục, truyền thông về đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ vốn rừng và sinh vật quý.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

Tìm kiếm

  • Sản phẩm sinh học
  • Chữa bệnh vàng lá thối rễ
  • Cách cải tạo đất
  • Cách ủ phân hữu cơ
  • Cách quản lý cỏ dại

Trang chủ » Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong canh tác nông nghiệp

Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong canh tác nông nghiệp

Canh tác thuận theo tự nhiên là phương pháp canh tác dựa trên sự tôn trọng thiên nhiên và tồn tại dựa trên sức mạnh cân bằng của thiên nhiên. Trong đó, yếu tố đa dạng sinh học ở môi trường canh tác là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đa dạng sinh học trong nông nghiệp lại bị mất dần bởi tình trạng canh tác thiếu khoa học và định hướng phù hợp.

Việc bảo tồn đa dạng sinh học là một nguyên tắc cốt lõi của nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất theo hướng tự nhiên. Bởi đa dạng sinh học sẽ là con đường tối ưu nhất để ngăn ngừa dịch bệnh, phát triển đất trồng, khống chế các tác nhân gây hại,… Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp giúp cải tạo đa dạng sinh học trong nông nghiệp.

1/ Thế nào là đa dạng sinh học trong nông nghiệp

Đa dạng sinh học là sự phong phú các sinh vật và các phức hợp sinh thái mà sinh vật đó là một thành phần, bao gồm sự đa dạng trong nội bộ các loài [đa dạng gen], đa dạng các loài, và các hệ sinh thái.

Đa dạng sinh học là nền tảng của nông nghiệp, là nguồn gốc và sự phong phú của mọi giống cây trồng và vật nuôi.

Đa dạng sinh học là nền tảng của nông nghiệp

Đa dạng sinh học nông nghiệp là bộ phận của đa dạng sinh học, bao gồm tất cả các thành phần của đa dạng sinh học – ở cấp gen, cấp loài và cấp hệ sinh thái – liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp và các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các loài cây trồng và vật nuôi, và nhiều giống thuộc các loài đó và còn bao gồm các thành phần khác hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.

Đa dạng sinh học nông nghiệp còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.

2/ Vai trò, ý nghĩa của đa dạng sinh học trong nông nghiệp

Cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết để sống,cung cấp cơ sở để sản xuất lương thựcvàhàng loạt những sản phẩm phi lương thực khác như: các nguyên vật liệu cho cuộc sống hàng ngày, thuốc chữa bệnh, tạo nguồn thu nhập,…

Làm cơ sở trợ giúp cho việc sản xuất lương thực thông qua các hiện tượng như sự thụ phấn, kiểm soát sinh học các loài dịch hại, bệnh và làm đấtmàumỡ do chu trình các chất dinh dưỡng.

Đa dạng sinh học đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Tạo thu nhập cho người dân sống quanh hệ sinh thái [hệ sinh thái rừng ngập nước, hệ sinh thái nước lợ,..]

Cung cấp thực phẩm, lương thực thiết yếu cho con người.

Cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây dựng, xuất khẩu gỗ.

Cung cấp dược liệu chữa bệnh cho con người.

Tạo ra các giá trị văn hóa, xã hội.

Đa dạng sinh học mang đến các giá trị văn hóa xã hội

Mang lại các giá trị thẩm mĩ.

Là môi trường sống, sinh trưởng phát triển thuận lợi của các loài thiên địch.

3/ Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp

Bảo vệ và kích thích sự phát triển của các loài thiên địch của sâu bệnh hại, duy trì cân bằng sinh thái. Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.

Bảo vệ, kích thích sự phát triển của các loài thiên địch

Chỉ dùng thuốc trừ sâu bệnh ít độc hại nhất đủ để kiểm soát dịch hại trong trường hợp cần thiết. Thông thường [nhưng không phải luôn luôn] thì các loại thuốc trừ sâu thảo dược ít độc hại hơn các loại thuốc hoá học. Nhưng vẫn phải luôn nhớ rằng ngay cả thuốc trừ sâu thảo dược cũng nguy hiểm đối với môi trường. Nên chỉ sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học và kích thích tính kháng sâu bệnh của cây trồng.

Cố gắng sử dụng đến mức tối đa các loại phân hữu cơ.

Không phun thuốc trừ sâu vào các khu ruộng để hoang.

Khi thu hoạch, chỉ lấy những phần quan trọng cần thiết của cây cối, để lại những phần không cần thiết. Không đốt chất phế thải của cây trồng mà tận dụng để che phủ đất trồng

Các lớp mùn che phủ bảo vệ đa dạng sinh học đất, hãy dùng đến mức tối đa các lớp phủ.

Đảm bảo đất luôn được che phủ bởi cây cỏ xanh hay các lớp thân cây để bảo vệ đất khỏi mưa, nắng, và gió.

Tận dụng tàn dư thực vật để che phủ bảo vệ đất

Khi để hoang hay khi chỉ có trồng trọt thưa thớt trên cánh đồng, bố trí các đống rạ, thân cây trên cánh đồng để làm nơi trú ẩn cho các loài sinh vật có ích tránh khỏi thời tiết khắc nghiệt và các loài ăn thịt khác.

Để lại một vài cây gỗ to [và cả những cây nhỏ] trên đất nông nghiệp. Không chặt hết trừ khi có một nguy cơ cụ thể. Cố gắng để có nhiều loại cây gỗ khác nhau, không chỉ để một loài. Gìn giữ những cây thân gỗ có nhiều hoa vì chúng rất quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp.

Duy trì nhiều loại cây phong phú, đặc biệt là các giống cây có hoa và đa dạng về chủng loại trên các bờ ruộng, mương liếp để tăng sự đa dạng sinh học.

Tăng đa dạng sinh học bằng cách trồng nhiều loại cây

Rơm rạ và các phế phẩm nông nghiệp khác có thể vứt ở trên bờ để tạo sinh cảnh cho những loài côn trùng có ích, ví dụ như loài nhện.

Tổng hợp

Xem thêm bài viết ? So sánh đất tốt, đất xấu và cách để cải tạo đất tốt

Vân Hồng

Xem thêm về: Canh tác nông nghiệp

Danh mục: Kỹ thuật canh tác

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

Tác hại của việc trồng độc canh trong canh tác nông nghiệp

Thiên nhiên là bạn, không phải là thù

Lớp phủ thực vật quan trọng như thế nào trong canh tác tự nhiên

Những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường và con người

Quản lý nước hiệu quả trong canh tác nông nghiệp theo hướng tự nhiên

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    WAO sẽ liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất!

    Δ

    SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

    • Khuyến mãi

      WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

      895,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Khuyến mãi

      MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

      180,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Khuyến mãi

      Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

      215,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

      850,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

      540,000 Thêm vào giỏ hàng

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    • Nấm xanh nấm trắng là gì?
    • Các quy định khi xuất khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc
    • Nấm Trichoderma và cách sử dụng nấm Trichoderma hiệu quả
    • Nấm Chaetomium và cơ chế bảo vệ cây trồng của Chaetomium
    • Xuất khẩu chính ngạch là gì? Vì sao nên xuất khẩu nông sản chính ngạch?

    CÔNG NGHỆ SINH HỌC WAO

    VP Hà Tĩnh: Số 342, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh

    Điện thoại: 0239.3.845.888

    VP Hoà Bình: Số 91, TT Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình

    Điện thoại: 034.234.3989

    VP Bình Phước: Quốc Lộ 14, Thôn 2, Xã Đoàn Kết, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước

    Điện thoại: 0978.497.345

    CHÍNH SÁCH CHUNG

    Chính sách & quy định chung

    Hình thức thanh toán

    Chính sách vận chuyển

    Chính sách đổi trả

    Ghi rõ nguồn "Công Nghệ Sinh Học WAO" khi phát hành lại thông tin.
    © 2022 Copyright Công nghệ sinh học WAO - WordPress & HTML5 Blank.

    Trang chủ
    0 Giỏ hàng
    Siêu thị WAO
    Liên hệ
    Danh mục

    • Trang chủ
    • WAO LÀ AI?
    • Đất
    • Vi sinh
    • Kỹ thuật canh tác
    • Kỹ thuật chăm sóc cây
    • Cách sản xuất phân hữu cơ
    • Tủ sách nông nghiệp
    • Câu Chuyện Nông Nghiệp

    Video liên quan

    Chủ Đề