Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

1. Phơi khô thức ăn cho gia súc:
Cỏ, rơm phơi khô là thức ăn cung cấp nguồn vitamin, protein, khoáng chất, chất xơ dồi dào cho trâu bò vào mùa lạnh. Đây là phương pháp đơn giản, phù hợp với mọi quy mô chăn nuôi, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, đầu tư thấp mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gia súc.
Việc phơi khô thức ăn cho gia súc là cách giúp bà con dự trữ được lâu, chủ động được nguồn thức ăn cho trâu bò vào mùa mưa lạnh. Thức ăn phơi khô cho gia súc là các loại cỏ, rơm, thân cây ngô, lạc... Sau khi phơi khô thức ăn sẽ giảm được độ ẩm, gia súc sẽ ăn được nhiều, kích thích tiêu hóa, ngoài ra còn duy trì sự ổn định của dạ cỏ giúp cho vi sinh vật thực hiện các hoạt động phân giải thức ăn. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho đàn gia súc. Đặc biệt, thức ăn khô còn giúp kích thích sự phát triển dạ cỏ của bê con.
Để làm thức ăn khô đạt chất lượng tốt bà con nên thu hoạch cỏ để phơi vào lúc cỏ sắp  ra hoa, lúc đó cỏ vừa đúng độ, không quá non cũng không quá già làm tăng khả năng ăn vào của gia súc. Thức ăn phơi khô cần được bảo quản ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không bị mưa dột hay đọng nước.

Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

Chế biến thức ăn cho gia súc - Ảnh: Internet

2. Ủ chua thức ăn xanh cho gia súc:
Ủ chua là phương pháp nén chặt các loại thức ăn trong môi trường kín khí. Nguyên liệu có thể là cỏ tự nhiên, cây ngô, cây chuối, bã mía, cỏ voi, … Bà con nông dân ủ với công thức: 100kg nguyên liệu thô + 0,5kg muối + 3kg urê (có thể thêm 2 - 4% rỉ mật đường)
Nguyên liệu đem ủ chua cần được cắt ngắn từ 5 - 10cm và có chứa lượng nước khoảng 65 - 75%. Thức ăn được ủ phải đảm bảo đã được sơ chế sạch sẽ, còn tươi mới, sau đó trộn đều nguyên liệu thô với lượng nước đã được hòa tan muối và Uể. Khi ủ nên chia lượng thức ăn thành nhiều lớp, mỗi lớp dày khoảng 20 - 30cm, lớp trước phải được nén thật chặt và đàm kỹ rồi mới thêm lớp tiếp theo. Thức ăn được ủ khoảng 3 tuần là có thể sử dụng cho gia súc ăn.
Ủ chua thức ăn xanh giúp bà con bảo quản được nguồn thức ăn lâu dài mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng do đã được trộn thêm muối,… Mỗi con gia súc có thể ăn được 5 - 7kg thức ăn ủ chua trong 1 ngày tương đương 100kg trọng lượng cơ thể của nó. Thức ăn sau khi ủ chua sẽ có màu vàng chanh, mùi thơm, vị hơi chua kích thích vị giác của gia xúc và giúp cho chúng tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng, chống ngã bệnh trong thời tiết giá rét.
3. Ủ héo thức ăn xanh cho gia súc:
Ủ héo là cách làm trung gian giữa ủ tươi và phơi khô. Nguyên liệu được ủ héo thường khô hơn nguyên liệu dùng để ủ tươi. Thức ăn ủ héo lên men ít, lượng chất dinh dưỡng được bảo toàn.
Nguyên liệu dùng để ủ héo thường là cỏ tươi. Tùy thuộc vào độ ẩm của cỏ mà bà con có thể ủ lúc cỏ còn tươi hay đem phơi tái trước khi ủ nhằm làm giảm độ ẩm của cỏ. Độ ẩm thích hợp để ủ héo cỏ là khoảng 50 - 60%. Cỏ được ủ trong túi nilon, khi ủ phải nén chặt từng lớp và túi phải được buộc kín, đảm bảo không có lỗ hổng nếu không cỏ sẽ bị hỏng. Bà con cũng cần chú ý chuột hay các con côn trùng có thể cắn vỏ bao khi ủ cỏ.
4. Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc:
Cỏ là thức ăn lý tưởng cho gia súc nhai lại, nhưng trong mùa mưa lạnh, lượng cỏ không nhiều thậm chí không đủ ăn cho đàn gia súc của bà con. Hiện nay, nhiều bà con chăn nuôi đã tự trồng cỏ để có đủ nguồn thức ăn xanh cho gia súc. Hiện nay tại địa bàn tỉnh ta cỏ voi và cỏ VAO6 là cho năng xuất cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt tốt. Nếu bà con chủ động được nước tưới vào mua khô thì có thể thu hoạch cỏ quanh năm. Cỏ Voi và cỏ VAO6 cho chu kỳ kinh tế lâu dài, trồng 1 lần có thể thu hoạch được năng suất cao trong khoảng 3 - 4 năm. Nếu bà con chăm sóc tốt thì chu kỳ đó có thể kéo dài đến 10 năm. Chủ động trồng cỏ là biện pháp hữu hiệu cho bà con trong những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh hay nguồn thức ăn dự trữ cho trâu bò.
5. Dự trữ nguồn thực phẩm có nhiều chất xơ cho gia súc:
Nguồn thức ăn cung cấp nhiều chất xơ cho gia súc là từ rơm, ngọn sắn, ngọn mía, vỏ đậu tương, … Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của vật nuôi, nó làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và kích thích việc thu nạp thức ăn cho vật nuôi. Các nguyên liệu giàu chất xơ thích hợp cho bà con sử dụng làm nguồn thức ăn dự trữ lâu dài bằng cách ủ chua, ủ urê. phương pháp này quy trình đơn giản, chi phí lại thấp nên đang được sử dụng phổ biến tại các mô hình chăn nuôi hiện nay.
6. Dự trữ nguồn thức ăn tinh cho gia súc:
Nguồn thức ăn tinh sử dụng cho vật nuôi bao gồm bột ngô, khoai, sắn, bột đậu tương, cám gạo, … Đây là nguồn thức ăn cung cấp các thành phần dinh dưỡng quan trọng cho gia súc như các chất tinh bột, chất đạm, chất khoáng, vitamin, …
Thức ăn tinh được bảo quản ở dạng khô, được dự trữ trong chum vại, bao tải, thùng kín, … Nơi bảo quản phải khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo không bị mối mọt , ẩm mốc. Khi có hiện tượng ẩm, vón cục, mối mọt,… bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là các phương pháp chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn, để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, tùy theo điều kiện chăn nuôi của từng gia đình và điạ phương mà bà con cần có phương pháp dự trữ thức ăn phù hợp cho gia súc để giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi.

Trần Lương - Trạm Khuyến nông Hải Lăng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

Để dự trữ thức an lâu ngay cần dùng phương pháp nào

  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,378
  • Tháng hiện tại56,995
  • Tổng lượt truy cập331,345

Mục đích của dự trữ thức ăn là giữ thức ăn lâu hỏng, và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi, người ta thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học như cơ học, nhiệt học, hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn.

Mục đích của dự trữ thức ăn là?

A. Làm tăng mùi vị.

B. Tăng tính ngon miệng.

C. Giữ thức ăn lâu hỏng.

D. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.

Đáp án đúng C.

Mục đích của dự trữ thức ăn là giữ thức ăn lâu hỏng, và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi, người ta thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học như cơ học, nhiệt học, hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

– Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn

+ Chế biến thức ăn: Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến con người mới ăn được. Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá. Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng, khử bỏ chất độc hại.

Ví dụ: Làm chín hạt đậu tương (Đậu nành) sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn. Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, vật nuôi ăn ngon miệng hơn.

+ Dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Ví dụ: Vụ xuân, vụ hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết, người ya phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

– Các phương pháp chế biến thức ăn

Người ta thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học (như cơ học, nhiệt học,..), hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn.

+ Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn từ hạt, xử lí nhiệt với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu (như hạt đậu, đỗ).

+ Các loại thức ăn giàu tinh bột thì dùng phương pháp đường hoá hoặc ủ lên men (Ví dụ: Ủ tinh bột với men rượu).

+ Kiềm hoá với thức ăn có nhiều xơ như rơm, rạ.

+ Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.

– Một số phương pháp dự trữ thức ăn: Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp sau:

+ Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt Mặt trời hoặc sấy bằng điện, bằng than,…

+ Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

+ Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh. Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

Phân loại thức ăn chăn nuôi: Có nhiều cách để phân loại thức ăn chăn nuôi, dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn là một trong những phương pháp dùng để phân loại thức ăn:

– Thức ăn có hàm lượng protein > 4%: giàu protein.

– Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50%: giàu gluxit.

– Thức ăn có hàm lượng xơ > 30%, thức ăn thô.