Đề minh họa đánh giá năng lực Sư phạm

Năm 2022, phương thức xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực được sử dụng ở nhiều trường ĐH và CĐ

Năm nay, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ tuyển sinh. Theo đề thi minh họa được công bố, kỳ thi sẽ gồm 6 bài thi cụ thể: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh. Trong đó, kỳ thi này có cách thức đánh giá thí sinh khá đặc biệt ở môn ngữ văn và tiếng Anh.

Bài thi toán, thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút, gồm 50 câu được chia thành 2 phần. Phần 1 trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn gồm 35 câu, thí sinh chọn đáp án đúng nhất. Phần 2 trả lời ngắn gồm 15 câu hỏi, thí sinh ghi đáp án dưới dạng số tự nhiên. Nếu đáp án là số thập phân, thí sinh cần làm tròn đến 2 chữ số sau dấu thập phân.

Đề minh họa bài thi toán xem tại đây.

Tương tự, bài thi vật lý, hoá học, sinh học mỗi bài cũng gồm 50 câu hỏi được chia thành 2 phần: trắc nghiệm và trả lời ngắn đáp án [thí sinh làm bài trong 90 phút].

Xem chi tiết đề thi minh họa các môn này tại đây: vật lý, hoá học, sinh học.

Bài thi ngữ văn cũng có thời gian làm bài trong 90 phút. Trong đó, phần 1 bài thi ngữ văn có 20 câu theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thí sinh chọn đáp án đúng trong 4 đáp án được nêu ra. Phần 2 viết luận, thí sinh được yêu cầu viết bài nghị luận khoảng 600 chữ.

Đề minh họa môn ngữ văn xem tại đây.

Bài thi môn ngữ văn thí sinh làm bài thi ở cả 2 dạng: trắc nghiệm và tự luận

Riêng môn tiếng Anh, thí sinh sẽ được kiểm tra cả 4 kỹ năng gồm: nghe, nói, đọc và viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam. Bài thi diễn ra trong 180 phút, trong đó 45 phút cho bài thi nghe, 60 phút cho mỗi bài thi đọc và viết. Riêng phần nói, bài thi chia ra làm 3 phần, mỗi phần sẽ có thời gian thi theo thứ tự là 3, 4 và 5 phút.

Môn tiếng Anh kiểm tra 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết

Các nội dung kiến thức được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong đó phần kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỷ lệ 70-80%. Còn lại là kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Bên cạnh hình thức xét dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, trường còn xét dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

Trong đó, kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0,1 điểm.

Thí sinh xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ngành học nào thì sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học đó. Ví dụ, thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm toán thì sẽ dự thi bài thi đánh giá năng lực toán và điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi của kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển.

Tin liên quan

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM

Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Giới thiệu
  • Chính sách
  • Quyền riêng tư
Copyright © 2020 Tailieu.com

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Để giúp thí sinh tìm hiểu về bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, chuẩn bị tốt cho việc tham dự kỳ thi sắp tới, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố đề thi minh họa cụ thể của 6 môn thi: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh, thực hiện trên máy tính.

Trong số đó, các bài thi đánh giá năng lực toán học, vật lý, hóa học, sinh học có thời gian làm bài 90 phút, với 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng các năng lực của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống.

Bài thi đánh giá năng lực ngữ văn có thời gian thi 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội sẽ được ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ.

Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh, thời gian làm bài 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam.

Đề thi minh họa môn toán học

Đề thi minh họa môn vật lý

Đề thi minh họa môn hóa học

Đề thi minh họa môn sinh học

Đề thi minh họa môn ngữ văn

Đề thi minh họa môn tiếng Anh

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết nội dung kiến thức được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong đó phần kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỉ lệ khoảng 70-80%. Còn lại là kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11. Riêng bài thi môn tiếng Anh, các ngữ liệu trong đề thi được lấy đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau.

"Đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện nhằm đánh giá năng lực suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0,1 điểm", ông Trung nói.

Thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 10-5 đến hết ngày 28-5.

Kỳ thi dự kiến được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 4-6 đến 15-6 tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận [Long An, Bình Dương, Tây Ninh].

Đại học Sư phạm TP.HCM tìm thí sinh có năng lực chuyên biệt gì?

TRẦN HUỲNH

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một số bài thi tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển. Bài thi minh họa của từng môn cụ thể như sau:

1. Bài thi đánh giá năng lực môn Toán: TẠI ĐÂY

2. Bài thi đánh giá năng lực môn Ngữ văn: TẠI ĐÂY.

3. Bài thi đánh giá năng lực môn Tiếng Anh: TẠI ĐÂY.

4. Bài thi đánh giá năng lực môn Vật lí: TẠI ĐÂY.

5. Bài thi đánh giá năng lực môn Hoá học: TẠI ĐÂY.

6. Bài thi đánh giá năng lực môn Sinh học: TẠI ĐÂY.

7. Bài thi đánh giá năng lực môn Lịch sử: TẠI ĐÂY.

8. Bài thi đánh giá năng lực môn Địa lý: TẠI ĐÂY.

Bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, bao gồm 31 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận.

Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận.

Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn diễn ra trong 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh theo 5 phương thức. Trong đó, trường dành một phần chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi trước ngày 15/5/2022 [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào] kết hợp với kết quả học THPT.

Điều kiện đăng kí xét tuyển là những thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên.

Trường xét tuyển theo từng ngành dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có]. Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét theo tổng điểm các môn thi năng khiếu tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có] với các môn thi thi đánh giá năng lực.

Thúy Nga

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Anh là cao nhất với 28,53 điểm.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố đề minh họa của kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2021.

Video liên quan

Chủ Đề