Đề thi chuyên hóa vào lớp 10 violet năm 2024

Theo công bố của Sở GD-ĐT Hà Nội về số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2023 – 2024, toàn thành phố có 11.283 lượt học sinh đăng ký vào các trường THPT chuyên và trường có lớp chuyên. Tổng chỉ tiêu cho hệ chuyên của các trường này là 1.750.

Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có số lượng thí sinh đăng ký dự thi đông nhất, trên 4.000 thí sinh. Sau đó là Trường THPT Chu Văn An với hơn 3.000 thí sinh, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam với hơn 2.800 thí sinh, Trường THPT Sơn Tây với hơn 1.100.

Mỗi thí sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của 2 trong 4 trường THPT: Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An, Sơn Tây. Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào cùng 1 môn chuyên của hai trường, nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT, khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, các đối tượng học sinh được cộng điểm ưu tiên tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2024 gồm:

(1) Nhóm đối tượng 1:

- Con liệt sĩ;

- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;

- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;

- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.

- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

(2) Nhóm đối tượng 2:

- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;

- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;

- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.

(3) Nhóm đối tượng 3:

- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;

- Người dân tộc thiểu số;

- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hồ sơ tuyển sinh lớp 10 gồm có những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ tuyển sinh lớp 10 bao gồm:

Điều 6. Hồ sơ tuyển sinh
1. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học bạ cấp trung học cơ sở.
4. Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
5. Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.

Theo đó, hồ sơ tuyển sinh lớp 10 gồm có những giấy tờ sau:

- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.

- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Học bạ cấp trung học cơ sở.

- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).

- Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.

Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: (Ghi rõ điều kiện, nếu có. Mỗi mũi tên viết một phương trình phản ứng)

1.

Đề thi chuyên hóa vào lớp 10 violet năm 2024

Biết rằng X1 là hợp chất chiếm chủ yếu trong thành phần khí thiên nhiên. X2, X3, X4, X5, X6 là các chất hữu cơ.

2.KMnO4 + HCl → khí A FeS + HCl → khí B

Na2SO3 + H2SO4 → khí C NH4HCO3 + NaOH (dư) → khí D

A + NaOH (t0 thường) → ? A + D (dư) → ?

B + C → ? C + D (dư) + H2O → ?

Biết rằng A, B, C, D là các chất vô cơ.

Câu II: (2,0 điểm)

1. Tổng số hạt p, n, e của hai nguyên tử A, B là 177, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 8.

  1. Xác định các nguyên tử A, B.
  1. Cho 18,6 gam hỗn hợp X gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 39,9 gam hỗn hợp muối khan. Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị m.

2. Một khoáng vật X gồm hai nguyên tố A (là kim loại) và B (là phi kim). Khi đốt cháy hết m gam X được oxit Y (trong đó A chiếm 70% khối lượng) và oxit Z (trong đó B chiếm 50% khối lượng). Biết rằng, để khử hết Y thành A cần vừa đủ 0,18 gam H2 ở nhiệt độ cao; lượng Z ở trên tác dụng vừa đủ với 19,2 gam Br2 trong nước. Xác định tên khoáng vật X và giá trị m.

Câu III: (2,0 điểm)

1. Hai nguyên tố A, B có các oxit ở thể khí (cùng điều kiện thích hợp) tương ứng là AOn, AOm, BOm và BOi (với ). Hỗn hợp X gồm x mol AOn và y mol AOm có khối lượng mol trung bình là 37,6 gam. Hỗn hợp Y gồm y mol AOn và x mol AOm có khối lượng mol trung bình là 34,4 gam. Biết tỷ khối của BOm so với BOi là 0,8.

  1. Xác định các oxit trên.
  1. Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng AOn và AOm ra khỏi hỗn hợp các khí trên mà vẫn giữ nguyên khối lượng của chúng. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2. Cho hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS phản ứng với lượng H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được khí SO2. Hấp thụ hết lượng SO2 sinh ra bằng lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được V lít dung dịch chứa H2SO4 nồng độ 0,005M. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị V.

Câu IV: (3,0 điểm)

1. Cho m gam hơi một rượu no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH) X đi qua CuO (dư) nung nóng. Sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm a gam; hỗn hợp hơi thu được chứa 1 anđehit (CnH2nO) và hơi nước có tỉ khối so với H2 là M. Lập biểu thức liên hệ giữa a, M và m.

2. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí X (gồm C2H2, C2H4 và H2) thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,86 gam nước. Mặt khác, nung X một thời gian (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 là 29/7 (biết lượng H2 tham gia phản ứng cộng là 20%). Xác định phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.

3. Lên men m gam glucozơ thành rượu etylic (với hiệu suất 80%). Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 15 gam kết tủa. Lọc kết tủa thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào X thu thêm 29,7 gam kết tủa nữa. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị m.

Câu V: (1,0 điểm)

Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 122,76 gam chất tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan với tỷ lệ mol 1:2:3. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị m.