Đề thi khảo sát lớp 12 môn văn 2023 năm 2024

Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè: sấm, gõ, bầu trời thật thấp, gió, thổi, cát bay, lá bay, đá bay.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ so sánh thể hiện rõ trong câu thơ “Mưa ròng ròng như triệu ngón tay…/Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ”.

- Tác dụng biện pháp so sánh:

+ Giúp hình ảnh, hiện tượng thiên nhiên (mưa) trở nên sinh động, giúp người đọc dễ dàng hình dung được cơn mưa đầu hạ.

+ Qua hình ảnh so sánh tác giả nhấn mạnh, làm nổi bật hiện tượng tự nhiên của đất trời trong một cơn giông tố, những giọt mưa mạnh mẽ trút xuống cho con người nhiều trải nghiệm, được sống trọn trong cơn giông.

+ Giúp cho lời thơ, đoạn thơ trở nên bay bổng và cuốn hút hơn.

Câu 4.

HS nêu quan điểm cá nhân.

Gợi ý:

- Cuộc sống luôn cần những thử thách, gian nan để con người trở nên mạnh mẽ hơn.

- Trước mỗi khó khăn, cần bình tĩnh nhìn nhận để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.

- Mỗi con người cần phải nuôi dưỡng trong trái tim mình một tình yêu đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống

2. Thân đoạn

  1. Giải thích:

- Cảm xúc: là tình cảm nảy sinh do có sự rung động trong lòng.

- Cân bằng cảm xúc: là khả năng điều chỉnh, quản lý cảm xúc một cách hợp lý sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu.

\=> Cân bằng cảm xúc trong cuộc sống là điều cần thiết với mỗi cá nhân.

  1. Bàn luận

- Luận điểm 1: Tại sao chúng ta cần biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống?

+ Nếu để cảm xúc chi phối cuộc sống, sẽ dễ bị mất tự chủ, mất lý trí, làm những việc không suy nghĩ kỹ, gây hậu quả xấu cho bản thân và người khác.

+ Nếu biết cân bằng cảm xúc, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, duy trì một tâm trạng tốt, tạo ra những quan hệ tốt với người khác.

+ Cân bằng cảm xúc là một kỹ năng sống quan trọng, giúp chúng ta có được sự an toàn, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

- Luận điểm 2: Tầm quan trọng của cân bằng cảm xúc

+ Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta chủ động đối mặt với khó khăn, thử thách và khủng hoảng trong cuộc sống một cách hiệu quả.

+ Việc biết cân bằng các cảm xúc giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn, giải quyết vấn đề và duy trì quan hệ tốt với người khác.

+ Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống và phát triển sự tự tin.

\=> Ý nghĩa: Giúp chúng ta sống có chủ động và tự tin, có sự kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình theo hoàn cảnh và mục tiêu.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

  1. Phản đề

- Nhiều người vẫn sống theo cảm tính, không biết kiểm soát được cảm xúc của mình.

- Lối sống thiếu ý thức, chỉ biết theo đuổi những thứ thoáng qua, không biết tôn trọng giá trị của cuộc sống.

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 1515/BGDĐT-QLCL ngày 07/4/2023 quy định về lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thì thí sinh dự thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2023 vào sáng ngày 28/6/2023 (Thứ Tư) với thời gian làm bài là 120 phút.

2. Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2023

Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2023 có 2 phần:

- Phần đọc hiểu (3 điểm): đề thi sẽ đưa ra một đoạn văn mẫu và từ đó đặt ra câu hỏi với độ khó được phân hóa theo từng câu, yêu cầu thí sinh giải quyết vấn đề được đặt ra từ đoạn văn bên trên.

- Phần làm văn (7 điểm): gồm 2 câu, câu 1 làm văn về nghị luận xã hội, câu 2 làm văn về nghị luận văn học.

Dưới đây là đề thi chính thức môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2023:

Đề thi khảo sát lớp 12 môn văn 2023 năm 2024

Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2023 chính thức (Hình từ fanpage Thông tin Chính phủ)

3. Đáp án đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2023 (Chính thức)

Xem chi tiết tại đây: Đáp án chính thức đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm 2023

4. Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2023 là bí mật nhà nước độ Tối mật

Cụ thể tại Điều 1 Quyết định 531/QĐ-TTg ngày 19/5/2023 quy định bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

- Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.

- Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.

Như vậy, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có môn Ngữ văn được xem là bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

5. Các yêu cầu đối với đề thi môn Ngữ văn văn tốt nghiệp THPT năm 2023

Theo Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, đề thi cho mỗi bài thi/môn thi (trong đó có môn Ngữ văn) của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 phải đạt các yêu cầu dưới đây:

- Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, cụ thể: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

- Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;

- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;

- Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;

- Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.

Ngoài ra, trong một kỳ thi, mỗi bài thi/môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các yêu cầu trên; mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi

6. Quy định về bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi

Việc bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được thực hiện như sau:

- Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng Điểm thi, thư ký Điểm thi và công an), chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ.

Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của những người ký nhãn niêm phong, lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong.

- Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày và phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ.

Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải bảo đảm an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; có một Phó trưởng Điểm thi là người của trường phổ thông không có thí sinh dự thi tại Điểm thi trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi.

Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng bảo quản đề thi, bài thi của Phó trưởng Điểm thi được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc của buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi hôm sau.

- Việc mở túi đề thi, phát đề thi cho thí sinh phải được thực hiện tại phòng thi đúng thời gian và đúng bài thi/môn thi theo quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.

- Đề thi dự bị chỉ sử dụng khi có ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.

(Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi tại Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].