Đem con ra so sánh

"Con nhà người ta" là ai?

Con nhà người ta có thể là bất cứ ai, từ con nhà bác hàng xóm đến anh chị em nhà cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, xa hơn là "con nhà người ta" trên... tivi. Thật khó để nêu rõ ai là “con nhà người ta” dù bạn luôn nghe đến nó, vật lộn với nó, nhớ nhung nó như một đối thủ vô hình cho đến tận bây giờ. Vì nó xuất hiện bắt đầu từ thuở bạn sinh ra, đi học hết ba cấp rồi đến khi bạn lấy vợ/chồng, có con rồi cũng vẫn bị bám theo.

[Ảnh: nytimes]

Đặc điểm "nhận dạng"

"Con nhà người ta" có đủ các đặc điểm hoặc thông thường là có những đặc điểm mà khi bố mẹ nhìn vào bạn thấy vô cùng thiếu hay nói cách khác bạn đang ở chỉ số âm cho những đặc điểm ấy. Khi còn đi học, con nhà người ta là người học giỏi nhất thế giới, không ai có thể sánh kịp. Lúc đi làm, con nhà người ta là người vô cùng hoàn hảo, giỏi việc nước, đảm việc nhà, cha mẹ nói gì cũng nghe, bảo gì cũng làm.

Làm gì khi bị so sánh với "con nhà người ta"?

Câu chuyện muôn thuở về một nhân vật chẳng hề có thật mà mẹ chúng ta thường hay lôi ra để so sánh, để làm thước đo cho những nỗ lực, những cố gắng mà chúng ta thực hiện.

[Ảnh: freepik]

Không ai biết "con nhà người ta" thực sự là ai. Nhưng ít nhất chúng ta cũng đều một lần cảm thấy hậm hực tổn thương khi bản thân bị đem ra so sánh với người khác. Nếu cha mẹ bạn chưa từng nói về "con nhà người ta", bạn quả thực là một người may mắn.

Nhưng nếu bạn cảm thấy tổn thương, cảm thấy không muốn nghe thêm nữa về nhân vật này, đây là một trong những biện pháp có thể thay đổi tình thế.

Khoe thành tích, điểm mạnh mà bản thân từng đạt được

Không phải ai cũng hoàn hảo, cũng như không ai cũng có thể giỏi về mọi mặt, có người giỏi về những việc làm đòi hỏi sự khéo tay, có người giỏi trong việc học và có người những người lại giỏi về những môn thể chất.

[Ảnh: behance]

Nếu như bị ba mẹ đem đi so sánh với người ta, hãy đem những thành tích hoặc thứ mà bản thân có thể làm tốt nhất ra cho ba mẹ xem. Họ không biết rằng chính con cái mình cũng có những tài năng rất riêng, những tư chất rất riêng mà nhiều phụ huynh khác cũng ao ước con họ có được điều đó.

Thay đổi hướng suy nghĩ

Đúng là ai cũng khó chịu và nản lòng khi bị đem ra so sánh với anh chị em hoặc bạn bè. Mặc dù vậy, có thể bạn không nhận ra, nhưng khi so sánh bạn với người khác, người lớn thường có ý tốt, chỉ là mong muốn con cái mình có thể hoàn thiện hơn. 

[Ảnh: theheadsofstate]

Do đó, lần sau nếu bị so sánh, thay vì bực dọc ngay lập tức, hãy tự hỏi: “Lời phê bình đó có đúng không?”. Nếu có phần nào đúng, hãy tìm cách khắc phục thiếu sót, suy nghĩ khách quan hơn trong mọi chuyện, đừng chỉ mãi nghĩ đến việc người lớn chỉ thích đem đi so sánh với người khác mà hãy nhìn lại bản thân mình.

Chứng minh rằng mình cũng có thể trở thành “con nhà người ta”

Đừng bao giờ để những so sánh như vậy làm bạn mất tinh thần. Hãy xoay chuyển tình thế và sẵn sàng chứng minh bạn cũng có nhiều khả năng mà người khác mơ ước ở con họ. Hãy đầu tư thời gian và sức lực cho đam mê của bạn và cống hiến hết mình. Một khi bạn gặt hái được kết quả, bạn sẽ có một tuyên bố mạnh mẽ để phản biện lại ba mẹ khi bị so sánh.

[Ảnh: naomiwilkinson]

Đừng quên cuộc sống bạn là của riêng bạn

Hãy thiết lập mức độ kỳ vọng của riêng bạn. Thông thường, cha mẹ thường so sánh như vậy do áp lực của xã hội. Xã hội luôn sẵn sàng ép buộc bạn, những tiêu chuẩn và kỳ vọng của họ. Nhưng với tư cách là một cá nhân, sự lựa chọn và kỳ vọng của bạn mới là điều quan trọng. 

Nỗ lực phấn đấu là tốt, nhưng đừng quên hãy làm vì chính bản thân mình chứ đừng cố gắng trở thành bản sao của người khác chỉ để làm hài lòng ba mẹ, áp lực xã hội. Cuộc đời là của chúng ta và chúng ta có quyền quyết định nó sẽ như thế nào.

Cersei [Tổng hợp]

Không khó để nhận thấy ngày nay có rất nhiều bố mẹ rất thích so sánh con mình với con nhà người ta.

Khi so sánh như vậy, mặc dù nó mang ý nghĩa tốt là bố mẹ muốn con mình phấn đấu hơn nhưng vô tình tổn thương tâm lý trẻ. Sau đây là những lời tâm sự của một "người lớn" khi rơi vào hoàn cảnh này.

Ảnh minh họa.

“Từ nhỏ đến lớn, câu nói mà tôi được nghe nhiều nhất từ bố mẹ mình là "con nhìn con nhà người ta kìa kìa, vừa học giỏi vừa biết ăn nói".

Mỗi lần nghe câu nói này, tôi cảm giác như những đứa trẻ khác có thể làm bất cứ điều gì, còn mình thì không. Dù tôi có cố gắng làm tốt như thế nào đi chăng nữa cũng chẳng bao giờ nhận được sự khẳng định hay khen ngợi của bố mẹ.

Đối với bố mẹ tôi, họ có xuất phát điểm tốt và hy vọng con trai mình cũng có thể trở nên xuất sắc. Cứ mỗi lần nói về vấn đề này, tôi và bố mẹ luôn cãi nhau kịch liệt.

Lúc nào kết thúc trận cãi vã, tôi cũng đều bất lực nói: "Bố mẹ thích con nhà người ta như vậy thì đi mà nhận mấy người đó làm con. Con không phải là con của bố mẹ nữa".

Đó là những lời nói khi tôi là một đứa trẻ khi tức giận nhưng mỗi khi nhớ lại, tôi đều cảm thấy rất chán ghét với việc so sánh của bố mẹ mình.

Trên thực tế, có rất nhiều người giống như bố mẹ tôi. Mặc dù tôi biết ý định của bố mẹ mình cũng chỉ muốn con cái biết phấn đấu hơn, họ hy vọng tôi có thể nhận ra những khuyết điểm của bản thân thông qua việc so sánh với người khác. Thay vì đánh đòn, họ chọn cách so sánh để con mình nỗ lực thay đổi”.

So sánh với người khác sẽ làm giảm đi sự nhiệt tình của trẻ

Bố mẹ cần nhận ra rằng, trong vấn đề học hành, chỉ cần một đứa trẻ chịu học, kể cả khi chúng làm bài thi không tốt, bố mẹ vẫn nên động viên con mình.

Sự động viên, khích lệ, tin tưởng vào con cái sẽ giúp trẻ dần dần có động lực học và tiến bộ hơn.

Ngược lại, nếu con cái bị điểm kém nhưng bố mẹ không quan tâm đến nguyên nhân cụ thể, thường so sánh với “con nhà người ta”, trẻ sẽ nghĩ rằng dù có cố gắng thêm nữa cũng không bằng người khác, tốt hơn là không học.

Trong thực tế cuộc sống, có không ít bố mẹ khi thấy con mình điểm số sa sút liền chỉ tay vào mặt con mà mắng: “Học cái kiểu gì mà dốt như vậy hả con”, “Bố mẹ tốn bao nhiêu tiền của cho con ăn học mà điểm số như thế này ạ”, “Học thì dốt mà chơi game thì giỏi lắm”, “Con nói thật cho mẹ biết con có nghiêm túc học hành không đấy”…

Lúc này, đủ các loại cảm xúc cáu kỉnh, bực bội xuất hiện khi bố mẹ nhìn vào bảng điểm của con cái.

Khi con cái gặp khó khăn, điểm số không tốt hay có vấn đề nào đó, điều trước tiên bố mẹ cần làm là kiên nhẫn giao tiếp với con mình.

Những lời nói dịu dàng lúc nào cũng mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với việc la mắng hay so sánh với người khác. Nếu có sự so sánh, đó nên là so sánh với bản thân của con cái, liệu rằng chúng đã làm tốt hơn so với trước đây hay chưa.

Bố mẹ nên tập trung giao tiếp với trẻ nhiều hơn

Khi giao tiếp với con cái, một số bố mẹ thường không để ý tới suy nghĩ của con mình, họ thường hay nói những câu kiểu như “con còn nhỏ, biết gì mà nói”.

Chính những câu nói như vậy khiến cho trẻ ngày càng không muốn nói chuyện với bố mẹ mình. Nếu bố mẹ không để trẻ thể hiện được suy nghĩ, ý kiến của mình, chúng sẽ dần thu mình, ít nói, không chủ động giao tiếp với người khác và có xu hướng trở thành người hướng nội. Vì vậy, bố mẹ đừng đánh giá thấp ý kiến ​​của con mình.

Quá trình dạy dỗ con cái không hề đơn giản, nếu giáo dục bằng những ngôn từ tiêu cực, lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề.

Khi lòng nhiệt thành của trẻ trong vấn đề nào đó chẳng hạn như việc học bị suy giảm, chúng sẽ dần mất hứng thú và động lực học, lúc đó không những điểm số tụt dốc mà tâm lý của trẻ cũng xuất hiện vấn đề.

Nếu muốn con cái tự giác học hành, thái độ sống tích cực, mấu chốt vấn đề chính là bố mẹ cần tin tưởng vào con mình. Thay vì so sánh con mình với con nhà người ta, hãy so sánh với chính bản thân của đứa trẻ sẽ tốt nhất.

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”mulled_wine”]Chắc hẳn là đã có không ít những bạn trẻ thường xuyên bị ba mẹ đem đi so sánh với “con nhà người ta” và người lớn thì không biết rằng việc làm này đã vô tình khiến những đứa con của họ thêm tự ti với cuộc sống. Vậy để giải quyết tình trạng trên, EXP.GG xin bật mí cho bạn 5 cách nên làm trong tình huống này nhé![/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Cụm từ “con nhà người ta” chỉ là một khái niệm được dùng để răn đe những bạn trẻ chưa được “bằng chúng bằng bạn”, hay nói đúng là là những người không biết cố gắng nhằm khiến họ trở nên tốt hơn. Thế nhưng, có không ít một số phụ huynh đang “lạm dụng” việc đó, khiến chúng trở thành nổi ám ánh của rất nhiều người còn đang trong giai đoạn phát triển.

Một điều đặc biệt, “con người ta” qua lời kể của người lớn luôn được xuất hiện với một hình mẫu chung, đó là một nhân vật toàn diện: học giỏi, xinh đẹp, chăm chỉ, ngoan ngoãn, biết nghe lời và làm mọi việc thật hoàn hảo.

Cha mẹ thường chạy cái được mặc định là “xuất sắc” trong xã hội và đáng tiếc thay đó là một cuộc đua không bao giờ có điểm dừng. Nhưng dù muốn hay không bạn vẫn phải nghe nó hằng ngày, nên EXP.GG bọn mình đưa ra 5 điều mà bạn có thể làm nếu gặp tình trạng bị đem đi so sánh này nhé![/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

5

KHOE THÀNH TÍCH / ĐIỂM MẠNH MÀ BẢN THÂN TỪNG ĐẠT ĐƯỢC

Không phải ai cũng hoàn hảo, cũng như không ai cũng có thể giỏi về mọi mặt, có người giỏi về những việc làm đòi hỏi sự khéo tay, có người giỏi trong việc học và có người những người lại giỏi về những môn thể chất.

Nếu như bị ba mẹ đem đi so sánh với người ta, hãy đem những thành tích hoặc thứ mà bản thân có thể làm tốt nhất ra cho họ xem, mình tin là bất cứ cha mẹ nào cũng có thể đồng cảm với việc bạn có thể giỏi việc này nhưng lại không tốt ở một lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, nếu như bạn”phế toàn tập” trên mọi lĩnh vực thì đều này rất đáng lưu ý. Thêm nữa, bạn nên hạn chế việc khoe khoang các vấn đề liên quan đến game nếu như những người lớn trong nhà không ai chơi cả, bởi vì phụ huynh thường xem trò chơi là một công cụ chỉ dùng để giải trí, cũng đồng nghĩa với việc họ xem bỏ thời gian vào đó rất lãng phí.

  • Xem thêm: Joker có thể bị cấm chiếu, nguyên nhân là do đâu?

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

4

THAY ĐỔI HƯỚNG SUY NGHĨ TÍCH CỰC

Đúng là ai cũng khó chịu và nản lòng khi bị đem ra so sánh với anh chị em hoặc bạn bè. Mặc dù vậy, có thể bạn không nhận ra, nhưng khi so sánh bạn với người khác, người lớn thường có ý tốt. Nghe có gì đó không đúng phải không?

Như mình đã từng nói ở trên, phụ huynh đem bạn đi so sánh với một hình mẫu khác chẳng qua chỉ muốn bạn tốt hơn, chỉ là họ không biết bao nhiêu mới là đủ, bao nhiêu đã là quá sức với con mình.

Do đó, lần sau nếu bị so sánh tiêu cực, hãy tự hỏi: ‘Lời phê bình đó có đúng không?’ Nếu có phần nào đúng, hãy tìm cách khắc phục thiếu sót, suy nghĩ khách quan hơn trong mọi chuyện, đừng chỉ mãi nghĩ đến việc người lớn chỉ thích đem đi so sánh với người khác mà hãy nhìn lại bản thân mình.

  • Xem thêm: HOT: Nhện nhọ sắp được đoàn tụ cùng Marvel nhờ gã khổng lồ Apple?

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

3

LẢNG ĐI CHỖ KHÁC NGAY LẬP TỨC

Nếu sự la mắng tiếp tục được diễn ra đến một mức độ mà bạn hoàn toàn không thể phản ứng lại một cách bình tĩnh, hãy chọn cách rời khỏi nơi đó. Nhưng trước hết bạn phải giải thích cho người lớn hiểu rằng sự trách mắng của họ đang khiến cho bản thân mình khó chịu và muốn trao đổi lại việc này sau khi đã suy nghĩ kỹ.

Bạn không nên nói những điều khó nghe như “con tệ đấy, ba mẹ muốn sao thì tùy” để mọi thứ trở nên tệ hơn. Nghiêm cấm tuyệt đối việc tự ý bỏ đi mà không nói một lời nào, vì nhiều bậc phụ huynh thường xem đây là dấu hiệu của sự vô lễ.

  • Xem thêm: 8 loại app điện thoại nguy hiểm có thể gây hại đến chiếc smartphone của bạn

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

2

CHO HỌ THẤY NHỮNG TẤM GƯƠNG “KHÔNG GIỎI VỀ MỌI MẶT NHƯNG VẪN THÀNH CÔNG”

Phải công nhận một điều, không ai giỏi về mọi mặt cả, cho nên điểm số không nói lên năng lực thực sự của mỗi người. Đó là lý do tại sao Bill Gates [sáng lập tập đoàn Microsoft], Steve Jobs [giám đốc Apple], Mark Zuckerberg [giám đốc Facebook] bỏ học để đi theo con đường riêng của mình.

Mọi người thường đều nghĩ rằng nếu bản thân chăm chỉ học tập và tốt nghiệp Đại học với một tấm bằng giỏi một công việc tốt với mức lương cao sẽ tự đến với bạn. Nhưng thật không may, đời không như là mơ và lời nói được truyền tai đôi khi lại không đúng.

Mặc dù các nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nộp bằng khi xin việc, tuy nhiên họ không hề quan tâm đến điểm số của bạn cao bao nhiêu, họ chỉ cần biết bạn làm được công việc mà họ giao tốt như thế nào. Cho nên bạn sẽ thường thấy trong bảng thông tin yêu cầu xin việc thường sẽ có yêu cầu về kinh nghiệm làm việc.

Giám đốc điều hành AppleSteve Jos đã từng nói: “Cách duy nhất tạo nên sự nghiệp vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm ra nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại.”, đó cũng là lời khẳng định tầm quan trọng của việc yêu thích thứ mình làm, vì chỉ khi thích thú, nó mới tốt nhất được.

Hãy ngồi xuống, thẳng thắn và trao đổi vấn đề này với bố mẹ, đừng cứ như những “con búp bê” đặt đâu thì ngồi đấy chỉ vì không dám nói chuyện với nhau.

  • Xem thêm: Drama KOW Gaming: Dẫn gấu xinh đi chơi net, thanh niên bị nhân viên cà khịa.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

1

CỐ GẮNG TÌM “ĐIỂM XẤU” CỦA ĐỨA ĐEM RA SO SÁNH

Khuyến cáo cách này chỉ nên áp dụng với những người có bản tính thích đi cà khịa…như mình!

Đây là một cách để “phản dame” bố mẹ và yêu cầu bắt buộc để thực hiện được đó là phải có tố chất “hóng hớt” mọi chuyện cực kỳ cao nhằm bắt được mọi luồng thông tin “xấu” của đổi thủ.

Khi phụ huynh vừa đem bạn ra so sánh với đứa A hoặc thằng B [một đứa nào đấy], ngay lúc này bạn liền nói ra một loạt tính xấu của nó, ví dụ như để nói xấu một đứa chỉ biết chăm đầu vào học, có thể bảo nó thường xuyên nói mớ, tướng đi thì ngơ ngơ như bị “ngáo”. Chắc chắn là bố mẹ bạn bị thuyết phục ngay vì nghĩ, có khi nào bắt con mình học nhiều quá nó cũng bị như vậy. Thế là loại bỏ được một đối thủ rồi, cứ thế mà áp dụng nhé!

  • Xem thêm: PUBG mini: Game bắn súng cực lầy, chết vẫn giết được người

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Bạn vừa xem xong bài viết 5 điều nên làm khi bị ba mẹ đem đi so sánh với “con nhà người ta”, bạn có suy nghĩ như thế nào, hãy để lại bình luận cho mọi người cùng biết nhé![/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Video liên quan

Chủ Đề